THÔN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH
2.5. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO & PTNT HUYỆN HƯƠNG KHÊ
2.5.2. Hoạt động cho vay trung - dài hạn HSX
Đầu tư dài hạn của hộ sản xuất nhằm mục đích hình thành nên TSCĐ, đây là loại tài sản có thời gian sử dụng dài, giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh , biểu hiện dưới hình thái hiện vật là đất đai, công trình xây dựng như nhà xưởng, chuồng trại, kho bãi, sân phơi, chi phí cải tạo đất, chi phí hình thành đàn gia súc, xây dựng ao đìa, vườn cây lâu năm,...và các loại máy móc thiết bị chuyên dùng như súc vật cày kéo, máy động lực cơ điện, công cụ máy móc nông nghiệp,...
Để thấy rõ hoạt động cho vay trung - dài hạn tại NHNO& PTNT huyện Hương Khê ta có thể xem xét ở bảng số liệu số 13:
* Về Doanh số cho vay trung - dài hạn:
Năm 2008 doanh số cho vay trung hạn đã có nhiều cải tiến, các hộ dân đã bắt đầu tham gia vào việc cải thiện, nâng cao chất lượng canh tác, mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, cụ thể là ở ngành chăn nuôi, doanh số cho vay trung - dài hạn đạt 9.539 triệu đồng, chiếm 21,58 %, sang năm 2009 doanh số cho vay trung hạn ở ngành chăn nuôi giảm xuống còn 5.333 triệu, giảm 4.206 triệu tương đương 44,09 %. Viêc giảm doanh số cho vay trung hạn ở ngành chăn nuôi đồng thời cũng kéo theo việc mua sắm máy móc thiết bị giảm xuống, năm 2008 máy móc phục vụ sản xuất đạt 4.864 triệu, sang năm 2009 chỉ còn 2.981 triệu giảm 1.883 triệu tương đương giảm 38,71 %. Doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ khá cao, trong năm 2008 đạt 25.543 triệu tương đương 57,79 % tổng doanh số cho vay. Phần lớn người dân sử dụng nguồn vốn vay này để phục vụ cho nhu cầu sống như: xây nhà, mua sắm phương tiện đi lại,cho con ăn học... cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu sống củangười dân càng cao, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cho vay trung - dài hạn.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 13: Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợtrung - dài hạn tại NHNO& PTNT huyện Hương Khê qua 2 năm 2008- 2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008
( ± )
DSCV DSTN Dư nợ DSCV DSTN Dư nợ DSCV DSTN Dư nợ
1.Chăn nuôi 9.539 7.354 8.453 5.333 6.892 15.784 -4.206 -462 7.331
2. Máy móc phục vụ SX 4.864 3.457 4.521 2.981 3.851 3.107 -1.883 376 -1.672
3. Tiêu dùng 25.543 11.798 35.284 19.605 10.648 31.371 -5.938 -1.150 -151
4. Khác 4.251 2.308 15.146 1.248 2.245 10.544 -3.003 -63 -4.602
Tổng số 44.197 24.935 63.404 29.167 23.636 60.806 -15.03 -1.299 -2.598
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng tín dụng NHNO & PTNT huyện Hương Khê)
Đại học Kinh tế Huế
Ở năm 2009, doanh số cho vay tiêu dùng trung hạn giảm xuống còn 19.605 triệu, giảm 5.938 triệu tương đương giảm 23,25 %. Cho vay các đối tượng khác cũng giảm từ 4.251 triệu năm 2008 xuống còn 1.248 triệu năm 2009, giảm 70,65 % tương đương giảm 3.003 triệu.Việc giảm này là do người dân mấy năm bị mất mùa nên thu nhập của họ cụng bị giảm đáng kể, do đó họ không có đủ điều kiện để hoàn trả nợcho NH, vì vậy sang năm 2009 việc vay vốn của các hộ có phần giảm hơn so với năm 2008.
Tóm lại, cho vay trung hạn nhằm khuyến khích bà con đẩy mạnh ưu thế chăn nuôi, mua sắm máy móc thiết bị, các phương tiện khác để phục vụ cho việc sản xuất, người dân có thể nới lỏng được nguồn vốn để sản xuất, đảm bảo thanh toán được nợ cho Ngân hàng.
* Về Doanh số thu nợ:
Trong năm 2008doanh số thu nợ trung hạn đạt 24.935 triệu sang năm 2009 chỉ còn 23.636 triệu, giảm 1.299 triệu tương đương giảm 5,21 %. Doanh số thu nợ ở các ngành đều giảm tuy nhiên khôngảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Sang năm 2009, doanh số thu nợ ngành chăn nuôi còn 6.892 triệu, giảm 462 triệu tương đương giảm 6,28 %, việc giảm doanh số thu nợ ở đây là do chất lượng quản lý của các chủ trang trại, các hộ dân còn yếu về chuyên môn đạt hiệu quả chưa cao trong việc xử lý các rủi ro nhưthiên tai, dịch bệnh từ đó kéo theo công tác thu hồi nợ ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng giảm xuống ở năm 2009 chỉ đạt 10.648 triệu, giảm 1.150 triệu tương đương giảm 9,75%. Việc thu hồi nợ vay máy móc phục vụ sản xuất lại tăng lên, năm 2009đạt 3.851 triệu tăng 376 triệu tương đương tăng 10,82% so với cùng kỳ năm trước, để phục vụ sản xuất người dân cần phải trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại, tuy nhiên bước đầu phải gặp nhiều khó khăn, người dân cần phải kiên trì nhẫn nại để thích nghi được với những đổi mới này. Đây là bước đầu trong việc thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
*Dư nợ :
Đại học Kinh tế Huế
Ở năm 2008, dư nợ ngành chăn nuôi là 8.453 triệu chiếm 13,28 % tổng dư nợ, sang năm 2009 tăng khá cao 15.784 triệu, tăng 7.331 triệu so với năm 2008 tương đương với tăng 86,73 %. Còn cho vay trung hạn ở các đối tượng khác có xu hướng giảm.Cụ thể:
Đối với loại máy móc phục vụ sản xuất, năm 2009 giảm 1.672 triệu đồng so với năm 2008, tiêu dùng giảm 151 triệu đồng và dư nợ khác giảm 4.602 triệu đồng,
Nhìn chung, qua phân tích ta thấy tình hình dư nợ trung - dài hạn của Ngân hàng trong 2 năm 2008 – 2009 đã giảm đáng kể, người dân chỉ chú trọng đầu tư vào cho vay ngắn hạn, chỉ duy nhất ở ngành chăn nuôi, dưnợ trung hạn chiếm tỷtrọng khá cao. Ngân hàng cần phải tích cực hơn nữa trong công tác cho vay cũng như thu hồi nợ sao cho doanh số dưnợ cao mà nợ quá hạn không tăng.
Cũng như dư nợ ngắn hạn, ta có thể xem xét tỷ lệ dư nợ trung - dài hạn qua bảng sau:
Bảng 14: Tỷ lệ dư nợtrung - dài tại NHNO& PTNT huyện Hương Khê qua 2 năm2008 - 2009
Khoản mục 2008 2009 So sánh
( ± )
- Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất (Tr.đ) 167.752 190.056 23.304 -Dư nợ cho vaytrung - dài hạn HSX (Tr.đ) 63.404 60.806 -2.856 - Tỉ lệ dư nợtrung - dài hạn (%) 37,80 31,99 -5,80
Qua bảng số liệu trên cho thấy: tỷ lệ dư nợ trung - dài hạn HSX trong 2 năm cũng tương đối cao, tuy nhiên sang năm 2009 tỷ lệ này đã giảm 5,8%, việc giảm này là vì dư nợ trung và dài hạn trong năm 2009 đã giảm tương đối so với năm 2008 2.856 triệu đồng.
Như vậy, qua phân tích trên ta có thể thấy rằng: tỷ lệ dư nợ HSX ngắn hạn vẫn
Đại học Kinh tế Huế
Nhìn vào bảng 14 ta thấy: Tình hình dư nợ quá hạn trung- dài hạn của các HSX cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng nợ quá hạn. Đặc biệt là đối với ngành chăn nuôi, năm 2008 NQH là 219 triệu chiếm 41,64, sang năm 2009 số tiền này tăng 181 triệu đồng tương đương tăng 82,65 %, có thể thấy vìđa số các hộ tập trung đầu tư vào ngành chăn nuôi nên việc nợ quá hạn trong ngành này tăng cao, nguyên nhân vì dịch bệnh mấy năm vừa rồi làm người dân bị thiệt hại nhiều loại gia súc, gia cầm nên làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân do đó việc trả nợ cho NH cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, có thể thấy đối với mỗi người dân việc tiêu dùng bao giờ cũng phải có cho dù thu nhập họ thấp, vì vậy mà việc vay vốn để tiêu dùng tăng cao mà thu nhập của họ bị sụt giảm do đó việc hoàn trả vốn vay cho NH cũng bị chậm lại dẫn đến tỷ lệ NQH tăng cao
Bảng 15: Tình hình nợ quá hạn trung hạn tại NHNo Huyện Hương Khê qua 2 năm2008 - 2009.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Khoản mục
2008 2009 2009 /2008
Số tiền % Số tiền % ( ± ) %
Chăn nuôi 219 41,64 400
46,78 181 82,65
Máy móc phục vụ sảnxuất 41 3,99 65
7,61 24 58,54
Tiêu dùng 156 29,66 216
25,26 60 38,46
Khác 130 24,71 174
20,35 44 33,85