Hoạt động cho vay ngắn hạn hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Tín dụng hộ sản xuất tại NHNO PTNT huyện hương khê tỉnh hà tĩnh – thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 54)

THÔN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH

2.5. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO & PTNT HUYỆN HƯƠNG KHÊ

2.5.1. Hoạt động cho vay ngắn hạn hộ sản xuất

Vốn đầu tư ngắn hạn của các hộsản xuất (chủ yếu là hộ nông dân) tại NHNO &

PTNT huyệ Hương Khê nhằm hình thành nên TSLĐ để các hộ nông dân đi vào hoạt động. Biểu hiện dưới hình thái hiện vật là các chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí cho con, cây giống, phân bón, thức ăn, thuốc trừ sâu, chi phí chăm sóc. Vốn đầu tư này có đặc điểm là nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư phụ thuộc khá lớn vào đối tượng nuôi trồng, vào kỹ thuật nuôi trồng,vào chu kỳ sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi trồng,...

Đối với hộ nông dân sản xuất nhỏ, các đối tượng cho vay bao gồm như:

- Chi phi mua con , cây giống - Chi phi mua phân bón, thức ăn

Chi phí mua

Đại học Kinh tế Huế

Ngân hàng không cho vay các đối tượng như chi phí tiền công chăm sóc, thu hoạch, bảo quản,...

Đối với hộ nông dân sản xuất lớn (theo quy mô trang trại) thì ngân hàng không cần phải xác định đối tượng cho vay và đối tượng không cho vay mà chỉ cần quy định 1 tỷ lệ mức vốn tự có tham gia (thường từ 20% đến 30% tổng chi phí sản xuất)

Tình hình cho vay hộ sản xuất tại NHNO &PTNT huyện Hương Khê được thể hiện ở bảng số 10: Qua bảng ta thấy:

* Về doanh số cho vay:

Nhìn vào bảng số liệuta thấy, tỷ trọngcho vay ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao với xu hướng tăng qua 2 năm, cụ thể là tổng doanh số cho vay năm 2008 đạt 125.784 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số cho vay có chiều hướng tăng, đạt 152.117 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 26.333 triệu, tương đương tăng 20,94 %.

Có thể thấy các hộ sản xuất ở huyện Hương Khê chủ yếu đầu tư vào ngành chăn nuôi để phát triển kinh tế của mình, mà chủ yếu là mua trâu bò, lợn nái, lơn thịt và thức ăn...Vì vậy việc vay vốn tại NH ở ngành này có xu hướng tăng. Trong năm 2008, cho vay chăn nuôi là 86.148 triệu, chiếm 68,49 % tổng doanh số cho vay.Nắm bắt tình hình thực tế trên, NHNo huyện đã tăng cường việc cho vay để ngành chăn nuôi đạt tỷ lệ cao hơn so với năm 2008, cụ thể là 110.415 triệu trong năm 2009, tăng 24.267 triệu tương đương với tăng 28,17 %, có được điều này là nhờ các hộ dân biết kết hợp việc chăn nuôi theo mô hình VAC để cải tạo kinh tế gia đình.Đối với cho vay trồng trọt có xu hướng giảm, năm 2008 DSCV là 20.667 triệu đồng chiếm 16,43% trong tổng DSCV hộ sản xuất, nhưng tới năm 2009 DSCV là 19.842 triệu đồng chiếm 13,05%, giảm 825 triệu đồng tương đương 7,55%, việc giảm DSCV ở ngành này là do điều kiện thời tiết ở đây quá khắc nghiệt nên làm người dân bị mất mùa nhiều, như trận lụt năm 2008 đã làm hàng chục sào lạc, lúa của người dân bị ngập úng và bị lỗ nặng, do đó các hộ đã chuyển sang đầu tư vào ngành chăn nuôi nhiều hơn nên nhu cầu vay vào ngành trồng trọt đã bị giảm đi. Ngoài ra, các ngành nghề khác như: thương nghiệp dịch vụ,… đều chiếm một tỷ trọng nhỏ.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 10. Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ ngắn hạn qua 2 năm 2008- 2009

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008

( ± )

DSCV DSTN Dư nợ DSCV DSTN Dư nợ DSCV DSTN Dư nợ

1. Nông nghiệp 106.815 98.228 90.200 130.257 127.993 109.270 23.442 29.765 19.070

- Trồng trọt 20.667 18.015 16.559 19.842 19.572 18.959 -825 1.557 2.400

-Chăn nuôi 86.148 80.213 73.641 110.415 108.421 90.311 24.267 28.208 16.670

2. Thương nghiệp, dịch vụ 7.765 6.872 5.347 9.389 7.925 8.192 1.624 1.053 2.845

3. Ngành khác 11.204 8.937 8.801 12.471 7.684 11.788 1.267 -1.253 2.987

Tổng số 125.784 114.037 104.348 152.117 143.602 129.250 26.333 29.565 24.902

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng tín dụng NHNO & PTNT huyện Hương Khê)

Đại học Kinh tế Huế

Hộ sản xuất ngày càng có nhiều nhu cầu về vốn, hiểu được điều này, NHNo đã tiếp tục mở rộng nghiệp vụ cho vay. Tình hình cho vay đối với hộ sản xuất đều tăng trưởng nhanh qua các năm, về mặt số lượng Ngân hàng đã phát huy việc đầu tư cho vay, đảm bảo an toàn tín dụng, tránh bớt những rủi ro, yêu cầu về tính chính xác trong khách hàng về điều kiện cho vay cao.

* Về Doanh số thu nợ:

Đối với một ngân hàng kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng, nó phải ánh chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng, bảo đảm kinh doanh ngân hàng an toàn và có lãi.

Nhìn vào bảng 10 ta thấy: Doanh số thu nợ của NH trong năm 2009 đạt 143.602 triệu, tăng 29.565 triệu so với năm 2008 chỉ 114.037 triệu tương đương tăng 25,93 %.

Trong đó đáng quan tâm nhất là ngành chăn nuôi, ở năm 2008 doanh số thu nợ của ngành này đạt 80.213 triệu chiếm 70,34 % tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2009, doanh số thu nợ ở ngành này đạt 108.421 triệu, tăng 35,17 % so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ ở ngành chăn nuôi tăng là do việc sản xuất kinh doanh của người dân đạt hiệu quả cao từ đó đem lại lợi nhuận cho người dân kéo theo việc thu hồi nợ dễ dàng hơn.

Ở ngành trồng trọt doanh số thu nợ tăng chậm, năm 2008 doanh số thu nợ ngành trồng trọt đạt 18.015 triệu chiếm 15,8 % tổng doanh số thu nợ, sang năm 2009 tăng lên đến 19.572 triệu tức là tăng 1.557 triệu tương đương tăng 15,07 %, ở ngành này, doanh số thu nợ tăng tương đối chậm.

Bên cạnh đó ngành thương nghiệp dịch vụ doanh số thu nợ cũng có xu hướng tăng, năm 2008 đạt 6.872 triệu chiếm 6,03 %, sang năm 2009 thu được 7.925 triệu, tăng 1.053 triệu tương đương tăng 15,32 %, đây là một loại hình kinh doanh khá mới mẻ trên địa bàn Huyện, thu hút khá đông hộ dân tham gia, người dân đã không ngừng học hỏi, áp dụng khoa học- kỹ thuật nên việc đầu tư đãđem lại thu nhập cao, giúp cho Ngân hàng dễ dàng thu hồi vốn.

Đại học Kinh tế Huế

Đối với các ngành nghề khác, doanh số thu nợ giảm qua các năm, cụ thể là năm 2008 thu được 8.937 triệu chiếm 7,83 %, sang năm 2009 thu được 7.684 triệu, giảm 1.253 triệu tương đương giảm 14,02 %. Nguyên nhân là do người dân chỉ chú trọng đầu tư vào các ngành chủ chốt như: trồng trọt, chăn nuôi...nên các ngành nghề khác chỉ thu hút người dân với số lượng nhỏ, tuy nhiên không vì vậy mà làm cho việc thu hồi nợcủa Ngân hàng gặp khó khăn.

Nhìn chung, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đã đạt được kết quả khả quan, một mặt thể hiện được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng đã tích cực trong công tác thu hồi nợ, đảm bảo cho vay nhiều thu nợ cao, mặt khác cho ta thấy được năng lực sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng tiến bộ, người dân đã phần nào thích ứng được với sự đổi mới của nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên dù việc thu nợ đạt kết quả cao nhưng cũng không thể nào thu hết nợ. Do đó Ngân hàng cần phải tích cực hơn nữa trong công tác thu nợ và xem đây là mục tiêu phấn đấu trong tương lai của mình.

*Dư nợ HSX:

Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá cả về doanh số cho vay và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó liên quan đến nhiều chỉ tiêu và nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình kinh doanh.

Trong năm 2008 đáng quan tâm nhất là lĩnh vực chăn nuôi, Ngân hàng đã đầu tư vào lĩnh vực này khá nhiều, từ đó dẫn đến việc thu hồi được nợ cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể là dư nợ năm 2008khá cao 73.641 triệu chiếm 70,57 % trong tổng dư nợ. Sang năm 2009, tổng dư nợ lên đến 129.250 triệu đồng trong đó dưnợ ở các ngành đều tăng lên ở mức khá cao:

+ Chăn nuôi: 90.311 triệu chiếm 69,87 %, tăng so với năm 2008là 16.670 triệu tương đương tăng 22,64 %.

+ Trồng trọt: 18.959 triệu chiếm 14,67%, tăng so với năm 2008 là 2.400 triệu

Đại học Kinh tế Huế

+ Thương nghiệp dịch vụ: 8.192 triệu chiếm 6,34 %, tăng so với năm 2008 là 2.845 triệu tương đương tăng 53,21 %.

+ Các ngành nghề khác: 11.788 triệu chiếm 9,12 %, tăng so với năm 2008 là 2.987 triệu tương đương 33,94 %.

Như vậy: có thể thấy ngành chăn nuôi được đầu tư khá rộng, doanh số cho vay của ngành này tăng, kéo theo việc thu hồi nợ cũng gặp không ít khó khăn, từ đó làm cho dư nợ tăng theo. Các ngành như: trồng trọt, ngành nghề khác cũng tăng về dư nợ với số lượng đáng kể.

Để khắc phục tình trạng dư nợ ngày một tăng qua các năm, đòi hỏi các cán bộ công nhân viên Ngân hàng phải có biện pháp thích đáng, đẩy mạnh công tác thẩm định cho vay, đảm bảo nguồn vốn Ngân hàng đầu tư có hiệu quả, đồng thời việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn của Ngân hàng cũng giúp cho các hộ dân dễ dàng đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, có được nguồn thu nhập để hoàn trả cả vốn và lãi cho Ngân hàng trong thời gian nhất định, giảm bớt được dưnợ kéo dài qua các năm sau.

Để thấy rõ tỷ lệ dư nợ tai NHNO& PTNT huyện Hương Khê ta có thể nhìn vào bảng số liệu được tính toán ở bảngsố 11sau:

Bảng 11: Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tại NHNO& PTNT huyện Hương Khê qua 2 năm 2008 - 2009

Khoản mục 2008 2009 So sánh

- Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất (Tr.đ) 167.752 190.056 23.304 -Dư nợ cho vayngắn hạn HSX (Tr.đ) 104.348 129.250 24.902

- Tỉ lệ dư nợ ngắn hạn (%) 62,20 68,01 5,80

Nhìn vào bảng 11 có thể thấy tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tại NH ở năm 2008 là 62,20%, sang năm 2009 đã tăng lên 68,01% tăng 5,80% so với năm 2008. Như vậy tỷ lệ dư nợ cho vay HSX chiếm tỷ trọng cao trong năm 2009, đây là một kết quả đáng mừng của NHNO& PTNT huyện Hương Khê.

* Nợ quá hạntrong cho vay HSX:

Đại học Kinh tế Huế

Nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với mỗi ngân hàng. Nó làm tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng chậm lại, làm giảm hiệu quả kinh doanh và làm phát sinh chi phí không cần thiết trong vấn đề đòi nợ, xử lý phát mại tài sản thế chấp. Nợ quá hạn mà không đòi hỏi được về lâu dài sẽ làm giảm nguồn vốn tự có của mỗi ngân hàng và ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập do việc trích quỹ dự phòng rủi ro theo qui định. Tỉ lệ nợ quá hạn cao diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới sự phá sản của ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn tại NHNO & PTNT huyện Hương Khê được thể hiện ở bảng 12:Năm 2008 Tổng nợ quá hạn là 2.172 triệu, sang năm 2009nợ quá hạn lên đến 2.658 triệu, tăng 486 triệu tương đương tăng 22,38 % so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể là nợ quá hạn ở các ngành như: trồng trọt, chăn nuôi, thương nghiệp dịch vụ... đều tăng, đáng chú trọng hơn là ở ngành Thương nghiệp dịch vụ, năm 2008 nợ quá hạn ở ngành nàytăng nhiều nhất, so với năm 2008 thì nợ quá nạn ở ngành này tăng 66,15%

vào năm 2009, do việc áp dụng khoa học- kỹ thuật của người dân chỉ mới ở bước đầu, nên hạn chế sự đầu tư của người dân.

Bảng 12: Tình hình NQH ngắn hạntại NHNo Huyện qua 2 năm 2008-2009 Đơn vị tính: Triệu đồng.

(Nguồn: Số liệu phòng tín dụng NHNo Huyện Hương Khê) Nhìn chung,để hạn chế nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn Ngân hàng cần phải Khoản mục

2008 2009 2009 / 2008

Số tiền % Số tiền % Chênh

lệch

%

- Trồng trọt -Chăn nuôi

- Thương nghiệp dịch vụ - Ngành khác

343 1.531 130

168

15,79 70,49 5,99

7,73

496 1.746

216 200

18,66 65,69

8,13 7,52

153 215

86 32

44,61 14,04 66,15 19,05

Tổng nợ quá hạn 2.172 100 2.658 100 486 22,38

Đại học Kinh tế Huế

thời hạn như: tuỳ theo ngành nghề mà định kỳ hạn cho vay thích hợp, trong quá trình cho vay phải chú trọng đến khâu thẩm định, đây là khâu quan trọng nhất trong cho vay. Đạt được điều này đã là bước đầu cho sự thành công của Ngân hàng, tạo tiền đề cho việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng ở những năm sau.

Một phần của tài liệu Tín dụng hộ sản xuất tại NHNO PTNT huyện hương khê tỉnh hà tĩnh – thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)