Đánh giá hiệu quả cho vay HSX tại NHN O Huyện Hương Khê

Một phần của tài liệu Tín dụng hộ sản xuất tại NHNO PTNT huyện hương khê tỉnh hà tĩnh – thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 67)

THÔN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH

2.5. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO & PTNT HUYỆN HƯƠNG KHÊ

2.5.4. Đánh giá hiệu quả cho vay HSX tại NHN O Huyện Hương Khê

Qua việc điều tra thực tế 90 hộ sản xuất có vay vốn tại NHNO huyện Hương

Đại học Kinh tế Huế

2.5.4.1. Mứcvay vốncủa các hộ điều tra.

Mức vay vốn là một trong những yếu tố tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HSX. Đối với hình thức cho vay thế chấp, giá trị món vay luôn được xác định trên cơ sở giá trị tài sản thế chấp (=70% giá trị tài sản thế chấp), mà hình thức này chỉ được xen xét đối với NHNO.

Để thấy rõ mức vay vốn của các hộ điều tra ta có thể xem xét ở bảng 19:

Bảng 19: Mức vay vốn của các hộ điều tra Phân tổ theo

mức vay (Tr.đ)

Mức vay B.Q (Tr.đ/hộ)

Xã Hương Đô Xã Phúc Trạch

Số hộ % Số hộ %

< 10 8,56 12 30 10 20

10 - 20 14,64 20 50 28 56

> 20 26,55 8 20 12 24

Bình quân 15,78 40 100 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế) Kết quả từ bảng số liệu trên cho thấy:

Ở mức vay dưới 10 triệu đồng với mức vay bình quân là 8,56 triệu đồng/hộ có 12 hộ ở xã Hương Đô vay chiếm 30% và 10 hộtrong 40 hộ điều tra ở xã, vàở xã Phúc Trạch chiếm 20% trong 50 hộ điều tra. Với mức vay này, các hộ có thể sử dụng để mua giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và các chi phí trồng trọt cũng như chăn nuôi. Ngoài ra một số dùng để tiêu dùng trong gia đình, mức vay này phần nào phù hợp với điều kiện sản xuất quy mô nhỏ của các hộ sản xuất.

Ở mức vay từ 10- 20 triệu đồng với mức vay bình quân 14,64 triệu đồng, số hộ vay nhiều hơn, ở xã Hương Đô có tới 20 hộ chiếm 50% trong tổng 40 hộ điều tra ở xã, cònở xã Phúc Trạch có tới 28 hộ vay chiếm 56% trong 50 hộ điều tra ở xã.Đây là một con số tương đối lớn, hầu như các hộ vay vốn ở mức này đều nhằm mục đích mở rộng

Đại học Kinh tế Huế

quy mô sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh buôn bán nhỏ...nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình. Ngoài ra một số ít dùng vào mục đích cho con ăn học, tiêu dùng..

Đối với mức vay trên 20 triệu đồng, đây là mức vay cao nhất của các hộ sản xuất, nhưng số hộ vay lại ít hơn so với các mức vay khác, cụ thể; ở xã Hương Đô có 8 hộ vay, xã Phúc Trạch có 12 hộ vay. Với số vốn này, hộ chủ yếu tập trung vào chăn nuôi lợn, mua sắm các thiết bị TLSX có giá trị cao như: Máy tuôt lúa, máy cày...Bên cạnh đó, một số hộ đầu tư vào kinh doanh buôn bán, mở rộng quy mô kinh doanh.

Nhằm tạo thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

2.5.4.2. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra.

Sử dụng vốn vay sao có hiệu quả là vấn đề đặt ra không chỉ cho người vay mà còn đối đối với TCTD. Bởi vì tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ đó. Do đó yếu cầu đặt ra cho các hộ sử dụng vốn vay phải biết cách kinh doanh, dự đoán được tính khả thi của dự án đó, ngoài ra cần nắm rõ nhu cầu cũng như biến động cảu thị trường liên quan đến dự án.

Hầu hết trong hồ sơ vay vốn các hộ đều chỉ ghi mục đích cho vay là chăn nuôi hoặc trồng trọt hoặc ngành nghề dịch vụ nhưng khi được hỏi về vốn thực tế mà hộ sử dụng vào mục đích gì thì thì hầu như không chỉ sử dụng vào mục đích được ghi mà còn sử dụng vào nhiều mục đích khác nữa.

Để đánh giá xem hộ vayvốn có sử dụng đúng mục đích xin vay hay không là rất khó bởi vì trong khế ước các hộ thường xin vay với 100% số vốn dành cho một mục đích nhưng trong thực tế số tiền vay này bị phân tán vào các lĩnh vực khác nhau.

Qua điều tra thực tế nhận thấy bên cạnh các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích thì vẫn còn rất nhiều hộ sử dụng sai mục đích nên không đem lại hiệu quả cao.

Để thấy được tình hình sử dụng vốn của các hộ ta có thể xem xét ở bảng sô liệu 20:Để tiện cho việc phân loại và đánh giá mục đích sử dụng vốn thực tế so với trong khế ước, chúng ta có thể quy định rằng nếu hộ sử dụng trên 50% số vốn vào mục đích

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 20: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra so với cam kết Chỉ tiêu Số hộ vay

trong cam kết

Sử dụng đúng mục đích

Sử dụng sai mục đích

Số hộ % Số hộ %

1. Trồng trọt 25 10 40 15 60

2. Chăn nuôi 32 20 62,50 12 37,50

3. Ngành nghề dịch vụ

23 15 65,22 8 34,78

4. Kinh doanh, buôn bán

10 10 100 - -

Tổng 90 55 61,11 35 38,89

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)

Biểu đồ: Tình hình sử dụng vốn vay so với cam kết

25

32

23

10 10

20

15

10

0 5 10 15 20 25 30 35

Cam kết Sử dụng đúng mục đích

Cam kết 25 32 23 10

Sử dụng đúng mục đích 10 20 15 10

1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi 3. Ngành nghề dịch vụ

4. Kinh doanh, buôn bán

Đại học Kinh tế Huế

Nhìn vào bảng ta thấy: Tỷ lệ số hộ sử dụng đúng mục đích có tới 55 hộ chiếm 61,11% trong tổng số 90 hộ vay vốn. tuy nhiên số hộ sử dụng sai mục đích cũng chiếm một phần không nhỏ, có 35 hộ tương đương 38,89% sử dụng sai mục đích.

So với cam kết trong đơn xin vay vốn của các hộ sản xuất thì chỉ có hoạt động kinh doanh, buôn bán của các hộ là sử dụng đúng 100%. Sau đó là các mục đích như sử dụng vào ngành nghề dịch vụ có 15 hộ sử dụng đúng mục đích trong tổng số 23 hộ làm đơn như trong khê ước vay, chiếm 65,22%, còn lại 8 hộ tương ứng 34,78% đã sử dụng sai mục đích.

Có thể thấy rõ nhất là các hộ có mục đích sử dụng là trồng trọt, hơn một nửa đã sử dụng vào mục đích khác mà không phải sử dụng vốn vay tại ngân hàng vào trồng trọt như trongcam kết vay vốn.

Qua việc điều tra các hộ cho thấy việc sử dụng sai mục đích của các hộ hầu như tập trung chủ yếu vào việc cho con ăn học và tiêu dùng, cũng có thể hiểu được vì đời sống của người dân ở đây cũng rất khó khăn, gia đìnhđông con, mà độ tuổi trong lao động còn ít, vì vậy mà nhiều hộ thiếu vốn rất nhiều,ngoài nhu cầu vốn về sản xuất thì việc vay vốn để hỗ trợ cho sinh hoạt gia đình như: tu sửa nhà cửa, cho con học hành, chi tiêu ăn uống, ma chay, trả nợ...là rất nhiều.

Do đó, khi vay vốn họ không chỉ thuần nhất đầu tư vào sản xuất mà số tiền này được tính toán để sử dụng cho nhiều mục đích khác.đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho NQH ở NH ngày càng cao, vì họ sử dụng vào những mục đích không đem lại hiệu quả kinh tế cao nên khả năng trả nợ của người dân là thấp.

2.5.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra.

Vốn tín dụngNHNO& PTNt huyện Hương Khê không chỉ đơn thuần tăng cả về số lượng mà tăng cả về chất lượng. Nhờ đồng vốn tín dụng ngân hàng đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn, giúp nhiều hộ gia đình thoát khỏi ngưỡng nghèo đói, hộ trung bình trở thành hộ khá, đời sống vật chất tinh thần của các

Đại học Kinh tế Huế

hàng hoá như vùng lúa, vùng cây ăn quả, vùng trồng cây gió trầm, vùng chăn nuôi trâu bò sinh sản kết hợp cày kéo. Nhờ đó đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên và giảm số hộ nghèo.

Trong những năm qua, cũng với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà Nước, chính quyền địa phương về chính sách vốn vay, hỗ trợ giá...và sự nỗ lực của các hộ sản xuất nên kết quả sản xuất đã có những thay đổi đáng kể.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:

Giá trị sản xuất của các hộ vay vốn sau khi được vay vốn tại ngân hàng đã có nhiều thay đổi: đối với các hộ ở xã Hương Đô GO bình quân của một hộ là 16.946,01 nghìnđồng. Với chi phí trung gian như: Chi phí giống cây trồng, con giống, phân bón, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, phòng bệnh...thì trung bình mỗi hộ phải chi ra một năm với IC là 6.796,04 nghìn đồng. Do đó, giá trị tăng thêm mà mỗi hộ thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí trung gian đạt được là 10.149,97 nghìn đồng, xã Hương Đô là một xã nghèo, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp vì vậy kết quả trên là một kết quả đạt được đáng mừng của các hộ sản xuất trong năm qua, việc sử dụng vốn vay của các hộ đã mang lại hiệu quả khả quan, với chỉ tiêu VA/IC là 1,49 cho thấy: Từ khi vay vốn bình quân mỗi hộ 1,49 lần. Có nghĩa với 1 đồng chi phí bỏ ra thì mỗi hộ thu được 1,49 đồng giá trị tăng thêm,Đối với tững lĩnh vực cụ thể tỷ lệ này cũng tăng lên khá cao, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và kinh doanh buôn bán, Như vậy có thể thấy rằng việc sử dụng vốn vay từ ngân hàng đã mang lại hiệu quả cao cho các hộ sản xuất ở xã Hương Đô. Với số tiền vay bình quân của mỗi hộ là 15,78 triệu đồng thì hiệu quả đồng vốn vay của các hộ tạo ra là 1,56 lần, có nghĩa cứ 1 đồng vốn vay thì tạo ra 1,56 lần giá tị tăng thêm, điều này cho thấy hiệu quả của đồng vốn vay từ ngân hàng đối với hiệu quả sản xuất của các hộ là khá cao.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 21: Kết quả sử dụng nguồnvốn vay của các hộ điều tra.

Chỉ tiêu Xã Hương

Đô

Xã Phúc Trạch BQC

Một phần của tài liệu Tín dụng hộ sản xuất tại NHNO PTNT huyện hương khê tỉnh hà tĩnh – thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)