Tình hình phát tri ển nguyên liệu cho sản xuất MTĐ của xã Thượng Hiền

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mây tre đan tại xã thượng hiền, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÂY TRE ĐAN CỦA XÃ THƯỢNG HIỀN

2.2.1 Tình hình phát tri ển nguyên liệu cho sản xuất MTĐ của xã Thượng Hiền

Làng nghề mây tre đan Thượng Hiền tuy đã có từ lâu đời, hầu hết các hộ trong xã đềucó người làm mây tre đan, sản phẩm được đi xuất khẩu sang các nước Châu Á, Đông Âu là chủ yếu. Nhu cầu vềnguồn nguyên liệu song mây hàng năm khoảng 3000 tấn mây sợi. Nguồn nguyên liệu này phần lớn là do bên ngoài cung cấp. Nguyên nhân chính là do các hộ nông dân Thượng Hiền chưa có quy hoạch được vùng trồng mây nguyên liệu chỉ trồng theo tập quán cũ manh mún và phân tán, chủ yếu trồng mây để làm dậu là chính.

Năm 2005 UBND huyện Kiến Xương kết hợp với UBND xã Thượng Hiền đã quy hoạch trồng mây cho các hộ nông dân với 1,5 ha. Nếu được chăm sóc tốt sau 30 tháng sẽ thu hoạch lứa 1, sau 10 tháng thu hoạch lứa 2, thời gian thu hoạch kéo dài kéo dài 25 năm.

Theo kết quảnghiên cứu phòng nông nghiệp huyện Kiến xương :

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

-Thu hoạch 1ha trồng mây lần đầu sau 30 tháng đạt 3.800 kg mây cây - Thu hoạch 1ha trông mây lần 2 sau 40 tháng đạt 6.300 kg mây cây - Thu hoạch 1ha trồng mây lần 3 sau 50 tháng đạt 12.500 kg mây cây - Thu hoạch 1ha trồng mây lần 4 sau 60 thángđạt 5.625 kg mây cây

Bảng 5: Tình hình phát triển nguyên liêu mây của xã qua 3 năm2007-2009

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009

So sánh 2008/200

7 2009/2008

1.Tổng diện tích Ha 4 4,5 7 +0,5 +2.5

-Diện tích trồng mới Ha 2,5 0,5 3 -2,0 +3

-Diện tích thu hoạch Ha 1,5 4 4,5 +2,5 +0.5

2. Sản lượng Kg 9450 28250 41587,5 18800 13337,5

3.% đáp ứng nhu cầu

sx MTĐ của xã % 4,2 8,5 12,3

(Nguồn: Sốliệu thống kê xã Thượng Hiền, năm 2009) Qua bảng số liệu ta thấy diện tích trồng mới năm 2008 giảm so với năm 2007 là 2,0 ha. Nhưng diện tích thu hoạch lại tăng 2,5 ha. Nguyên nhân là do đặc tính sinh học của cây mây là một cây lâu năm và cho thu hoạch nhiều lần. Năm 2005, và năm 2007 mây được trồng tập trung và nhân rộng đến năm 2008 đang cho thu hoạch với sản lượng cao nhất trong chu kỳphát triển cây mây nếp. Tuy sản lượng mây năm 2008 cao hơn so với năm 2007 nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu mây nguyên liệu của xã, năm 2007 chiếm 0,032%, năm 2008 chiếm 0,095%. Chính vì thế năm 2009 được sự quan tâm giúp đỡ của Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Thái Bình xã Thượng Hiền đã thực hiện đề án “ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng cây mây tập trung ở xã Thượng Hiền cung ứng nguyên liệu cho các vùng nghềvà làng nghề mây tre đan xuất khẩu”. Đưa cây mây nếp K38 vào trồng mang lại năng suất cao hơn so với giống mây ruột gà trồng năm 2005. Mô hìnhđãđược thực hiện Công ty cổphần phát triển mây song

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Dũng Tấn với diện tích 2ha và 1ha được trồng phân tán trong vườn của các hộ gia đình trong xã. Đồng thời được sở KHCN Thái Bình hỗ trợ kinh phí mua phân bón để đầu tư, chăm sóc, kỹ thuật. Nên năm 2009 diện tích trồng mới cây mây nguyên liệu tăng so với năm 2008 là 3 ha. Đến nay vẫn chưa cho thu hoạch.

Diện tích trồng mới từ năm 2005-2007 tiếp tục cho thu hoạch 396687,5 kg mây tươi. Đặc biệt diện tích trồng mới 0,5 ha năm 2008 cũng cho thu hoạch lứa đầu với sản lượng 1900kg mây tươi. Tuy nhiên với mức sản lượng năm 2009 chỉ đáp ứng được 12,3%

nhu cầu của xã, còn 87,7% phải muaởbên ngoài.

Việc khai thác, mua bán song, mây, tre chủ yếu do hộ gia đình thực hiện và mang tính tự phát. Phần lớn các hộ này về địa phương có nguyên liệu song, mây thu mua, sau đó vận chuyển vềcác chợ, làng nghề đểbán buôn bán lẻ cho các hộ và cơ sở có nhu cầu.

Tại chợmây thuộc xã Thượng Hiền có khoảng 10-15 hộ gia đình chuyên bán song, mây.

Một số doanh nghiệp đóng tại địa phương thường lên các tỉnh miền núi để mua nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Còn đối với các cơ sở nhỏ, hộ gia đình thường mua lẻ mây, tre, song, lứa tại các chợ địa phương. Hoặc nếu các chủ hộ, doanh nghiệp, cơ sởkhi cần một lượng nguyên liệu lớn, chỉ cần điện thoại thỏa thuận về số lượng, quy cách và giá...là các hộ cơ sởsẽmang nguyên liệu lên bán theo đúng các yêu cầu đã thỏa thuận.

Thời gian gần đây do xăng dầu tăng nhanh, chi phí vận chuyển tăng, thủ tục phiền hà nên giá cước phí vận chuyển cũng tăng nhanh đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm TTCN nói chung và sản phẩm mây tre đan nói riêng. Trong khi đó, giá các loại sản phẩm đầu ra lại hầu như không tăng do vậy thu nhập của người sản xuất mây, tre đan giảm đáng kể. Việc trồng cây mây cung cấp nguyên liệu cho làng nghềngay tại địa phương, giảm được chi phí sản xuất là rất cấp bách.

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mây tre đan tại xã thượng hiền, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)