CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÂY TRE ĐAN CỦA XÃ THƯỢNG HIỀN
2.2.3 Giá trị sản xuất sản phẩm mây tre đan của xã Thượng Hiền
Sản xuất mây, tre đan là ngành nghềtruyền thống của xã, mang lại thu nhập chính cho các hộsản xuất. Số lượng sản phẩm sản xuất hàng năm của xã phụthuộc vào đơn đặt hàng của các công ty xuất khẩu mây tre đan trong nước. Mỗi năm số lượng đơn đặt hàng khác nhau nên giá trị sản xuất từng năm thay đổi. Giá trị sản xuất mây tre đan của xã qua 3 năm 2007 –2009 thểhiệnởbảng 6 và bảng 7.
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6. Giá trị sản xuất mây tre đan của xã theo loại sản phẩm
ĐVT: Triệu đồng
Tổng số
2007 2008 2009 So sánh
08/07 09/08
Sản
lượng % Sản
lượng % Sản
lượng % +/- % +/- %
Nhóm 1 3026,474 100 3876,511 100 4524,507 100 850,037 28,08 647,996 16,72
Gối mây 80×50×20 755,31 24,82 861,729 22.22 987,87 21,83 106,419 14 126,141 14,64
Giá báo 303,16 10,02 350,842 9,05 438,158 9,68 47,682 15,72 87,316 24,88
Ấmủ 1440,355 47,59 1925,46 49,67 2212,5 48,90 485,105 33,68 287,04 14,90
SP khác 527,649 17,57 737,48 19,06 885,979 19,59 209,831 39,78 148,499 20,14
Nhóm 2 1239,152 100 1536,022 100 1795,145 100 296,87 23,95 259,123 16,87
Song ghép 427,376 43,49 524,79 34,17 543,51 30,28 97,414 22,80 18,72 3,57
Sâu Xiên 811,776 65,51 1011,232 65,83 1251,635 69,72 199,456 24,57 240,403 23,77
Nhóm 3 11325,44 100 14032,46 100 15489,12 100 2706,51 23,89 1456,66 10,38
Bàn D110×h70 2239,2 19,77 2707,6 19,30 3252 20,99 468,4 20,92 544,4 20,10
Bàn D70×70 1415,15 12,49 1601,5 11,41 2233,5 14,42 186,35 13,17 632,3 39,48
Ghế đơn 2147,6 18,96 2486,16 17,71 2965,12 19,14 338,56 15,76 478,96 19,27
Ghế đôi 5524 48,77 7237,2 51,57 7038,2 45,44 1713,2 31,01 - 199 - 2,83
Tổng 15591,58 100 19444,99 100 21808,77 100 3853,41 24,71 2363,78 12,16
(Nguồn: sốliệu phòng thống kê xã Thượng Hiền năm 2009)
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế
Bảng 7. Giá trịsản xuất mây tre đan của xã Thượng Hiền theo cơ sởsản xuất
ĐVT: Triệu đồng
Tổng số
2007 2008 2009 So sánh
08/07 09/08
Sản
lượng % Sản
lượng % Sản
lượng % +/- % +/- %
-DN SX MTĐ 5768,883 37 7000,197 36 7633,07 35 1231,32 21,34 632,873 9,04
-CSSX SX MTĐ 4287,683 27,5 5250,148 27 5670,281 26 962,467 22,44 420,132 8,00
- Hộcá thể SX MTĐ 5535,009 35,5 7194,647 37 8505,421 39 1659,64 29,98 1310,77 18,22
+ Hộ chuyên SX MTĐ 3819,936 24,5 4666,798 24 5452,193 25 846,86 22,17 785,394 16,83
+ Hộkiêm 1715,073 11 2527,849 13 3053,228 14 812,77 47,39 525,379 20,78
Tổng 15591,58 100 19444,99 100 21808,77 100 3853,41 24,71 2363,78 12,16 (Nguồn :sốliệu phòng thống kê xã năm 2009)
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế
Theo thống kê của xã Thượng Hiền, giá trị sản xuất từ năm 2007 -2009 liên tục tăng qua các năm, bình quân 3 năm tăng 10,79%. Đặc biệt năm 2008 số lượng đơn đặt hàng khá nhiều, hầu như các tháng trong năm đều có việc làm. Sản phẩm cũng đa dạng mẫu mã, sau khi hoàn thành các sản phẩm theođơn đặt hàng mới, hộsản xuất tiếp tục sản xuất các mặt hàng định kỳ. Do làm số lượng nhiều nên giá trị sản xuất thu được khá cao, thu nhập của hộ sản xuất và người lao động tăng và ổn định. Giá trị sản xuất năm 2009 có tăng lên so với năm 2008 nhưng không nhiều, tăng 18,24%. Giá trị sản xuất năm 2008 so với năm 2007 tăng 24,71%. Sở dĩ như vậy là do năm 2009 sản xuất mây tre đan xuất khẩu của xã Thượng Hiền cũng giống như nhiều mặt hàng xuất khẩu khác chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Thếgiới thị trường xuất khẩu thu hẹp, số lượng đơn đặt hàng ít hơn. Qua quá trình phỏng vấn chủ hộ cơ sở sản xuất, chủ doanh nghiệp thì còn nhiều thời gian rảnh. Nhất là tháng 5 đến tháng 8 ngành sản xuất mây tre đan thường như bịchững lại, một số lao động không có việc làm phải bỏ nghề đi làm ăn xa đặc biệt là những lao động nam. Hàng không xuất khẩu được trong khi đó tăng thêm chi phí bảo quản nên làm cho sản xuất mây tre đan càng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sản xuất không ổn định gây ra hiện tượng ép giá của tư thương vào những lúc tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn, gây thiệt thòi cho các hộsản xuất và người lao động.
Tỷtrọng đóng góp các mặt hàng vào giá trịsản xuất mây tre đan của xã, nhóm III có giá trịsản xuất cao nhất chiếm 72,64%, nhóm II có giá trị sản xuất thấp nhất chiếm 8,24%.
Giá trị sản xuất mặt hàng nhóm I chiếm 19,12% trong tổng giá trị sản xuất. Trong đó sản phẩm ấmủcó giá trịsản xuất cao nhất, năm 2009 giá trị sản xuất ẩm ủchiếm 48,90% tổng giá trị sản xuất mây tre đan nhóm I. Sản phẩm này đòi hỏi người lao động có tay nghề, không phải ai cũng sản xuất được, giá thành sản phẩm lại rất cao. Cần phải dạy nghềcho người lao động, mở rộng sản xuất, tìm nơi tiêu thụ cho sản phẩm truyền thống này nhằm mang lại giá trịcao sản xuất mây tre đan của xã.
Qua 3 năm, giá trịsản xuất từng mặt hàng mặt hàng nhóm II tăng lên tương đốiổn định. Đối với các mặt hàng nhóm III giá trị sản xuất của từng sản phẩm có sự thay đổi.
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế
Năm 2009 giá trị sản xuất của bàn cỡ D70×70 tăng 39,48%, nhưng giá trị sản xuất của mặt hàng ghế đôi giảm 2,83% so năm 2008. Chứng tỏ số lượng đơn đặt hàng sản phẩm bàn D70×70 có tăng, sản phẩm ghế đôi giảm trong năm.
Theo bảng 7 ta thấy, hộ kiêm và hộ chuyên có giá trị sản xuất tăng các qua các năm, ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong mỗi năm. Năm 2007, giá trịsản xuất hộ chuyên chiếm 24,5%, hộ kiêm chiếm 11% tổng giá trị sản xuất mây tre đan cả năm của xã. Đến năm 2009, tỷtrọng đóng góp của nhóm hộcá thể tăng lên đáng kể, hộchuyên chiếm 25%, hộ kiêm chiếm 14%. Điều này chứng tỏ nhóm hộ cá thể ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, thu được kết quả cao hơn so với trước. Giá trị sản xuất của doanh nghiệp và các cơ sởsản xuất cũng chiếm tỷlệcao giá trị sản xuất trong xã, ngày càng tăng qua các năm.
Tóm lại, giá trị sản xuất mây tre đancủa xã Thượng Hiền đều tăng qua 3 năm, đầu năm 2009 bị ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế nhưng giá trịsản xuất mây tre đan của xã vẫn đạt kế hoạch đề ra. Tỷ trọng đóng góp vào giá trị sản xuất mây tre đan của xã ở các nhóm hộcá thểcòn thấp. Bởi vậy, UBND xã Thượng Hiền cần đưa ra các chính sách hỗ trợ về vốn, cơ sởhạtầng, nguyên liệu, thông tin thị trường đểcác hộ cá thể có cơ hội mởrộng sản xuất, đồng thời tạo việc làm cho lao động gia đình, laođộng ởnông thôn.