Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất mây tre đan

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mây tre đan tại xã thượng hiền, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 46 - 56)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÂY TRE ĐAN CỦA HỘ ĐIỀU TRA

2.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất mây tre đan

2.3.3.1.1Ảnh hưởng của lao động

Lao động là yếu tốquan trọng đối với bất kỳmột ngành sản xuất nào đặc biệt là trong ngành tiểu thủcông nghiệp. Nói đến lao động là nói đến số lượng và chất lượng lao động. Lao động trong sản xuất mây tre đan có thể tận dụng mọi thời gian kể cả buổi tối, và không tốn nhiều sức lao động nên mọi lứa tuổi đều có khả năng làm được. Để nghiên cứu ảnh hưởng của lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất mây tre đan chúng ta nghiên cứu bảng 12.

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Bảng 12:Ảnh hưởng của lao động đến kết quảvà hiệu quảsản xuất

Phân tổ theo lao động

Sốhộ Cơ cấu VA/ hộ VA/ lao

động/hộ Hộ

kiêm (hộ)

Hộ chuyên

(hộ)

Hộ kiêm

(%)

Hộ chuyên

(%)

Hộ kiêm (Tr. đ)

Hộ chuyên

(Tr.đ)

Hộ kiêm (Tr.đ)

Hộ chuyên

(Tr.đ)

< 2 16 1 60 4 4,47 8,2 1,94 7,45

2–4 10 16 40 64 10,11 23,10 4,68 10,50

> 4 0 8 0 32 0 42,16 0 14,39

Tổng hoặc BQ chung

25 25 100 100 6,71 28,92 3,11 12,06

(Nguồn sốliệu điều tra năm 2009) Qua bảng số liệu trên, ta thấy có sự khác nhau trong sử dụng lao động giữa hai nhóm hộ. Trong khi nhóm hộ kiêm chủ yếu từ 1- 2 lao động chiếm 60% tổng sốhộ điều tra, nhóm hộ chuyên chỉ có một có 1 hộ sử dụng dưới 2 lao động do hộ đây là hộ đơn thân. Mứcđầu tư từ 2 - 4 lao động là chủ yếu,ở nhóm hộkiêm có 10 hộchiếm 40%; hộ chuyên có 15 hộ chiếm 64%. Mức sử dụng lao động này phù hợp với điều kiện của hộ.

Thường các hộsản xuất mây tre đan tận dụng các điều kiện gia đình để sản xuất như lao động giađình, lượng vốn giađình tự có và vay bên ngoài với sốlượng ít, quy mô sản xuất nhỏ. Số lao động sản xuất mây, tre đan của hộ kiêm không quá 4 lao động, trong khiđó số laođộng chuyên trên 4 lao động có 8 hộ chiếm 32%. Chứng tỏhộchuyên có quy mô sản xuất lớn hơn so với hộkiêm, hộchuyên có thuê laođộng vào sản xuất.

Sự đầu tư lao động khác nhau nên kết quảsản xuất khác nhau giữa các nhóm hộ.

Nhóm hộcó hiệu quảsản xuất cao nhất là nhóm hộchuyên sửdụng trên 4 laođộng, nhóm hộnàyđạtđược VA/ hộbình quân năm là 42,16 triệuđồng và thu nhập bình quân trên lao

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

động năm là 14,39 triệu đồng. Nhóm hộ này có hiệu quả cao hơn là do hộ tự đi mua nguyên liệu vềsản xuất, mua với sốlượng lớn nên giá nguyên liệu thấp.Đồng thời nhóm hộ này sản xuất chủ yếu sản phẩm nhóm III nên cho giá trị hàng hoá cao. Hàng hóa tiêu thụtrực tiếp cho các doanh nghiệp trong xã, hoặc một số khách quen đến đặt hàng.

Ngược lại, nhóm hộ có dưới hai lao động thì VA/hộthấp nhất đạt 4,47 triệu đồng ở nhóm hộ kiêm và 8,2 triệu đồng ở nhóm hộ chuyên, thu nhập bình quân trên lao động năm của hộkiêm là 1,94 triệu đồng, hộchuyên là 7,45 triệu đồng. Qua quá trìnhđi thực tế tôi thấy nhóm hộnày chủyếu sử dụng lao động gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, không đầu tư máy móc vào sản xuất chủyếu làm gia công sản phẩm cho các cơ sởsản xuất.

Như vậy, sự biến thiên của VA/hộcùng chiều với số lao động/hộ. Đặc biệt chỉ tiêu VA/ lao động có xu hướng tăng khi số lao động tăng. Chứng tỏcác hộcó số lao động lớn có ưu thếvềtổ chức sản xuất, khai thác được các tiềm năng để đemlại thu nhập cao. Bởi vậy đối với các hộ có ít lao động nên liên kết với nhau tổchức sản xuất để tăng năng suất lao động, tạo động lực phát triển nghề mây tre đan của xã.

Trung bình của VA/ lao động đối với hộ chuyên sản xuất mây tre đan là 12,06 triệu đồng/ năm; hộ kiêm sản xuất MTĐ là 3,49 triệu đồng / năm là tương đối thấp. Cần phải tổ chức sử dụng hợp lý lao động bằng cách mở rộng ngành nghề MTĐ để tránh tình trạng lãng phí cũng như thiếu việc làm của người lao động.

2.3.3.1.2Ảnh hưởng của vốn

Hiện nay, việc đầu tư vốn cho sản xuất nói chung và cho sản xuất mây tre đan nói riêng không chỉbao gồm chi phí sản xuất như nguyên liệu mây sợi, chi phí hóa học, chi phí nguyên liệu khác... mà còn chi phí cho chếbiến và tiêu thụsản phẩm. Chi phí bảo quản và chi phí tiêu thụngày càng chiếm tỷtrọng trong tổng chi phí sản xuất và nó quyết định tới chất lượng và hiệu quả sản xuất mây tre đan. Một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mây tre đan là cần đầu tư vốn vào khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm như có nhà xưởng đểbảo quản sản phẩm, chất bảo quản, phương tiện vận chuyển.

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Có thể nói các đơn đặt hàng gần như quyết định đến thời gian sản xuất trong năm và đầu tư vốn vào sản xuất MTĐ trong năm của hộ. Ta thấy, hộsản xuất đầu tư vốn dưới 12 triệu đồng tập trung phần lớn ở các hộ kiêm chiếm 64%. Điều này cho thấy quy mô sản xuất của các hộ kiêm nhỏlẻchiếm khá đông, các hộ chưa giám mởrộng sản xuất, và cũng chính sản xuất quy mô nhỏ như vậy sẽcàng bị tác động mạnh của những rủi ro trong sản xuất. Hộ kiêm đầu tư vốn bình quân trên hộ là 7 triệu đồng, thu được giá trị gia tăng bình quân hộ là 4,55 triệu đồng. VA/IC là 0,65% tức là, cứ đầu tư một đồng vốn sẽ thu được 0,65 đồng giá trị gia tăng thêm. Các hộ này chủ yếu làm gia công cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, ít đầu tư máy móc công nghệnên hiệu quảcòn chưa cao. Đối với các hộ chuyên số vốn đầu tư vào sản xuất dưới 12 triệu chỉ chiếm 4% trong tổng số hộ chuyên sản xuất, điều này chứng tỏhộ chuyên sản xuất có quy mô, tính chuyên môn hóa cao hơn.

Nhóm thứ hai với mức đầu tư vốn 12 m- 22 triệu đồng trên hộ, số hộkiêm chiếm khá đông 28% tổng số hộ, hộchuyên chiếm 12% trong tổng sốhộ. Đây cũng là hộcó giá trị gia tăng bình quân hộ cao hơn so với nhóm hộtrên. Tuy nhiên, hiệu quảsản xuất trên một đồng vốn bỏ ra là thấp nhất. Cụ thể hộ chuyên đều có VA/IC là 0,58 lần, hộ kiêm VA/ IC là 0,56 lần. Chủyếu các hộsản xuất theo yêu cầu, vẫn chưa chủ động tìm các mối đặt hàng khác nên đã làm cho vòng luân chuyển của vốn chậm.

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Bảng 13:Ảnh hưởng của vốn đến kết quảvà hiệu quảsản xuất MTĐ

(Nguồn: sốliệu điều tra năm 2009) Phân tổtheo

vốn sản xuất (Tr.đ)

Hộ Cơ cấu (%) IC/ hộ (Trđ) VA/ hộ (Trđ) VA/ IC (lần) Hộ

kiêm

Hộ chuyên

Hộ kiêm

Hộ chuyên

Hộ kiêm

Hộ chuyên

Hộ kiêm

Hộ chuyên

Hộ kiêm

Hộ chuyên

< 12 16 1 64 4 7,00 7,00 4.55 4.55 0.65 0.65

12 –22 7 3 28 12 12,70 21,90 7,11 12.70 0.56 0,58

22 –32 2 10 8 40 23,01 31,09 22,09 20,66 0.96 0,66

> 32 - 11 - 44 - 49,46 - 43,03 - 0,87

Tổng hoặc

BQ chung 25 25 100 100 9,87 37,19 6,71 28,92 0,68 0,78

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Không có hộ kiêm nào có khả năng đầu tư sản xuất với mức vốn >32 triệu đồng chỉ có những hộchuyên mới có khả năng đầu tư vốnở các mức vốn này. Qua phỏng vấn những hộ này thường có đầy đủ các trang thiết bị sản xuất, có nhà xưởng, có khả năng huy động vốn, họ thường xuyên đổ hàng cho các cơ sở sản xuất lớn, có mối quan hệ tốt với các mối làm ăn và hầu như các tháng trong năm đều có việc làm, có hộcòn nhận hàng gia công của hộ khác. Giá trị tăng thêm (VA) của bình quân hộ, hiệu quả sử dụng vốn (VA/IC) có sự biến thiên cùng chiều với mức đầu tư vốn.

Đối với hiệu quả đầu tư (VA/IC) chỉ tiêu này có xu hướng tăng ở các nhóm hộ, chứng tỏ càng có vốn đầu tư lớn hiệu quả sử dụng vốn của hộcàng cao. Tuy nhiên, một đồng vốn bỏ ra tạo được đồng giá trị gia tăng còn khiêm tốn tức là trình độ kinh doanh của hộ chưa cao, chưa lựa chọn phương hướng đầu tư để đạt được hiệu quảcao nhất. Do đó đểnâng cao thu nhập cho các hộ thì bên cạnh các biện pháp hỗtrợ về vốn, vật tư, kỹ thuật còn phải tổ chức bồi dưỡng trình độ tay nghề của người lao động, đầu tư cơ sở hạ tầngởnông thôn.

2.3.3.1.3 Số năm sản xuất mây tre đan của các hộ điều tra

Sản xuất mây tre đan là một nghềtruyền thống đòi hỏi nhiều kinh nhiệm và kỹ năng của người sản xuất. Những hộ sản xuất mây tre đan lâu năm sẽ đúc rút được nhiều kinh nhiệm sản xuất, sản phẩm làm ra có độ tinh xảo cao hơn, tránh được những rủi ro, hiểu được tâm lý khách hàng. Qua thực tếtại địa phương cho thấy, những hộsản xuất lâu năm thường là những hộsản xuất mây tre đan nối tiếp nghềtruyền thống của ông cha, tâm huyết gắn bó với nghề. Đểthấy rõ thời gian hoặc kinh nhiệm sản xuất của hộ ảnh hưởng đến kết quảvà hiệu quảsản sản xuất như thếnào chúng ta nghiên cứu bảng 14.

Qua bảng số14 ta thấy, hộcó số năm sản xuất MTĐ dưới 3 năm ít, hộkiêm có 6 hộ, chiếm 24%; hộchuyên có 4 hộ chiếm 16%. Tập trung vào những hộmới lập gia đình, hoặc một số gia đình mới chuyển đến xã sinh sống cũng tham gia vào sản xuất mây tre đan. Nhóm hộ có số năm sản xuất MTĐ trên 8 năm là nhiều nhất, hộ kiêm có 10 hộ chiếm 40%; hộ chuyên có 12 hộ, chiếm 48%. Điều đó chứng tỏ, sốhộsản xuất mây tre đan trong xã chủyếu sản xuất lâu năm.

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Bảng 14:Ảnh hưởng của số năm sản xuất đến kết quảvà hiệu quảsản xuất MTĐ

Số nămsản xuất MTĐ

Sốhộ Cơ cấu VA/ hộ VA/ lao động

Hộkiêm (hộ)

Hộ chuyên

(hộ)

Hộkiêm (%)

Hộ chuyên

(%)

Hộkiêm (Tr. đ)

Hộ chuyên

(Tr.đ)

Hộ kiêm (Tr.đ)

Hộ chuyên

(Tr.đ)

< 3 6 4 24 16 5,06 26,23 2,53 8,74

3 - 8 9 9 36 36 6,13 28,14 2,92 11,26

> 8 10 12 40 48 8,23 30,42 4,12 13,83

Tổng hoặc

BQ chung 25 25 100 100 6,71 28,92 3,11 12,06

(Nguồn: sốliệu điều tra năm 2009) Với số năm sản xuất khác nhau nên kết quảvà hiệu quảsản xuất của hai nhóm hộ khác nhau. Nhóm hộ có hiệu quả sản xuất lớn nhất tập trung vào nhóm hộ có số năm sản xuất trên 8 năm. Hộ chuyên có VA/hộ bình quân năm là 30,42 triệu đồng mang lại thu nhập cho một lao động là 13,83 triệu đồng. Hộ kiêm có VA/hộ bình quân năm là 8,23 triệu, thu nhập bình quân trên một lao động là 4,12 triệu đồng. Nhóm hộ này có hiệu quả sản xuất cao hơn so với các hộkhác vì hộsản xuất lâu năm nên có nhiều kinh nhiệm sản xuất, tỉ lệ sản phẩm bị lỗi ít, có nhiều kĩ năng thực hiện những thao tác khó. Đồng thời, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất có chính sách ưu đãi đối với những nhóm hộsản xuất lâu năm có kinh nhiệm như trảvới mức giá cao hơn, giao cho họnhững mặt hàng thường xuyên và các sản phẩm đòi hỏi kỹthuật cao. Tuy nhiên, nhóm hộcó số năm sản xuất dưới 3 năm có hiệu quảsản xuất thấp. VA/ hộ trong năm của hộchuyên là 26,23 triệu đồng và hộkiêm là 5,06 triệu đồng. Sởdĩ như vậy vìđây chủ yếu là gia đình trẻ, mới sản xuất nên kinh nhiệm chưa có, sản phẩm bịhỏng nhiều, các mối làm ăn, bạn hàng ít.

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Như vậy, số năm sản xuất càng cao thì hộ càng có nhiều kinh nhiệm sản xuất và giá trị tăng thêm bình quân trên hộ càng cao. Bởi vậy cần phải khuyến khích các hộ mới sản xuất và hộsản xuất lâu năm liên kết và học hỏi lẫn nhau.

2.3.3.2 Bằng phương hàmsản xuất Cobb–Douglas.

Qua thực tế nghiên cứu cho thấy kết quả và hiệu quả sản xuất MTĐ của các hộ phụ thuộc vào nhiều yếu tốkhác nhau. Để đánh giá tác động của các yếu tốtới thu nhập sản xuất mây tre đan của các hộ điều tra tôi sửdụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas.

Cụthểcác kết quả ước lượng mô hìnhđược mô tả ởbảng 15.

Ở đây ta sẽxét các chỉ tiêu như hệ sốhồi quy (Coefficient), thống kê T (t–statistic), prob, R2, F.

Bảng 15: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập mây tre đan

Các biến và chỉtiêu Hệsốhồi quy T - Statistic Prob.

Hệsốtựdo 3,40 18,02 0,000

Số lao động 0,40 0,54 0,030

Vốn 0,33 2,72 0,009

Số năm sản xuất 0,13 1,89 0,000

Nhóm hộ 0,18 2,00 0,0210

R2(R –squared) 0,9316

F–Statistic 153,208

Prob (F–statistic) 0

(Nguồn: sốliệu điều tra và tính toánnăm2009)

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Kết quảnghiên cứu hàm sản xuất có dạng sau:

Ln Y = 3,40 +0,40 LnX1+ 0,33 LnX2+0,13 LnX3+ 0,18X4

R2dùng để đo mức độ phụthuộc của biến phụthuộc đối với các biến độc lập trong mô hình. 0R21, nếu R2 càng gần đến 1 thì sự phụthuộc càng chặt chẽ hơn. Qua bảng trên ta thấy R2 = 0,9316 có nghĩa là ảnh hưởng của các yếu tố giải thích trong mô hình đến biến động của thu nhập từ mây tre đan của hộ điều tra là 93,16%, các yếu tốcòn lại ngoài mô hình (biến động thị trường, chính sách của Nhà nước... ) chiếm 6,84%.

Kiểm định F được dùng để kiểm định hàm hồi quy có phù hợp hay không, nếu F > F0,05(k-1,n-k) thì hàm hồi quy phù hợp.Ở đây F = 153,208 > F 0,05(4,45) nên mô hàm hồi quy trên là phù hợp có ý nghĩa, có nghĩa là các biến đưa vào mô hình giải thích được những biến động của thu nhập từ mây tre đan.

T– Statistic: Dùng để kiểm định giảthiết cho rằng các biến độc lập ảnh hưởng tới biến phụthuộc trong mô hình. Nếu T > ta/2(n-k) thì bác bỏgiảthiết cho rằng biến độc lập khôngảnh hưởng tới biến phụthuộc. Có nghĩa là biến được kiểm định cóảnh hưởng tới biến phụthuộc.

Prob: Với mức ý nghĩa 5%, nếu Prob > 0,05 thì có thểkết luận rằng 1 biến nào đó không ảnh hưởng tới thu nhập mây tre đan, như vậy chúng ta thấy rằng T – Statistic và Prob có mối quan hệvới nhau. Nếu giá trịtuyệt đối của T–Stat nhỏ hơn ta/2(n-k) thì Prob sẽ lớn hơn 0,05 và ngược lại. Đối với mô hình này, các biến đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê.

Ảnh hưởng số lao động: Kết quảhàm hồi quy cho thấy, khi cố định các yếu tố đầu vào khácởmức trung bình, nếu tăng số lao động sản xuất mây tre đan tăng lên 1% thì thu nhập mây tre đan bình quân tăng 0,40%. Với kiểm định t = 0,54 và Prod = 0,030 đều chấp nhậnảnh hưởng của số lao động đến thu nhập mây tre đan của các hộsản xuất. Nếu tăng lao động thì quy mô sản xuất càng phát triển, chủng loại sản phẩm đa dạng.

Ảnh hưởng của vốn: Vốn là yếu tố đầu vào rất quan trọng trong quá trình sản xuất mây tre đan. Kết quảhàm hồi quy cho thấy, hệsốhồi quy của vốn là 0,33 có nghĩa là khi

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

cố định các yếu tố đầu vào khác ở mức trung bình, nếu tăng vốn đầu tư lên 1% thì thu nhập mây tre đan bình quân của hộ sản xuất tăng lên 0,33%. Các kiểm định t = 2,72 và prod = 0,009 đều chấp nhận ảnh hưởng của vốn đầu tư đến thu nhập mây tre đancủa hộ sản xuất.Đối với sản xuất mây tre đan của xã mỗi năm, mỗi loại sản phẩm khác nhau nhu cầu về vốn cũng khác nhau. Việc tăng hay giảm đầu tư vốn phụthuộc vào số lượng đơn đặt hàng, tùy loại sản phẩm để đầu tư vốn hợp lý.

Ảnh hưởng của số năm sản xuất: Đối với ngành tiểu thủcông nghiệp nói chung và ngành sản xuất mây tre đan nói riêng thì số năm sản xuất phản ánh kinh nghiệm sản xuất của hộ, trìnhđộthực hiện được các thao tác khó, đòi hỏi có kỹthuật của một sốsản phẩm.

Theo kết quả hàm hồi quy, khi cố định các yếu tố đầu vào khác ở mức trung bình, nếu tăng số năm sản xuất lên 1% thì thu nhập mây tre đan của hộ sản xuất bình quân tăng 0,13%. Cần phải nâng cao tay nghề, kinh nhiệm sản xuất cho người lao động.

Ảnh hưởng của nhóm hộ: Sản xuất mây tređan truyền thống của xã Thượng Hiền có hai nhóm hộsản xuất nhóm hộchuyên sản xuất mây tre đan và nhóm hộ vừa sản xuất mây tre đan vừa sản xuất nông nghiệp. Hai nhóm hộ này có quy mô, đầu tư vốn, công nghệ khác nhau nên ảnh hưởng tới thu nhập mây tre đan cũng khác nhau. Theo kết quả hàm hồi quy mức chênh lệch thu nhập sản xuất mây tre đan của hai nhóm hộ là e0,18= 1,20 lần.

Tóm lại, thu nhập từ mây tre đan chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố đó bao gồm các yếu tố định lượng,các yếu tố chủ quan cũng như các yếu tố khách quan. Thông qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập mây tre đan và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó, nó làm cơ sở để đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mây tre đan.Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mây tre đan tại xã thượng hiền, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)