CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÂY TRE ĐAN CỦA HỘ ĐIỀU TRA
2.3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm MTĐ
Sản xuất mây tre đan xã Thượng Hiền có những thuận lợi sau:
MTĐlà nghềtruyền thống từ lâu đời của xã có nhiều nghệnhân, nhiều lao động có thâm niên và tay nghềcao. Mặt khác làng nghề mây tre đan của xã nhờ có chính sách đổi mới, giao lưu hàng hóa, đặc biệt sự quan tâm của Nhà nước, trực tiếp của tỉnh Thái Bình, UBND huyện Kiến Xương.
Trong đó cụ thể là: Đầu tư xây dựng đường nhựa và đường bê tông kiên cố trong xã thuận lợi cho việc đi lại của người dân và phát triển làng nghề mây tre đan, xây dựng chạm nước sạch và đầu tư cải thiện môi trường để phục vụ nhân dân địa phương. Đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ cho địa phương quy hoạch và xây dựng các cơ sở hạtầng khác nhau nhằm khuyến khích chuyển biến căn bản bộ mặt của cư dân làng nghề. Đồng thời UBND huyện và xã Thượng Hiền đang tiến hành đề tài đưa cây mây nếp vềtrồng tại địa phương nhằm cung cấp nguyên liệu cho nghềvà làng nghề mây tre đan.
Các hộ sản xuất mây tre đan được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Kiến Xương trong việc vay vốn với lãi suất ưu đãi.
Kỹthuật sản xuất và quy trình sản xuất mây tre đan đơn giản, tầng lớp nào cũng có thể tham gia sản xuất được, thời gian học nghềngắn nhanh chóng có sản phẩm hàng hóa
Đầu tư thấp, về vốn nó không đòi hỏi đầu tư quá lớn, lại tận dụng được các trang thiết bị thô sơ, nhỏ nhẹ. Đồng thời sản xuất MTĐ thuận lợi lớn trong nguồn lao động dồi dào trong xã cho sản xuất.
2.3.5.2. Khó khăn
Một là: Thị trường tiêu thụ, đây là yếu tố quyết định tới sản lượng các sản phẩm sản xuất ra. Hiện nay các mặt hàng MTĐ của xã Thượng Hiền đang có mặt trên khắp thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Tuy nhiên từ các hộ đến các cơ sở sản xuất đều thụ động trong tiêu thụ, các hộ sản xuất đến nhận số lượng sản
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế
phẩm của cơ sở lo liệu, với hầu hết các cơ sởsản xuất không chủ động trong tiêu thụ phụ thuộc vào các kênh tiêu thụ của công ty xuất khẩu, cũng không chủ động trong tìm kiếm thị trường. Có cơ sởcho biết rằng đã có lần thị trường truyền thống xảy ra biến động, họ không còn thị trường khác xuất khẩu nên rất khó khăn trong xuất khẩu tạo nên phảnứng dây chuyền lên cơ sởsản xuất. Như vậy có thểnhận thấy rằng sản xuất MTĐ của xã còn bị biến động trong khâu tiêu thụsản phẩm, trong khâu tìm kiếm thị trường và tiếp thị sản phẩm còn rất thụ động, do vậy sản xuất MTĐ còn mang tính nhỏlẻ, không chuyên nghiệp đềuảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất MTĐ.
Hai là: Số lượng nghệ nhân của xã không nhiều chỉ có 21 nghệ nhân chiếm 19%
so với nhân khẩu của toàn xã, đây là tỷ lệ thấp, tỷlệ nghệ nhân thấp ảnh hưởng tới tính sáng tạo, độc đáo và hấp dẫn của sản phẩm. Phần lớn lao động sản xuất mây tre đan trong xã chưa được đào tạo căn bản mà chỉ do kinh nhiệm, cần phải thành lập ban nghiên cứu tìm tòi các kỹthuật và phục hồi các kỹ thuật lâu đời để truyền dạy cho con cháu học hỏi phát triển nghề MTĐ hơn nữa.
Ba là: Nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất mây tre đan của xã không ổn định.
Phải đi nhập nguyên liệu từ các địa phương khác như Hòa Bình, Hà Giang, Yên Bài, và một số tỉnh miền Trung...Điều này làm cho giá thành các sản phẩm tăng lên khá cao do phải cộng thêm chi phí vận chuyển (đặc biệt thời đại giá xăng dầu đang tăng liên tục từng ngày), lại phải qua nhiều khâu trung gian cung cấp nguyên liệu, điều đó tác động không tốt đối với việc sản xuất và tiêu thụsản phẩmởxã Thượng Hiền.
Bốn là: Gặp khó khăn vềvốn sản xuất. Qua tìm hiểu được thì hầu hết các cơ sở, hộ gia đình đều muốn vay vốn nhưng không biết vay ở đâu bởi ngân hàng nông nghiệp chỉ cho vay với lượng vốn nhỏ, trong khi đó các ngân hàng khác đòi hỏi phải có tư cách pháp nhân khi vay vốn hoặc có thuế chấp đủ lớn, các thủ tục trong khi vay vốn rất rườm rà, phức tạp điều này với cơ sở sản xuất là rất khó khăn, còn những nguồn vốn phi chính thống như bạn bè, người thân thì chỉ huy động được thời gian ngắn, có khi có lãi suất cao.
Nếu có thể thì ngân hàng và các tổchức tín dụng nên tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để người sản xuất có thểvay vốn một cách thuận tiện hơn, được vay nhiều hơn phực vụ cho quá trình sản xuất.
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế
Năm là: Thực trạng hiện nay là hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh MTĐ ở xã Thượng Hiền là thiếu thốn về mặt bằng phục vụ cho sản xuất, mặt bằng là đất ở không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất, có cơ sở, hộ sản xuất cho biết họ rất mong muốn có mặt bằng lớn hơn đểsản xuất và báo quản nguyên vật liệu, sản phẩm. Đây là yếu tốquan trọng gây cản trở tới việc mởrộng quy mô sản xuất.
Sáu là: Mẫu mã sản phẩm MTĐ hay thay đổi, nên khó đăng ký thương hiệu.
Tóm lại, sản xuất và tiêu thụsản phẩm mây tre đan của xã Thượng Hiền bên cạnh những thuận lợi còn gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, mặt bằng sản xuất, còn tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất mây tre đan của xã còn luôn bị động. Hiện nay Việt Nam đã bước qua năm thứba là thành viên chính thức của tổchức thương mại thếgiới WTO, điều đó đồng nghĩa thị trường được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụsản phẩm mây tre đan của cả nước nói chung, sản xuất mây tre của Thượng Hiền nói riêng. Bởi vậy chính quyền xã và hộ sản xuất cần phối hợp với nhau khác phục khó khăn, phát huy lợi thếcủa mình nhằm đưa sản xuất mâytre đan là nghềxuất chiến lược của xã.
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG III