MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MÂY TRE ĐAN TẠI XÃ THƯỢNG HIỀN

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mây tre đan tại xã thượng hiền, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 70 - 76)

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MÂY TRE ĐAN TẠI XÃ THƯỢNG HIỀN

3.2.1. Giải pháp vềthị trường

Cũng như một sốngành nghềthủcông truyền thống khác, ngành nghề MTĐ muốn tồn tại được phải có thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụsản phẩm. Để tạo điều kiện cho các cơ sở, hộ sản xuất MTĐ có thị tường ổn định và từng bước mở rộng, chúng tôi đưa ra một sốgiải pháp sau:

- Thị trường nguyên liệu: Cần phải có kế hoạch dài hạn, xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chất lượng cao, tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình sản xuất, giảm tỷ trọng nguyên liệu trong giá thành sản phẩm. Các cơ quan chức năng cần thường xuyên theo dõi biến động trên thị trường nguyên vật liệu để có những can thiệp kịp thời, tránh đầu cơ chuộc lợi. Ngoài ra một số cơ sở lớn trong nước đẩy mạnh nghiên cứu các sản phẩm bằng nhiều loại nguyên liệu thay thế đểgiảm sức ép cho nguồn nguyên liệu chính là song mây. Cần tiếp tục bổsung hoàn thiện quy hoạch phát triển làng nghề mây, tre đan và gắn quy hoạch phát triển làng nghềvới quy hoạch vùng nguyên liệu, khuyến khích hỗtrợ các cá nhân, hộ, doanh nghiệp đầu tư, liên kết đầu tư, hợp đồng đầu tư, liên kết đầu tư phát triển nguyên liệu MTĐ.

- Thị trường tiêu thụ

Đối với thị trường đầu ra cho sản phẩm phải luôn thấy một điều quan trọng rằng không có thị trường thì không thể tiếp cận, duy trì thị trường, mở rộng và phát triển thị trường.

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Một là, cần quan tâm khẳng định vị trí uy tín sản phẩm hàng hóa trên thị trường và thị trường truyền thống của sản phẩm. Vì vậy cần phải khuyến khích nghệ nhân tìm tòi, sáng tạo, tìm hiểu thị hiếu trên thị trường, càng ngày càng nâng cao tay nghề và tâm huyết với nghề. Đầu tư nghiên cứu thị trường, tích cực tìm tòi các mối quan hệvới khách hàng, tích cực tìm hiểu thị trường, thị hiếu từng thời điểm khác nhau của khách hàng, thiết lập và được sự giúp đỡcủa các cơ quan bộ thương mại nhằm quảng cáo sản phẩm và tìm cơ hội xâm nhập thị trường mới.

Hai là, xây dựng các khu chợ quy mô lớn theo phong cách truyền thống nhằm hoàn thiện kênh tiêu thụ. Quan trọng hơn chợ là nơi khách tham quan và chiêm ngưỡng các sản phẩm đa dạng một cách thoải mái. Đồng thời khuyến khích các hộtìm tòi sản xuất các mẫu mã hoa văn mới, khôi phục những hoa văn cũ bịlãng quên đưa ra trưng bày.Du khách đến không chỉ chiêm ngưỡng các sản phẩm MTĐ đẹp, độc đáo mà còn được tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt, sản xuất bình dị hàng ngày của người dân và không gian chợquê thuần phát. Các sản phẩm mây tre đan bầy bán trong chợ sẽ được người mua cảm nhận sâu sắc hơn về tính văn hóa nghệ thuật và vì vậy giá trịcủa nó sẽ tăng lên. Sẽthu hút được các bạn hàng trên thếgiới. Phương pháp này phù hợp với tiềm năng của xã Thượng Hiền, sản phẩm thếmạnh nơi đây là hàng nhỏvừa có giá trịsửdụng lại có ý nghĩa lưu niệm như túi xách bằng tre, rổ, khay mây, đèn tre, bình và lọhoa bằng tre...

Ba là, xây dựng thông tin 2 chiều, đểcác hộsản xuất nhỏdễnắm bắt phản hồi của thị trường bằng cách thường xuyên thông báo về giá cả các mặt hàng trên thị trường để người dân tham khảo, hay mẫu mã đang được ưa chuông trên thị trường bằng các thông tin đại chúng như loa phát thanh hay kênh truyền hình địa phương. Đồng thời người sản xuấtđi tham quan, học hỏi, chào hàng nơi khác để tiếp thu thêm kinh nhiệm.

Ngoài ra, các công ty xuất khẩu MTĐ cần áp dụng tiến bộ của ngành thông tin bằng cách lập website quảng cáo, tổ chức các vấn đề hội thảo xung quanh vấn đề được nhiều người tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện cho khách hàng dễ tìm hiểu được sản phẩm của địa phương.

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

3.2.2 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Đối với các chủhộ gia đình sản xuất MTĐ: Đào tạo tại trung tâm, mở các lớp huấn luyện ngắn hạn, hình thức hội thảo, các báo điển hình và học tập, tham quan các cơ sởsản xuất kinh doanh MTĐ có hiệu quảkinh tế đểhọ có cơ hội học hỏi các kinh nhiệm tổchức sản xuất và quản lý.

Đối với người lao động cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ và kêu gọi tài trợ để mở lớp đào tạo, hướng dẫn kỹthuật cho người lao động một cách cơ bản thường xuyên. Phấn đấu trong thời gian tới mỗi năm xã cần kết hợp với trung tâm dạy nghềcủa huyện và tỉnh mở lớp 3 đến 5 lớp kết hợp giữa tay nghề. Giúp người lao động tiếp cận với kỹ thuật mới, nâng cao hơn nữa nhận thức của người lao động vềtác phong công việc, an toàn lao động và giữgìn vệ sinh môi trường.

Cần phải có chính sách quan tâm, coi trọng và đầu tư cho các nghệ nhân có tay nghề cao. Phải khuyến khích các nghệ nhân, các thợ có kỹ thuật cao tích cực truyền dạy kinh nhiệm cho người khác. Cả xã cần 2, 3 chuyên viên hướng dẫn, truyền dạy những kỹ thuật, kinh nhiệm vềnghề MTĐ cho người có nhu cầu học nghề này. Đồng thời họcần có mối liên hệ với các nghệ nhân, các thợ giỏi trong và ngoài vùng, thường xuyên cập nhập nhu cầu và xu hướng mẫu mã mới của sản phẩm MTĐ.

Các giải pháp nêu trên về đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghềcũng như cho các lao động làm MTĐ cần phải tiến hành đồng bộ, có sự tham gia tích cực của các nhà nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, các nhà quản lý mà nhất là chính quyền địa phương.

3.2.3 Các giải pháp vềvốn

Trên cơ sởkếhoạch phát triển chung cửa các ngành nghềtiểu thủcông nghiệp trên địa bàn xã, cần khuyến khích ưu đãi, cho vay vốn với những hộ, những cơ sở đầu tư sản xuất, kinh doanh có tiềm năng và thếmạnh, có xu hướng phát triển tốt, đặc biệt nghềsản xuất MTĐ, nghề truyền thống đã thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nhưng vẫn còn nhiều hộcòn thiếu vốn đểmởrộng sản xuất, đổi mới công nghệ.

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Hoặc Nhà nước có thể thực hiện chính sách quỹ hỗ trợ giá máy móc phát triển ngành nghềnông thôn. Những đơn vị sản xuất (Hộ và cá nhân) có nhu cầu xây dựng nhà xưởng và mua sắm các máy móc phục vụ cho việc phát triển ngành nghề nông thôn nói chung, nghề làm MTĐ nói riêng được mua máy móc, trang thiết bị cho hình thức trả góp không có lãi hoặc với lãi suất thấp.

Đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tăng tiền và thời gian vay phù hợp với quy mô và chu kỳ sản xuất, mở rộng hình thức tín dụng xuống tận các làng nghề và xã nghề. Một mặt cần nghiên cứu, sửa đổi quy định vềthuếchấp tài sản khi vay vốn của ngân hàng, mặt khác cho phép hình thức bảo lãnh, tín chấp cho các cấp, các tổ chức, đoàn thể và hiệp hội ngành nghề địa phương. Đồng thời các cấp, các ngành, cũng phải nhận thấy trách nhiệm của mình đối với sự phát triển kinh tế của địa phương mà đứng ra bảo lãnh, tín chấp vốn vay cho các làng nghề, trong đó có nghề làm MTĐ của xã Thượng Hiền.

Tuyên truyền, phổ biến cho các chủ hộ, chủ cơ sở thấy được tránh nhiệm của họ đối với vốn vay, từ đó có biện pháp quản lý và sửdụng vốn vay có hiệu quả. Đây là cơ sở, là nền tảng đểcác chủhộvay vốn có thểhoàn trảvốn vay đầy đủ và đúng hạn.

3.2.4. Nhóm giải pháp vềkhoa học kỹthuật công nghệ

Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay và sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường đòi hỏi các làng nghề phải từng bước đổi mới các trang thiết bị, công nghệ. Chỉ có đổi mới trang thiết bị sản xuất mới giúp cho các làng nghề nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời tiết kiệm nguyên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đối với công nghệ phải kết hợp đan xen giữa hiện đại và truyền thống, giữa máy móc công nghệ tiên tiến với thủcông, phải biết kếthừa kinh nhiệm truyền thống của dân gian và giá trị độc đáo của nghề nghiệp. Trước tiên cần hướng vào công nghệ sử dụng nhiều lao động, đầu tư chi phí vốn ít, sau đó khi có điều kiện kết hợp công nghệhiện đại.

Đối với xã Thượng Hiền cần phải đầu tư thêm các công cụ máy móc như máy chẻ nan, máy tuốt mây đểgiảm bớt các công đoạn trong sản xuất sản phẩm MTĐ và tiết kiệm thời gian làm ra sản phẩm. Cải tiến công nghệ trong quá trình gia công sản phẩm như phun sơn, mài mòn, bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm.

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

3.2.5 Tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái cho làng nghềtruyền thống

Môi trường sinh thái nông thôn nói chung và tại địa bàn nghiên cứu xã Thượng Hiền đang bị đe dọa từ các chất gây ô nhiễm trong qúa trình sản xuất như chất thải, tiếng ồn, đặc biệt bắt nguồn từ các chất thải trong nguyên vật liệu như khí diêm sinh, thuốc chống mối mọt...không được xử lý, những chất này đã tích tụ nhiều năm trong ao, hồ, sông, đồng ruộng sẽkhông tốt cho sức khỏe của con người. Vì vậy cần phải thực hiện quy định về môi trường làng nghề đối với chế biến nguyên liệu sản xuất MTĐ của địa phương. Đây không chỉlà việc của chủhộsản xuất, chủ cơ sở, chủdoanh nghiệp mà cần phải được sựhỗtrợ của Nhà nước, các cấp chính quyền.

Các hộ trên địa bàn cần có ý thức, giữ gìn bảo vệ môi trường, cam kết sản xuất sạch, nênứng dụng công nghệsản xuất tiên tiến, sản phẩm bảo vệsinh an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.

Trong quá trình quy hoạch phát triển ngành nghềcần chú ý đến bảo vệ môi trường có phương án bốtrí khu sản xuất thành các cụm tập trung, áp dụng công nghệ mới, ít gây ô nhiễm môi trường.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong làng nghề. Tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2.6 Giải pháp về quy hoạch và phát triển quy hoạch ngành nghề MTĐ truyền thống của xã Thượng Hiền

Đối với ngành nghề MTĐ của xã Thượng Hiền trước hết phải làm tốt công tác quy hoạch phát triển nghề. Trọng đó việc phát triển ngành nghề MTĐ nằm trong chiến lược phát triển kinh tếxã hội của xã. Tiếp đó là công tác quy hoạch và đảm bảo cơ sở hạ tầng đáp ứng cho việc phát triển ngành nghề như: điện, trường, đường, thông tin liên lạc và mặt bằng...Tùy vào điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh cụ thể của xã Thượng Hiền để thực hiện quy hoạch bố trí hợp lý các khu đất dành riêng cho hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản xuất MTĐ thuê. Đảm bảo mặt bằng sản xuất và có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm như gần đường giao thông, quốc lỗ, gần chợ, gần bến sông...Đồng thời dành quỹ đất để hình thành các chợ làng nghềvà chợ nguyên liệu làng nghề.

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

Cần khuyến khích đầu tư cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp tư nhân phát triển nhằm tăng cường cho việc bao tiêu sản phẩm cho làng nghề. Khôi phục và duy trì phát triển các làng nghềtrong xã.

Tóm lại, các giải pháp chủ yếu để phát triển ngành nghềtruyền thống là giải pháp đồng bộ. Nhưng trong từng giai đoạn phát triển, tùy theo đặc điểm sản xuất của từng ngành truyền thống, làng nghề truyền thống mà lựa chọn và nhấn mạnh một sốgiải pháp quan trọng để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Đồng thời, mỗi giai đoạn khác nhau thì cũng cần những giải pháp khác nhau để thích ứng. Cho nên việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển ngành nghề truyền thống hay nghềsản xuất MTĐ cũng phải xuất phát từ thực tếcủa làng nghề, và phải được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.

Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mây tre đan tại xã thượng hiền, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)