CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÂY TRE ĐAN CỦA HỘ ĐIỀU TRA
2.3.1 Tình hình cơ bản của hộ điều tra
Trên cơ sở 2 nhóm hộ đó là: Nhóm hộ chuyên, nhóm hộ kiêm tại các thời điểm nghiên cứu, với 25 phiếu điều tra cho mỗi nhóm, qua phân tích tổng hợp điều tra tôi thu được kết quảmột sốchỉtiêu phản ánh tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra.
2.3.1.1 Đặc điểm của chủhộ.
Các chủhộ sản xuất MTĐ là nhân tố chủchốt trong tổ chức, quản lý sản xuất và tiêu thụsản phẩm. Việc nghiên cứu đặc điểm của các chủ hộ trong từng ngành nghềcó ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm xác định ưu nhược điểm chủ quan của họ, từ đó có thể đưa ra các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống một cách phù hợp và có hiệu quả. Đặc điểm của chủhộ được thểhiện qua bảng 8.
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế
Bảng 8. Một số đặc điểm của chủhộlàmMTĐ (Tính bình quân hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Hộchuyên Hộkiêm
1. Tuổi đời chủhộ Tuổi 43 45
2. Trìnhđộ văn hóa Lớp 7 7
3. Tài sản chủyếu Tr.đ 65 50
4. Hình thức đào tạo nghề MTĐ -Đào tạo bên ngoài
- Gia truyền
%
10 90
5 95 (Nguồn: sốliệu điều tra năm 2009) Qua bảng sốliệu ta thấy tuổi đời bình quân của chủhộcòn khá trẻ, dao động từ 43- 45 tuổi, trình độ văn hóa nhìn chung học hết cấp II, xét về từng nhóm hộ thì nhóm hộ chuyên có tuổi đời trung bình của chủhộtrẻ hơn so với nhóm hộkiêm.
Tài sản chủyếu của chủhộ điều tra là nhà cửa, và một sốnhững vật dụng trong gia đình có giá trị như xe máy, ti vi, máy móc, loa đài, bàn ghế... diện tích các công trình nhà cửa của hộ tương đối rộng rãi, hầu hết các hộ đều có ti vi và một số vật dụng cần thiết khác. Do có nguồn thu nhập khá cao từ làm các nghềTTCN, nghề phụ kết hợp làm nông nên nhóm hộchuyên, nhóm hộkiêm có nhà cửa, đời sống khá sung túc, đầy đủ.
Tại xã Thượng Hiền, nghề làm MTĐ của các chủ hộ phần lớn do ông bà, cha mẹ truyền dạy, theo điều tra nhóm hộ chuyên 90%, hộkiêm chiếm 95% số hộ được đào tạo nghềbởi gia truyền. Năm 2005 huyện Kiến Xương có mở đào tạo nghề TTCN, hướng dẫn cách tổchức, quản lý sản xuất cho tất cả người dân trong huyện. Đặc biệt là ưu tiên thanh niên, những người trẻtuổi. Huyện có hỗtrợ một phần kinh phí cho người đi học, nên một số thanh niên tại xã có tham gia lớp học hiện nay đang sản xuất mây tre đan của xã. Tuy nhiên số người được đào tạo nghềcòn rất thấp, sốhộ được đào tạo nghềso tổng sốhộsản xuất MTĐ trong xã chỉ chiếm 10% đối với hộ chuyên, 5% đối với hộ kiêm. Tính lâu đời
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế
của nghề MTĐ tại xã Thượng Hiền, cũng như sự đào tạo qua hình thức gia truyền đã tạo nên những lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ MTĐ của các hộ. Kinh nghiệm sản xuất là quan trọng và rất cần nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Bởi lẽ muốn có sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, có tính cạnh tranh trên thị trường, thì nhất thiết phải có sự đầu tư, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, marketting, quảng bá sản phẩm, cần phải kết hợp yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại. Bên cạnh đó các chủ hộ phải có trình độ quản lý chuyên môn, nghiệp vụ nhất định, để tiếp thu, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất có hiệu quả. Theo điều tra, hầu hết các chủ hộ giàu kinh nghiệm sản xuất, nhưng lại thiếu trình độ quản lý trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đây là một vấn đềlớn cần được quan tâm giải quyết của các hộsản xuất nhỏnhằm đạt được hiệu quảtrong sản xuất kinh doanh mặt hàng MTĐ.
2.3.1.2 Tình hình laođộng
Lao động là nhân tốquan trọng quyết định tới sựphát triển nghềsản xuất MTĐ, là yếu tốquan trọng của mọi quá trình sản xuất, là chỉtiêu phản ánh rõ nét năng lực sản xuất của các hộ. Quy mô cơ cấu lao động phụ thuộc rất lớn vào từng lĩnh vực sản xuất. Tình hình laođộng sản xuất của các hộ làm MTĐ được thểhiện qua bảng 9.
Về đặc điểm lao động, nghềsản xuất mây tre đan có khá nhiều nét tương đồng với nhiều làng nghề truyền thống khác, đó là tận dụng tối đa nguồn lao động gia đình. Qua bảng sốliệu ta thấy, đối với nhóm hộkiêm thì laođộng làm nghề MTĐ bình quân 2-3 lao động, số lao động này được huy động làm tất cả các công việc trong gia đình, những lúc thời vụtrong nông nghiệp, thời gian nông nhàn tập trung làm nghề. Qua phỏng vấn chúng tôi thấy phần lớn họcho rằng nghềnông nghiệp là nghềgốc, là nghề đảm bảo lương thực cho cuộc sống, vì vậy cho dù sản xuất nông nghiệp đạt kết quả không cao họ vẫn tiến hành sản xuất. Sản xuất MTĐ là nghề phụ sử dụng lao động gia đình là chính vào lúc nông nhàn và không thuê lao động. Cònđối với các hộchuyên phần lớn diện tích đất canh tác của họ thường cho các hộ khác đấu thầu lại vì công việc sản xuất ngành nghềcủa họ rất bận rộn lại mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn làm nông nghiệp. Ta thấy trong tổng số hộ chuyên được điều tra, lao động gia đình chiếm 56,07%, lao động thuê chiếm 49,53%.
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế
Tổng số lao động nam làm MTĐ chiếm 20,56%, lao động nữ chiếm 35,51% trong tổng số lao động. Số lao động nam tham gia sản xuất MTĐ ít hơn so với lao động nữ bởi lẽcông việc làm MTĐ không nặng nhọc, sản phẩm MTĐ đơn giản dễ làm, đòi hỏi sự tỉ mỉ chịu khó, không sử dụng nhiều công sức lao động mà kỹthuật mới là quan trọng. Do vậy, một số lao động namđã chuyển sang làm nghềkhác.
Bảng 9: Tình hình laođộng của các hộ điều tra (tính bình quân hộ)
ĐVT: Người
Chỉtiêu Hộchuyên Hộkiêm
Tổng sốhộ 25 25
Nhân khẩu 5,04 5,12
1.Tổng lao động làm MTĐ 4,32 2,16
a.Lao động gia đình 2.4 2,16
+ Nam 0,88 0,72
+ Nữ 1,52 1,44
b.Lao động thuê 2.2 -
+Lao động thường xuyên 1,32 -
+Lao đông thời vụ 0,8 -
(Nguồn: Sốliệu điều tra năm 2009) Đặc điểm nhóm hộ chuyên sản xuất MTĐ ngoài tận dụng tối đa lao động gia đình thì họphải thuê thêm lao động bên ngoài. Cụthểbình quân mỗi hộ điều tra phải thuê 2,12 lao động, trong đó lao động thường xuyên chiếm 62,26%; lao động mang tính thời vụ chiếm 37,74%. Công việc làm MTĐ đòi hỏi chủhộ và lao động thuê phải có kinh nhiệm làm MTĐ, thường thì các hộthuê ngay bà con trong làng. Mặt hàng MTĐ đa dạng phong phú và làm theo đơn đặt hàng. Ngoài sản phẩm mới ký hợp đồng, thì còn những mặt hàng định kỳ (các mặt hàng định kỳ thường làm bao nhiêu nhập bấy nhiêu quy định trong các tháng hàng năm), vì vậy người sản xuất MTĐ có việc làm quanh năm, nên lao động thuê của hộ thường là lao động thường xuyên.
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế
Tuy tỷ lệ lao động ngành nghề được đào tạo qua trường lớp là rất ít, hầu hết là nghềtruyền dạy trong gia đình là chủ yếu, nhưng nhìn chung tay nghềkỹthuật của người lao động tương đối tốt, vì hầu hết các mặt hàng đòi hỏi sự khéo léo và kỹthuật cao họhầu hết đều làm được.
2.3.1.3 Cơ sởvật chất phục vụsản xuất
Tuy ngành MTĐ tồn tại và phát triển lâu đời tại xã Thượng Hiền, nhưng các tư liệu sản xuất ngành MTĐ còn rất hạn chế, các hộsản xuất chủyếu vẫn sửdụng công cụtruyền thống thô sơ để phục vụ cho sản xuất nên sản lượng sản xuất của hộ chưa cao, còn các máy móc hiện đại tiên tiến để phục vụ cho quá trình sản xuất thì chủ yếu được các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp trang bị cho mình. Thông qua quá trình điều tra thực tếtôi tổng hợp tình hìnhđầu tư các tư liệu sản xuất của các hộthông qua bảng 10.
Do tính chất chuyên môn hóa chưa cao, đặc thù ngành nghềsản xuất MTĐ và quy mô sản xuất nhỏ nên cơ sở vật chất của hộ rất kém, không có mặt bằng sản xuất, cơ sở làm việc chính là nơi ởcủa mình.Đối với những hộchuyên sản xuất MTĐ họsử dụng diện tích sân nhà lợp mái tôn lên để sản xuất, có khi chỉ đủ che mưa che nắng. Máy móc cũng không có nhiều bình quân hộchuyên chỉ có khoảng gần 5 chiếc, các hộ kiêm có khoảng 2 chiếc, máy này chủyếu máy tuốt mây, máy cắt song, máy ghim song. Máy tuốt mây là loại máy có kích thước nhỏ dùng đểtỉa những cây mây thành những sợi nhỏ hơn đáp ứng yêu cầu sản xuất, máy cắt song dùng đểcắt những cây song thành những đoạn ngắn hơn, máy ghim song dùng để ghim những ruột song lại với nhau uốn theo những hình dạng, yêu cầu khác nhau, trong xã sản xuất mặt hàng song ghép khá nhiều nên rất cần loại máy này. Số lượng máy mócởnhóm hộrất thấp bởi đặc thù nghềnghiệp, với nghềnày có thểsử dụng công cụ đơn giản như dao, kéo, kìm... thực tếcũng vậyởnhóm hộchỉcó các công cụ thô sơ, hơn nữa hộchỉ làm gia công cho cơ sởlà chính nên những khâu cần máy móc chỉlà phụ.
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế
Bảng 10: Tình hìnhđầu tư các tư liệu sản xuất của các hộ điều tra, năm 2009 (tính bình quân hộ)
Chỉtiêu
Loại hộ
Hộchuyên Hộkiêm
Số lượng (chiếc)
Giá trị (Tr.đ)
Số lương (chiếc)
Giá trị (Tr.đ)
1. Dụng cụSX 18 0.66 10,66 0,37
- Cưa 2,4 0,13 1,9 0,11
- Búa 3,5 0,22 1,8 0,11
- Đục 3,6 0,10 2 0,05
- Dao vót 3 0,02 2,16 0,01
- Đèn phò 2,6 0,13 1 0,05
- Dụng cụ đánh bóng 2,9 0,06 1,8 0,04
2. Trang thiết bị 5,06 7,91 2,42 2,66
- Máy phun sơn 1 0,5 0.6 0,3
- Máy tuốt mây 0,98 3,92 0,30 1,2
- Máy cắt song 0,78 2,57 0,24 0,79
- Máy ghim song 2,3 0,92 1,3 0,37
3. Tổng giá trị 23,06 8,57 13,08 3,03
(Nguồn sốliệu điều tra năm 2009) Máy móc, cơ sở sản xuất còn lạc hậu không theo kịp sự tiến bộ công nghệ, qua tìm hiểu các cơ sở có chu kỳ cải tiến máy móc cũng chưa tốt. Về mặt bằng cơ sở là một vấn đề bức xúc, các cơ sở chỉ tận dụng đất ở, có khi phải phơi gia công lần cuối ở ngoài đường hoặc chỗ bãi đất trống. Phía chính quyền địa phương dường như không thể giải quyết vấn đề mặt bằng cho các cơ sở sản xuất, bởi quỹ đất hạn chế trong đó còn phải ưu tiên cho các ngành khác.
Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế