Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT Phong điền

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NNPTNT phong điền (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

2.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu và chi nhánh ngân hàng

2.1.2 Tổng quan chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phong Điền

2.1.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT Phong điền

Qua bảng số liệu 2 cho thấy tổng thu nhập của chi nhánh tăng qua các năm.

Cụ thể: Tổng thu năm 2008 là 21.780 triệu đồng, năm 2009 tổng thu đạt 85.163 triệu đồng, tăng 2.486 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 11%. Đến năm 2010, đạt 31.657 triệu đồng, tăng 7.391 triệu đồng, tốc độ tăng 30%. Nguyên nhân có sự gia tăng này là do trong thời gian qua là do nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng, chính sự tăng trưởng này đã tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, do ngân hàng luôn có chính sách phù hợp với cơ chế thị trường như điều chỉnh lãi suất, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước điều đó làm cho doanh thu từ lãi

Đại học Kinh tế Huế

cho vay của ngân hàng tăng lên. Các khoản thu từ kinh doanh dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể. Nguồn thu khác của ngân hàng khá lớn đó là các nguồn thu bất thường từ việc thu hồi các khoản nợ và lãi quá hạn đãđược xử lý trước đây, năm 2008 nguồn thu này lên đến 2.122 triệu đồng và giảm qua các năm.

Tổng chi của ngân hàng qua các năm có xu hướng tăng lên, Chi phí năm 2008 là 13.597 triệu đồng, năm 2009 là 17.338 triệu đồng, tăng 3.741 triệu đồng, tốc độ tăng 28%. Qua năm 2010, tống chi phí là 25.152 triệu đồng, tăng 7.814 triệu đồng, tốc độ tăng 45% so với năm 2009. Nguyên nhân là do sau năm 2008 chi nhánh đã tăng lãi suất và thực hiện thêm nhiều hình thức huy động khác nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa đồng thời trong thời điểm này lãi suất huy động trên thị trường tăng một cách nhanh chóng vì vậy bắt buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động làm tăng chi phí chí phí trả lãi. Ngoài ra nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh qua các năm đồng nghĩa với khoản chi trả lãi vay tăng lên đó cũng là sự tất yếu trong việc làm ăn kinh doanh. Việc chi phí tăng cao cũng là do trong những năm này, hoạt động sản xuất kinh doanh của bà con bị mất mùa vì thời tiết do đó việc trả nợ cho NH gặp khó khăn, NH phải chi dự phòng rủi ro ra để bù đắp những khoản nợ không thể thu hồi được. Cụ thể năm 2008 chi dự phòng rủi ro là 502 triệu đồng đến năm 2009 là 582 triệu đồng tăng lên 80 triệu đồng tương ứng tăng 16%

đặc biệt năm 2010 chi dự phòng rủi ro lên đến 2.633 triệu đồng tăng đến 2.051 triệu đồng tức tăng 352% việc tăng mạnh chi phí rủi ro này là do năm 2010 đã xảy ra một trận lũ ngay giữa mùa vụ khiến mùa màng mất trắng, nhiều hộ không trả được nợ vì vậy ngân hàng phải chi một khoản dự phòng tài chính để bù đắp những khoản nợ không thu hồi được điều này góp phần làm cho chi phí tăng cao hơn nữa. Các khoản chi tiền lương và chi cho quản lý tăng khá mạnh qua các năm nhất là trong năm 2009, ta thấy năm 2008 mức chi là 4.593 triệu đồng năm 2009 tăng lên 20%

với mức chi là 5.494 triệu đồng nguyên nhân là do trong năm 2009 ngân hàng có chính sách tăng lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên tạo động lực cho cán bộ công nhân viên là việc vì vậy khoản chi này tăng cao, tuy nhiên điều đáng nói là tỷ trọng chi cho tiền lương và quản lý ngân hàng khá cao chiếm hơn 30% trong tổng

Đại học Kinh tế Huế

chi phí các năm 2008 và 2009 điều này cho thấy chi phí hoạt động ngân hàng khá cao ngân hàng phải chi một lượng lương và tiền khá lớn so với tổng thu đạt được chứng tỏ hiệu suất làm việc của nhân viên ngân hàng chưa cao đòi hỏi ban giám đốc ngân hàng cần xem xét và có phương án hợp lý để tăng hiệu suất làm việc của nhân viên, đồng thời cắt giảm những khoản chi không hợp lý để tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Ta cũng thấy rằng thu khác khá lớn trong khi khoản chi khác lại rất nhỏ năm 2008 là 42 triệu đồng năm 2009 là 50 triệu đồng, năm 2010 là 100 triệu đồng nguyên nhân là do đây là khoản chi để thu hồi nợ và lãi của các khoản được cho là không thể đòi được và được xử lý ngân hàng đã trích rủi ro tín dụng để bù đắp vào những khoản nợ này nên chi này thấp chủ yếu là chi xăng xe đi lại cho cán bộ tín dụng để thu hồi nợ.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Phong Điền

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 So Sánh

2009/2008 2010/2009 Giá trị

(tr.đ) % Giá trị

(tr.đ) % Giá trị

(tr.đ) % +/- % +/- %

1. TỔNG THU 21.780 100 24.315 100 31.657 100 2.535 11,6 7.342 30,2

Thu lãi cho vay 19.304 88,63 22.837 93,92 30.872 97,52 3.533 18,3 8.035 35,18

Thu từ hoạt động dịch vụ 342 1,57 289 1,19 399 1,26 -53 -15,5 110 38,06

Thu từ hoạt động kinh doanh ngoạihối 12 0,06 7 0,03 7 0,02 -5 -41,7 0 0

Thu khác 2.122 9,74 1.182 4,86 379 1,2 -940 -44,3 -803 -67,9

2. TỔNG CHI 13.597 100 16.888 100 25.152 100 3.291 24,2 8.264 48,93

Chi lãi vay 8.390 61,7 10.598 62,75 16.316 64,87 2.208 26,3 5.718 53,95

Chi HĐ dịchvụ 70 0,51 164 0,97 141 0,56 94 134 -23 -14

Chi phí HĐ KHÁC 42 0,31 50 0,3 100 0,4 8 19,1 50 100

Chi tiền lương và chi quản lý 4.593 33,78 5.494 32,53 5.962 23,7 901 19,6 468 8,52

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 502 3,69 582 3,45 2.633 10,47 80 15,9 2.051 352,4

3. LỢI NHUẬN 8.183 7.427 6.505 -756 -9,24 -922 -12,4

(Nguồn: Phòng kinh doanhngân hàng NN&PTNT Phong Điền)

Đại học Kinh tế Huế

Do tốc độ tăng của thu nhập nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí nên dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống. Năm 2008, lợi nhuận đạt 8.183 triệu đồng, năm 2009 đạt 7.427 triệu đồng, giảm 1.255 triệu đồng, tốc độ giảm15%, đến năm 2010, lợi nhuận đạt 6.505 triệu đồng, giảm 423 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ giảm 6 %. Lợi nhuận giảm cho thấy nguyên nhân là do các năm 2009 và 2010 ngân hàng phải tăng lãi suất huy động nhưng các khoản dư nợ cho vay các năm trước với lãi suất thấp hơn vẫn còn làm cho doanh thu tăng thấp hơn chi phí ngoài ra còn do một số nguyên nhân làm tăng chi phí đã được trình bày ở trên, Vì vậy lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống. Lợi nhuận ngày càng giảm là một nhược điểm của NH đòi hỏi trong thời gian tới, NH tiếp tục cố gắng giảm chi phí, tăng thu nhập, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Ngân hàng cấp trên giao.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NNPTNT phong điền (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)