CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
2.2. Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010
2.2.2 Tình hình cho vay theo thời hạn tín dụng của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT
Xét doanh số cho vay
Hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Phong Điền nhìn chung đều tăng trưởng qua các năm. Hầu hết, nguồnvốn tín dụng củangân hàngđược đầu tư vào các thành phần kinh tế,hỗ trợ vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh để kinh tế địa phương ngày càng phát triển.
Trong hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh, thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn so với tín dụng trung hạn và dài hạn nhưng xu hướng này dần giảm xuống, cụ thể năm 2008 tỷ trọng chiếm 67,51% đến năm 2009 chỉ chiếm 56,13%, năm 2010 tỷ trọng giảm xuống còn 49,16% . Như vậy đến năm 2010 cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nguyên nhân là do Các năm trước nguồn vốn tín dụng của ngân hàng NN&PTNT Phong Điền chủ yếu từ vốn huy động mà nguồn vốn này thường là ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh khoản nên ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, loại cho vay này thông thường để đáp ứng nhu cầu vay vốn nhất thời của các thành phần, ngành kinh tế trong địa bàn hoạt động. Hơn nữa trong những năm gần đây huyện có chính sách phát triển trồng rừng và trồng cao su..vì vậy nhu cầu vay vốn dài hạn tăng cao các nguồn vốn của các tổ chức chính phủ được rót về để ngân hàng hỗ trợ cho vay trung dài hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn
Trong thời gian qua, tình hình cấp tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh có xu hướng giảm dần cụ thể như sau: năm 2008 đạt 127.978 triệu đồng, đến năm 2009 doanh số đạt 126.176 triệu đồng giảm 1.807 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,41%. Năm 2010 đạt 108.402 triệu đồng giảm 17.774 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng giảm với tỷ lệ 14,09%.Nguyên nhân là do trong thời gian này các hộ có nhu cầu vay vốn lớn hơn để mở rộng việc sản xuất kinh doanh vì vậy các hộ vay với thời hạn dài hơi hơn để có thể chia nhỏ khoản nợ trả hơn nữa như đã nói ở trên trong những năm sau này nguồn vốn ngân hàng được hỗ trợ nên cho vay dài hạn nhiều hơn.
Đại học Kinh tế Huế
Doanh số cho vay trung dài hạn
Tình hình cấp tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh qua các năm như sau: năm 2008 đạt 61.588 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,49% trong tổng doanh số cho vay, nhưng đến năm 2009 doanh số đạt 98.617 triệu đồng, tăng37.029 triệu đồng với năm 2008, tăng tương ứng với tỷ lệ 60,12%. Đến năm 2010, doanh số đạt 112.106 triệu đồng tăng 13.678 triệu đồng với tỷ lệ tương ứng là 13,678% so với năm 2009. Mục đích của tín dụng trung hạn và dài hạn hầu hết là nhằm giúp cho khách hàng mở rộng quy mô sản xuất phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, đầu tư trồng rừng và cao su(cho vay dài hạn)…Các khoản cho vay trung dài hạn có thời gian thu hồi vốn tương đối dài, kèm theo độ rủi ro cao nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt loại cho vay này. Tuy nhiên, sự biến động doanh số cho vay trung dài hạn trong năm 2010, tăng cao hơn so với năm 2008 và 2009, nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong huyện tăng cao, cùng với các phương án kinh doanh khả thi, đủ sức thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Mặt khác, cũng do các hộ sản xuất kinh doanh, các TCKT không có đủ điều kiện để thu hút vốn giống như các ngân hàng thương mại, nên họ chọn hình thức tín dụng trung và dài hạn là giải pháp tốt nhất.
Doanh số thu nợ
DSTN ngắn hạn giảm dần, trong khi DSTN của trung và dài hạn tăng liên tục trong hai năm tỷ lệ DSTN ngắn hạn năm 2008 là 74,8%, trung và dài hạn 25,2%. Sang năm 2009 tỷ trọng thay đổi DSTN trung dài hạn chiếm 36,7%. Năm 2010 tỷ trọng DSTN trung dài hạn tăng đến 51,4% ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là 48,6%. Điều này cũng dễ hiểu vì trong những năm vừa qua, NH chú trọng hơn trong việc đầu tư cho vay trung và dài hạn, mặt khác, hoạt động kinh doanh của các DN0 trênđịa bàn đang hoạt động tốt và phát triển mạnh mẽ, chính điều này đã giúp họ trả nợ nhanh cho NH. Tuy nhiên ta cũng thấy được DSTN tăng chậm so với DSCV trong năm 2009 bởi lẽ nguyên nhân là có độ trễ bởi lẽ các hộ vay trung và dài hạn nên thời hạn trả nợ dài hơn dovậy năm 2009 DSTN còn thấp nhưng đến 2010 lại tăng cao.
DSTN trung và dài hạn tăng qua các năm trong khi đó DSTN ngắn hạn giảm qua các năm. 2009 DSTN trung và dài hạn đạt 69.075 triệu đồng tăng 24.128 triệu đồng so
Đại học Kinh tế Huế
với năm 2008 tốc độ tăng là 54,68%, sangnăm 2010 DSTN này tăng lên 101.070 triệu đồng tăng 31.995 triệu đồng tỷ lệ tăng là 46,3%. Sang năm 2009 DSTN ngắn hạn chỉ đạt 119.098 triệu đồng, giảm 13.021 triệu đồng tương ứng giảm 17,6% so với năm 2008 và năm 2010 tiếp tục giảm còn 95.501 triệu đồng,giảm 23.597 triệu đồng, tương ứng giảm 19,7%. Nguyên nhân chủ yếu DSTN giảm là do ảnh hưởng bởi DSCV giảm, đó cũng là điều dễ thấy bởi lẽ DSCV ngắn hạn các năm sau đều giảm dần.
Công tác thu nợ rất quan trọng trong hoạt động tín dụng, nó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có năng lực, trìnhđộ chuyên môn trong việc thẩm định khách hàng. Đây là khâu quan trọng bởi một khoản tín dụng có mức rủi ro cao hay thấp đều phụ thuộc vào khâu này. Trong hoạt động kinh doanh, chi nhánh ngân hàng luôn thực hiện phương châm nâng cao chất lượng tín dụng, và trong chỉ đạo điều hành, thì việc phân công trách nhiệm cũng được chi nhánh thực hiện tốt và có hiệu quả, từ đó, chi nhánh có thể kiểm tra kịp thời, hạn chế các khoản nợ quá hạn đến mức thấp nhất, góp phần nâng cao khả năng hoạt động của ngân hàng.
Tình hình dư nợ
Vì DSTN ngắn hạn ở 2 năm 2009 và 2010 giảm với tốc độ nhiều hơn so với tốc độ giảm của DSCV nên làm cho DN tăng lên, cụ thể năm 2009 DN ngắn hạn đạt 54.546 triệu đồng tăng 7.078 triệu đồng so với năm 2008 tương đương tăng với tốc độ là 14,91%, đến năm 2010 tăng lên 67.365 triệu đồng tăng 12.819 triệu đồng, tương ứng tăng 23,50%. Đối với trung và dài hạn, DN tăng liên tục trong 2 năm Năm 2009 đạt 118.646 triệu đồng, tăng 29.702 triệu đồng, tương ứng tăng 33,39% so với năm 2008, năm 2010 tăng lên 129.407 triệu đồng, tăng 10.761 triệu đồng, tương ứng tăng 9,07% so với năm 2009. Có sự tăng lên này là do nhiều DN, tổ chức vay để đầu tư vào cao su và trồng rừng, vay để xây dựng các dự án như xây cây xăng…, nên nguồn vốn trung hạn tăng lên về doanh số mà thời gian thu hồi lại dài, làm cho dư nợ tăng lên.
Tóm lại, việc tăng dư nợ của NH nhằm mục đích cuối cùng là đưa NH ngày một tiến xa hơn, đạt được lợi nhuận cao hơn và củng cố vị thế cạnh tranh trên địa bàn. Tuy nhiên NH phải làm sao để khống chế cho dư nợ không vượt quá nợ quá hạn để đảm bảo an toàn đồng vốn.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6: cho vay theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng NN&PTNT Phong Điền
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
So Sánh
2009/2008 2010/2009
tr.đ % tr.đ % tr.đ % tr.đ % tr.đ %
1. Cho vay ngắn hạn 127.978 67,5 126.176 56,1 108.402 49,2 -1.802 -1,41 -17.774 -14,1 2. Cho vay trung, dài hạn 61.588 32,5 98.617 43,9 112.106 50,8 37.029 60,1 13.489 13,7 Tổng doanh số cho vay 189.566 100 224.793 100 220.508 100 35.227 18,6 -4.285 -1,91 1. Cho vay ngắn hạn 133.394 74,8 118.946 63,3 95.501 48,6 -14.448 -12,2 -23.445 -19,7 2. Cho vay trung, dài hạn 44.947 25,2 69.075 36,7 101.070 51,4 24.128 34,9 31.995 26,9 Tổng doanh số thu nợ 178.341 100 188.018 100 196.571 100 9.677 5,15 8.553 7,19
1. ngắn hạn 47.468 34,8 54.546 31,5 67.365 34,2 7.078 14,9 12.819 23,5
2. trung, dài hạn 88.944 65,2 118.646 68,5 129.407 65,8 29.702 33,4 10.761 9,07 Tổng dư nợ 136.412 100 173.192 100 196.772 100 36.780 26.96 23,58 13,6
1. ngắn hạn 580 55,1 614 50,7 493 20,7 34 5,86 -121 -19,7
2. trung, dài hạn 472 44,9 596 49,3 1.884 79,3 124 26,3 1,288 216
Tổng nợ quá hạn 1.052 100 1.210 100 2.377 100 158 15 1,167 96,5
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng NN&PTNT PhongĐiền)
Đại học Kinh tế Huế
Trong những năm qua nợ quá hạn có xu hướng tăng lên năm 2008, nợ xấu tăng lên là do doanh số cho vay tăng qua các năm
Nợ quá hạn ngắn hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn so với tổng nợ quá hạn giảm dần đó là do doanh số cho vay ngắn hạn giảm qua các năm, năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn là 55.13%
đến năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 50.74% và năm 2010 còn 20.74% trong tổng nợ quá hạn.
Nợ quá hạn trung, dài hạn hạn
Nợ quá hạn trung dài hạn có xu hướng tăng lên. Trong năm 2008, mức nợ quá hạn là 472 triệu đồng, sang năm 2009 là 596 triệu đồng, tăng 124 triệu đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ là 26,27%. Và đến năm 2010 nợ quá hạn lại tăng nhanh đến 1.884 triệu đồng, tăng 1.288 triệu đồng, tốc độ tăng là 216,11% so với năm 2009. Mức nợ quá hạn trung hạn trong 3 năm 2008-2010 tăng và chiếm tỷtrọng lớn dần bởi vì doanh số cho vay và mức dư nợ trung hạn tăng dần qua các năm. Trong năm 2010 nợ quá hạn trung dài hạn tăng mạnh đó là do trong năm 2010 xảy ra lu lụt làm mùa màng hầu như mất trắng vì vậy người dân khó có khả năng trả các khoản nợ đếnhạn dẫn đến nợ quá hạn tăng mạnh như vậy. Tuy nhiên điều đáng nói là các khoản vay trung và dài hạn tăng mạnh như vậy có thể dẫn đến nhiều rủi ro như không đòi được nợ hoặc lãi, hoặc chậm trả nợ hoặc lãi cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì vậy ngân hàng cần có biện pháp quản lý tốt vốn đã cho vay nhằm hạn chế những rủi ro ở trên.
Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên không ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà nó phụ thuộc vào chính sách quản lý của ngân hàng tại từng thời kỳ cụ thể. Tuy vậy với bất kỳ một ngân hàng nào dù thiếu vốn hay thừa vốn hoạt động, khi đã tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng đều mong muốn thu được vốn và lãi đúng hạn. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục thì còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn và quản lý tốt công tác thu nợ.
Đại học Kinh tế Huế