Tình hình cho vay theo từng ngành kinh tế của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Phong Điền

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NNPTNT phong điền (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

2.2. Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010

2.2.1 Tình hình cho vay theo từng ngành kinh tế của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Phong Điền

Nền kinh tế huyện Phong Điền có nhiều chuyển biến trong thời gian qua, phát triển bền vững qua các năm, nhiều ngành kinh tế phát triển nhanh chóng, trong đó có 3 ngành chủ yếu là ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Ngư nghiệp, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và một số ngành khác.

Xét ngành nông nghiệp –lâm nghiệp- ngư nghiệp:

Doanh số cho vay ngành này chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV và tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2008 DSCV đạt 92.197 triệu đồng chiếm 48,64%, đến năm 2009 doanh số tăng lên 108.194 triệu đồng chiếm 48,13% tăng 25.997 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,2%. Sở dĩ DSCV ngành này tăng cao là do trong thời gian này, bà con đã mạnh dạn trong việc vay vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất, chăn nuôi trồng trọt theo cơ chế thị trường chứ không canh tác theo phương thức tự cung tự cấp. Qua đó cũng thấy được sự quan tâm của NH đối với sự phát triển kinh tế nông thôn của huyện nhà, và sự tin tưởng của bà con nông đân đối với NH trong khi trên địa bàn huyện đã có thêm Ngân hàng chính sách với mức lãi suất có nhiều ưu đãi hơn , sang năm 2010 doanh số cho vay đạt 91.875 triệu đồng, chiếm 41,67% giảm so với năm 2009 là 4.290 triệu đồng giảm 22,27%, nguyên nhân là do NH chú trọng cho vay các ngành CN -TTCN và TMDV để phù hợp với mục tiêu phát triển nền kinh tế của huyện nên DSCV ngành này đã giảm.

Doanh số thu nợ của ngành biến động qua các năm như sau năm 2008 doanh số thu nợ là 89.610 triệu đồng, nhưng sang năm 2009 thì lại giảm xuống còn 84.576 triệu đồng, giảm 5.029 triệu đồng tương ứng giảm 5,61%, và năm 2010 tăng lên thêm 5.571 triệu đồng, đạt 90.152 triệu đồng, tương ứng tăng 6,59%. Trong thời gian 2008-2009 công tác thu nợ của chi nhánh gặp khó khăn vì quá trình sản xuất của các hộ gặp bất lợi, thời tiết thay đổi đột ngột làm cho sản lượng làm ra không cao nên việc trả nợ chậm hơn.

Dư nợ ngành N - L - NgN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DN và tăng nhanh qua các năm. Năm 2008 đạt 56.903 triệu đồng, sang năm 2009 đạt 80.521 triệu đồng tăng

Đại học Kinh tế Huế

23.618 triệu đồng tương ứng tăng 41,51%. Qua năm 2010 tăng nhưng tốc độ chậm hơn, chỉ tăng 2,02% so với năm 2009, đạt 82.144 triệu đồng. Nguyên nhân DN ngành này tăng là do đối tượng khách hàng của ngành này phần lớn là bà con nông dân, họ vay vốn chủ yếu để đầu tư vào trồng cây cao su, trồng rừng, trồng tiêu, chăn nuôi thủy sản, trâu bò…Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi trồng trọt đã làm năng suất các ngành này tăng cao, mang lại lợi nhuận cao, do đó, bà con nông dân phấn khởi nên đã chủ động mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất, điều đó góp phần làm cho dư nợ của NH tăng lên. Bên cạnh đó, một nguyên nhân cũng góp phần làm DN ngành này tăng lên nữa đó là do ngành chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mà huyện nhà là nơi thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt, làm cho việc trả nợ cho NH gặp khó khăn.

Nợ quá hạn ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng qua các năm2008 nợ quá hạn là 337 triệu đồng đến năm 2009 tăng lên 187 triệu đồng nên nợ quá hạn là 524 triệu đồng tăng 55,49% chiếm tỷ trọng là 43,31% trong các ngành kinh tế. Đến năm 2010 nợ quá hạn ngành này là 1.030 triệu đồng tăng 506 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 96,56%. tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhanh qua các năm nguyên nhân là do trong nhưng năm qua doanh số cho vay trong ngành này không ngừng tăng lên hơn nữa do năm 2010 trong huyện xãy ra lũ lụt làm mất mùa nên một số nông dân chưa có khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn tăng cao

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 5: Tình hình cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng từ năm 2008-2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So Sánh

tr.đ % tr.đ % tr.đ % tr.đ % tr.đ %

Tổng doanh số cho vay 189.566 100 224.798 100 220.508 100 35.232 19 -4.290 -1,9 Nông, lâm, ngư nghiệp 92.197 48,64 118.194 52,6 91.875 41.67 25.997 28,2 -26.319 -22,3 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 28.246 14,9 36.845 16,4 47.435 21.51 8.599 30,4 10.590 28,74 Thương mại, dịch vụ 44.868 23,67 52.894 23,5 46.436 21.06 8.026 17,9 -6.458 -12,2

Ngành khác 24.255 12,8 16.865 7,5 34.762 15.76 -7.390 -30,5 17.897 106,1

Tổng doanh số thu nợ 178.341 100 188.018 100 197.571 100 9.677 5,4 9.553 5,08

Nông, lâm, ngư nghiệp 89.610 50,3 84.581 45 90.152 45.6 -5.029 -5,6 5.571 6,59

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 26.152 14,7 35.767 19 32.486 16.4 9.615 37 -3.281 -9,2

Thương mại, dịch vụ 40.730 22,8 46.966 25 45.502 23 6.236 15 -1.464 -3,1

Ngành khác 21.849 12,3 20.704 11 29.431 14.9 -1.145 -5,2 8.727 42,2

Tổng dư nợ 136.413 100 173.192 100 196.772 100 36.779 27 25.580 13,6

Nông, lâm, ngư nghiệp 56.903 41,7 80.521 46 82.144 41.8 23.618 42 1.623 2,02

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 17.863 13,1 18.940 11 33.882 17.2 1.077 6 14.942 78,9

Thương mại, dịch vụ 26.785 19,6 32.713 19 34.397 17.5 5.928 22 1.684 5,15

Ngành khác 34.862 25,6 41.018 24 46.349 23.6 6.156 18 5.331 13

Tổng nợ quá hạn 1.052 100 1.210 100 2.377 100 158 15 1.167 96,5

Nông, lâm, ngư nghiệp 337 32 524 43 1.030 43.3 187 55 506 96,6

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 205 19,5 212 18 375 15.8 7 3.4 163 76,9

Thương mại, dịch vụ 128 12,2 108 8,9 273 11.5 -20 -16 165 153

Ngành khác 382 36,3 366 30 699 29.4 -16 -4.2 333 91

(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng NN&PTNT PhongĐiền)

Đại học Kinh tế Huế

Xét ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp :

Nhìn chung DSCV, DSTN, DN của ngành tăng qua 3 năm. Đối với DSCV ngành này chiếm một tỷ trọng khá cao, đây là ngành mà chi nhánh cũng đang có kế hoạch hướng đến, DSCV năm 2008 là 28.246 triệu đồng chiếm 14,9%, năm 2009: 36.845 triệu đồng chiếm 16,39%, và năm 2010 đạt 47.435 triệu đồng chiếm 21,51%. Giá trị tăng lên của ngành qua các năm đều cao, mỗi năm tăng hơn 8 tỷ đồng với tốc độ tăng cao, năm 2009/2008 là 30,44%, và năm 2010/2009 là 28,74%, điều này cho thấy NH không chỉ chú trọng vào lượng khách hàng truyền thống của mình mà còn chú trọng mở rộng lượng khách hàng tiềm năng ở địa bàn là các hộ kinh doanh - sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Điều này cũng cho ta thấy nền kinh tế huyện đang có sự phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đồng thời trong ngành này các hộ làm ăn có lãi nên ngày càng muốn mở rộng quy mô sản xuất.

DSTN đối với ngành tăng ổn định qua 3 năm, năm 2008 là 26.152 triệu đồng, sang năm 2009 là 35.767 triệu đồng, tăng 9.615 triệu đồng tương ứng tăng 36,77%, năm 2010 DSTN đối với ngành này đã giảm nhẹ 9,71% so với năm 2009, đạt 32.486 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, huyện nhà đã tạo điều kiện ưu đãi để phát triển ngành này, vì thế các hộ sản xuất đã mạnh dạn vay vốn để phát triển, mở rộng các ngành nghề truyền thống, làm cho hoạt động kinh doanh phát triển, làm ăn có lãi nên họ rất chú trọng trong việc trả nợ cho NH.

Dư nợ ngành CN -TTCN luôn tăng qua các năm với giá trị tăng không cao, năm 2008 là 17.862, năm 2009 tăng đến 18.941 triệu đồng tăng 1.078 triệu đồng tương ứng tăng 6,04% và năm 2010 đạt 33.882 triệu đồng, tăng 14.942 triệu đồng, tương ứng tăng 78.89%. Nguyên nhân trong năm này DN tăng cao là do DSCV ngành này tăng cao, các hộ làm ăn có lãi nênđã chủ động vay vốn NH để mở rộng sản xuất. NH cũng đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển ngành này theo mục tiêu phát triển kinh tế chung của huyện nên DSCV cũng như DN tăng lên là tất yếu.

Năm 2009 nợ quá hạn của ngành này giảm trong so với 2008 và năm 2010 tăng lên tuy nhiên tỷ lệ tăng giảm không đáng kể nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn vẫn trong một giới hạn cho phép

Đại học Kinh tế Huế

Xét ngành thương mại dịch vụ:

Đây cũng là một ngành kinh tế đang phát triển ở huyện Phong Điền. DSCV, DSTN, DN của ngành tăng suốt trong 2 năm đầu và chiếm một tỷ trọng cao, qua năm 2010 có giảm nhẹ. Cụ thể năm 2008 DSCV đạt 44.868 triệu đồng chiếm 23,66%, năm 2009 đạt 52.894 chiếm tỷ trọng 23,53% tăng 8.206 triệu đồng tương ứng tăng 17,89%, và năm 2010 đạt 46.436 triệu đồng, giảm 6.458 triệu đồng, tương ứng giảm 12,21%.

Tuy tỷ lệ người dân làm thương mại dịch vụ khá nhỏ nhưng tỷ trọng cho vay ngành này cao cho thấy thương mại dịch vụ cần lượng vốn lớn, nhu cầu vốn nhiều để mở rộng buôn. Từ đó cho ta thấy đây là ngành hấp thụ vốn lớn của nền kinh tế. Tuy DSCV ngành này trong năm 2010 giảm xuống nhưng vẫn cao hơn so với 2008

Doanh số thu nợ năm 2007 là 30.135 triệu đồng tăng lên 40.730 triệu đồng năm 2008 tăng 10.595 triệu đồng tương ứng tăng 35,16%, sang năm 2009 tăng lên 46.966 triệu đồng tăng 6.236 triệu đồng tương ứng tăng 15,31%. Năm 2010 giảm 2.464 triệu đồng tương ứng giảm 5,25% so với năm 2009. DSTN ngành này tăng mạnh qua các năm chứng tỏ các hộ vay vốn đều làm ăn hiệu quả việc đầu tư có thể thu lại vốn và lợi nhuận, một điều nữa cho thấy khả năng tài chính của những hộ vay vốn trong ngành này cao vì vậy họ có thể trả nợ một cách dễ dàng hơn so với các ngành như nông-lâm- ngư-nghiệp.

DN ngành TMDV tăng đều qua các năm, năm 2008 là 26.785 triệu đồng, năm 2009 là 32.713 triệu đồng tăng 5.928 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 22,13%, và năm 2010 là 34.397 triệu đồng, tăng 1.684 triệu đồng, tương ứng tăng 5,15%. Dư nợ tăng cho thấy ngân hàng có sự chú trọng vào ngành này đây cũng là điều đương nhiên vìđây là ngành làm ăn có hiệuquả

Ngành thương mại dich vụ là ngành có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao thứ nhì tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của ngành này là thấp nhất cho thấy việc đầu tư vào ngành này có hiệu quả cao hơn người dân đầu tư dễ sinh lợi nhuận nên dễ dàng trả nợ cho ngân hàng hơn, vì vậy ngành này có thể nói là ngành tiềm năng nhất đối với ngân hàng.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NNPTNT phong điền (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)