CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
2.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu và chi nhánh ngân hàng
2.1.2 Tổng quan chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phong Điền
2.1.2.8 Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Trong những năm qua, bằng những hình thức đổi mới về phong cách giao dịch, thủ tục đơn giản và những biện pháp linh hoạt như: huy động tiết kiệm dự thưởng, giao chỉ tiêu huy động tiết kiệm đến từng nhân viên ngân hàng đã làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng NN&PTNT Phong Điền tăng lên, đáp ứng với sự tăng trưởng của tín dụng. Năm 2009 nguồn vốn huy động được là 89.985 triệu đồng giảm 9.120 triệu đồng tương ứng giảm 9% nhưng sang năm 2010 nguồn vốn huy động tăng lên đến 125.788 triệu đồng tăng 35.803 triệu đồng so với 2009 tốc độ tăng là 40%.
Nguyên nhân của sự biến động nàylà do năm 2009 lượng tiền kho bạc nhà nước giảm 75% làm vốn huy động giảm xuống. Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm dân cư vẫn tăng qua các năm, đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất năm ở các năm. Đến năm 2010, nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh đó làdo huy động tiết kiệm dân cư tăng mạnh đồng thời huy động của các nguồn khác cũng tăng, giá trị tiết kiệm dân cư tăng 25.718
Đại học Kinh tế Huế
triệu đồng tương ứng với 38 %.Cụ thể theo thành phần kinh tế với thời hạn nợ khác nhau nguồn vốn huy động thể hiện như sau
Tiền gởi của các tổ chức kinh tế:
Trong tổng huy động của ngân hàng thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn năm 2008 là 17,63% năm 2009 là 16,19% và năm 2010 là 16,52% tuy nhiên 100% là tiền gửi không kì hạn, nguồn vốn này trước mắt có thể giãi quyết nhu cầu vốn để kinh doanh nhưng khi cần các tổ chức có thể rút ra bất cứ lúc nào nên gây ra nhiều bất cập cho ngân hàng. Việc tiền gửi này giảm vào năm 2009 không phải là sự yếu kém của NH trong việc huy động loại tiền gửi này mà là do nền kinh tế lúc này bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới nên các tổ chức kinh tế gặp khó khăn, sang năm 2010, do nền kinh tế đã tăng trưởng trở lại, các tổ chức kinh tế đã có sự phát triển trong kinh doanh, nên lượng tiền gửi vào NH gia tăng
Tiền gởi tiết kiệm
Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn:
Loại tiền gởi này được thiết kế chủ yếu dành cho đối tượng khách hàng là tầng lớp dân cư, cá nhân, hoặc tổ chức có lượng tiền nhãn rỗi muốn gởi vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi. Vì loại tiền này, khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào nên chi nhánh phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch cấp tín dụng. Do vậy, loại tiền gởi này thường được chi nhánh trả với lãi suất thấp.
Tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn tại chi nhánh như sau: năm 2008 đạt 646 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,07% . Năm 2009 đạt 2.220 triệu đồng, tăng 1.574 triệu đồng, tốc độ tăng là 244 %. Sang năm 2010, số dư huy động đạt 1.226 triệu đồng, giảm 1.947 triệu đồng, giảm 88%. Nguyên nhân tiết kiệm không kì hạn năm 2009 tăng cao là do một số hộ kinh doanh gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo an toàn khi cần họ có thể rút ra để thanh toán cho khách hàng điều này làm vốn huy động năm 2009 tăng cao.
Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn:
Đối với loại tiền gởi này, khách hàng gởi tiền vì mục đích hưởng lãi, cònđối với ngân hàng đây là khoản tiền đãđược xác định thời gian, ngân hàng dễ dàng xây dựng kế hoạch cho vay với khoản tiền này, vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng, tạo được nguồn
Đại học Kinh tế Huế
vốn ổn định cho ngân hàng, điều này cho phép ngân hàng có thể chủ động trong việc đầu tư và cấp tín dụng cho khách hàng. Tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Phong Điền, số dư tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trong 3 năm tăng trưởng khá ổn định cụ thể như sau: năm 2008 đạt 59.661 triệu đồng, năm 2009 đạt 65.926 triệu đồng, tăng 6.265 triệu đồng, tốc độ tăng 11%. Năm 2010 đạt 93.591 triệu đồng, tăng 27.665 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2009 là 42%. Qua sự tăng trưởng của loại tiền gởi này, chứng tỏ thu nhập của người dân trong 3 năm qua ngày càng ổn định và phát triển, nhưng họ lại ít có sự lựa chọn trong việc đầu tư, vì thế họ quyết định đầu tư với hình thức đơn giản nhất là gởi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Việc huy động nguồn vốn này sẽ giúp ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 4: Tình hình huy động vốn của ngân hàng NN&PTNT Phong Điền qua ba năm 2008-2010
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
tr.đ % tr.đ % tr.đ % tr.đ % tr.đ %
Tổng nguồn vốn huy động 99.105 100 89.985 100 125.788 100 -9.120 -9 35.803 40 1. Tiền gửi không kì hạn của các tổ chức kinh tế 17.475 18 14.569 16 20.779 17 -2.906 -17 6.210 43 2. Tiền gửi không kì hạn của kho bạc nhà nước 21.270 21 5.289 6 9.734 8 -15.981 -75 4.445 84
3. Tiền gửi tiết kiệm 60.307 61 68.146 76 93.864 75 7.839 13 25.718 38
Có kì hạn 59.661 99 65.926 97 93.591 100 6.265 11 27.665 42
Không kì hạn 646 1 2.220 3 273 0 1.574 244 -1947 -88
4. Tiền gửi kì phiếu 53 0 1.981 2 1.411 1 1.928 3638 -570 -29
Kì phiếu<1 năm 20 38 21 1 1.376 98 1 5 1.355 6452
Kì phiếu>1 năm 33 62 1.960 99 35 2 1.927 5,84 -1.925 -98
(Nguồn: phòng kinh doanh ngân hàng NN&PTNT PhongĐiền)
Đại học Kinh tế Huế
Tiền gửi kho bạc nhà nước
Tiền gửi kho bạc nhà nước cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2008 là 21,46% năm 2009 là 5,88% năm 2010 là 7,74%. tiền gửi kho bạc có xu hướng giảm qua các năm tuy nhiên nguồn vốn này chiếm tỷ lệ cao trong nguồn vốn huy động mà chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn nện cũng gây nhiều bất cập cho ngân hàng, kho bạc nhà nước có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào nên ngân hàng khó có phương án cấp tín dụng. Nguyên nhân làm cho tiền gửi kho bạc vào ngân hàng giảm xuống là do trong những năm sau này có chính sách chuyển số dư tiền gửi Kho bạc tại các ngân hàng thương mại về Ngân hàng Nhà nước theo một lộ trình dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc chuyển tiền gửi từ ngân hàng thương mại về ngân hàng nhà nước nhằm mục đích kiểm soát dòng tiền ngân hàng nhà nước tránh tình trạng “tiền tạo tiền”, qua đó ảnh hưởng đến cung cầu vốn và lãi suất thị trường mà Ngân hàng Nhà nước không thể kiểm soát được.
Tiền gửi kì phiếu
Tiền gửi kì phiếu chiếm tỉ trọng thấp trong nguồn vốn huy động. Năm 2008 chiếm 0,05% năm 2009 chiếm 2,2% năm 2010 chiếm 1,12% đây là loại tiền gửi chưa phổ biến vì hình thức này chứa thật sự mang lại tiện ích cho khách hàng vì trong nhiều trường hợp nếu khách hàng đến hạn đi rút mà không đi rút thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn lãi suất này rất thấp. Hơn nữa hiện nay có nhiều thời hạn để khách hàng lựa chọn nên khách hàng chủ yếu sử dụng các loại hình tiết kiệm khác với nhiều tiện ích hơn.
Tóm lại, trong 3 năm qua, các hình thức huy động vốn tại chi nhánh có sự phát triển với tốc độ nhanh chậm khác nhau, tuy nhiên nguồn vốn huy động có xu hướng tăng nhất là nguồn vốn gửi có kì hạn giúp ngân hàng mở rộng phạm vi tín dụng giúp ngân hàng chủ động trong vấn đề sử dụng vốn. Vì chính sự tăng trưởng nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Đại học Kinh tế Huế