CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
2.2. Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010
2.2.3 Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Phong Điền
Xét doanh số cho vay
Cùng với sự gia tăng của tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay theo từng thành phần kinh tế cũng tăng trưởng tương ứng, tuy nhiên tốc độ tăng ở mỗi thành phần kinh tế qua các năm lại không đều nhau. Hiện nay các đối tượng cho vay tại chi nhánh tương đối phong phú và đa dạng, từ bảng số liệu 7, ta thấy cho vay hộ nông dân chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ tiêu dùng, và hợp tác xã, ta cũng dễ dàng hiểu được Phong Điền là một huyện với đa số hộlà thuần nông nên đối tượng vay chủ yếu là các hộ nông dân. Doanh số cho vay của các thành phần này đều tăng qua các năm, cụ thể tổng doanh số cho vay theo TPKT: Năm 2009 đạt 188.018 triệu đồng tăng 9.677 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 11,43%, đến năm 2010 đạt 196.571 triệu đồng tăng 8.553 triệu đồng, tăng với tỷ lệ tương ứng 4,55 %.
Doanh số cho vay đối với cho vay hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng khách hàng chính của ngân hàng vì vốn là ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn mang sứ mệnh cungứng vốn cho người dân để phát triển sản xuất nâng cao đời sống. Cá thể hay các hộ nông dân muốn tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản…
đòi hỏi phải có khoản chi phí rất tốn kém mà bản thân các hộ nông dân thường thiếu vốn không thể trang trải hết, như vậy cần bổ sung vốn sản xuất. Nguồn vốn này có thể được tài trợ từ ngân hàng, được hỗ trợ ít hay nhiều là phụ thuộc vào quy mô đầu tư hoạt động của các cá thể, các hộ nông dân…Trong 3 năm qua, chi nhánh ngân hàng đã không ngừng củng cố và mở rộng đầu tư tín dụng cho thành phần kinh tế này. Tình hình cho vay hộ nông dân tại chi nhánh cụ thể như sau: trong năm 2008 doanh số cho vay đạt 70.713 triệu đồng chiếm 37% trong tổng doanh số cho vay ngân hàng. Năm 2009 doanh số đạt 115.102 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 51,2%, tăng 44.389 triệu đồng so với năm 2008 tương đương với tốc độ tăng là 62,77%. Đến năm 2010 đạt 136.015 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 61.68%, tăng 20.913 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 18,3%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các hộ nông dân ngày nay
Đại học Kinh tế Huế
đã dần thoát khỏi hình thức làm ăn manh mún nhỏ lẽ như trước nên đòi hỏi nguồn vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất đồng thời việc mở rộng đó có hiệu quả. Mặc khác, chi nhánh cũng đã giúp cho khách hàng cóđiều kiện thuận lợi, dễ dàng tiếp cận trong vấn đề vay vốn từ ngân hàng. Ngân hàng có hai phòng giao dịch cơ sở một là ở cụm ngũ Điền hai là An Lỗ để người dân ở các vùng đó dễ dàng đến giao dịch với ngân hàng, hơn nữa các nhân viên tín dụng ngày càng có quan hệ giao dịch tốt đẹp với các khách hàng gần với người dân địa phương tạo niềm tin để bà con tìmđến ngân hàng.
Đối với cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2009, doanh số cho vay đạt 43.496 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,86% trong doanh số cho vay, giảm 41.549 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ giảm là 49% Nguyên nhân chủ yếu là lúc này nền kinh tế bị suy thoái, lạm phát gia tăng đã làm cho NH dè dặt hơn trong hoạt động cho vay DN0. Song qua năm 2010 nền kinh tế đã tương đối ổn định, và để phát triển hoạt động kinh doanh của mình, NH đã có sự thay đổi trong cơ cấu cho vay, thiên về cho vay DN0,Năm 2010 doanh số đạt 47.796 triệu đồng, tăng 9.046 triệu đồng tăng tương ứng với tỷ lệ 24,06% so với năm 2009.
Nhìn chung, trong 3 năm qua thì kinh tế trong huyện tăng trưởng tốt điều này được nhận thấy thông qua việc đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Bên cạnh đó, huyện Phong Điền lại đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, khu công nghiệp Phong Điền với nhiều dự án khả thi, điều này thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, các TCKT. Tuy nhiên các doanh nghiệp tư nhân còn ít so với các vùng khác nên doanh sốcho vay còn khiêm tốn và chiếm tỷ trọng chưa cao.
Đối với hộ tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá cao trong ngân hàng năm 2008 chiếm 28,71% năm 2009 chiếm 28% cao hơn tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Năm 2010 chiếm 16,26% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Các hộ ngày càng có nhu cầu mua sắm các thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày như phương tiện đi lại, đất đai, xây dựng nhà cửa…chính vì thế doanh số cho vay tiêu dùng tăng cao năm 2009 đạt 64.535 triệu đồng tăng 31.887 triệu đồng so với 2008 tương ứng tăng 97,67%. Năm 2010 cho vay tiêu dùng đạt 35.853 triệu đồng tuy giảm so với năm
Đại học Kinh tế Huế
2009 là 44% nhưng vẫn cao hơn so với năm 2008. Điều này cho thấy nhu cầu vay tiêu dùng của các hộ dân ngày càng cao đó cũng là xu hướng tất yếu của xã hội phát triển, vì vậy ngân hàng nên quan tâm vào nhu cầu này của người dân chẳng hạn như có các hình thức cho vay trả góp để mua các trang thiết bị cần thiết.
Đối với cho vay hợp tác xã
Cho vay hợp tác xã chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các thành phần kinh tế. Năm 2008 doanh số đạt 200 triệu đồng chiếm 0,11% năm 2009 đạt 700 triệu đồng và năm 2010 đạt 1.220 triệu đồng tuy hai năm sau doanh số cho vay tăng mạnh nhưng tỷ trọng vẫn rất thấp so với các thành phần kinh tế khác. Điều này cho thấycác hợp tác xã hiện nay làm ăn không hiệu quả, chủ yếu các hợp tác xã chỉ là tổ chức hướng dẫn sản xuất cho các hộ, không nhiều hợp tác xã tổ chức sản xuất hay kinh doanh nên nhu cầu vốn cũng rất là nhỏ đó cũng là xu hướng tất yếu của quá trình chuyển đổi sản xuất.
Tình hình thu nợ
Trong những năm qua, việc thu nợ của các thành phần kinh tế tại chi nhánh luôn tăng trưởng ổn định cho thấy công tác thu nợ của chi nhánh khá hiệu quả đáp ứng sự tăng trưởng của công tác cho vay. Có thể nói đây là công tác quan trọng nhất bởi lẽ việc thu hồi các khoản nợ mới đảm bảo việc làm ăn có lãi và duy trì hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dưới đây là tình hình thu nợ đối với các thành phần kinh tế cụ thể
Đối với hộ nông dân
Là đối tượng khách hàng chính của ngân hàng do vậy doanh số cho vay của hộ nông dân là cao nhất trong các TPKT, vì thế mà doanh số thu nợ của hộ nông dân cũng tăng theo tỷ lệ tương ứng. Cụ thể: năm 2008, doanh số thu nợ cá thể là 66.661 triệu đồng. Qua năm 2009, doanh số đạt đến 97.899 triệu đồng, tăng 31.238 triệu đồng, tốc độ tăng 46,86% so với năm 2008. Và đến năm 2010, doanh số thu nợ đạt 119.049 triệu đồng, tăng 122.823 triệu đồng so vớn năm 2009, tốc độ tăng 21%.
Thông qua sự tăng trưởng nhanh về doanh số cho hộ nông dân cho thấy các hộ phần nào đã làm ăn hiệu quả nên có khả năng trả nợ cho ngân hàng hơn nữa doanh số cho vay tăng nhanh dẫn đến thu nợ tăng là điều tất yếu
Đại học Kinh tế Huế
Đối với thu nợ DN ngoài quốc doanh
Doanh số thu nợ của các DN liên tục tăng qua các năm: năm 2008, doanh số thu nợ đạt 30.165 triệu đồng tăng 8.635 triệu đồng tốc độ tăng là 40.11%, năm 2009 doanh số đạt 47.553 triệu đồng, tăng 17.388 triệu đồng, tốc độ tăng 57%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do các DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao, nên khả năng trả nợ vay cho ngân hàng ngày càng cao. Qua đó, ta cũng thấy được doanh số thu nợ của DN có xu hướng tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ của các TPKT khác.
Đối với thu nợ hộ tiêu dùng
Doanh số thu nợ hộ tiêu dùng tại chi nhánh được thể hiện như sau: Năm 2008 doanh số đạt 26.835 triệu đồng, năm 2009 đạt 51.818 triệu đồng, tăng 24.983 triệu đồng, tốc độ tăng 93,1%. Bước sang năm 2010, doanh số đạt DSTN đạt 35.655 triệu đồng, giảm 16.163 triệu đồng, giảm tương ứng với tỷ lệ 31%. Qua số liệu thu nợ tăng nhanh trong năm 2009 là do doanh số cho vay trong năm 2009 rất cao mức thu nợ tương ứng với mức trả nợ đó là một dấu hiệu tốt đối với cho vay tiêu dùng . Tuy nhiên sang năm 2010 doanh số này giảm khá mạnh so với năm 2009 là do doanh số cho vay giảm một cách đáng kể.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 7: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế tại ngân hàng NN&PTNT Phong Điền
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So Sánh
2009/2008 2010/2009
tr.đ % tr.đ % tr.đ % tr.đ % tr.đ %
Tổng doanh số cho vay 189.566 100 224,793 100 220,508 100 35,227 18.58 -4,285 -1.9
DN ngoài quốc doanh 85.045 44,86 43.496 19,35 47.796 21,68 -41.549 -48,9 4.300 9,88
HTX 1.160 0,61 1.660 0,74 845 0,38 500 43,1 -815 -49,1
Hộ nông dân 70.713 37,3 115.102 51,2 136.015 61,68 44.389 62,77 20.913 18,17
Hộ tiêu dùng 32.648 17,22 64.535 28,71 35.853 16,26 31.887 97,67 -28.683 -44,44
Tổng doanh số thu nợ 178.341 100 188.018 100 196.571 100 9.677 5,43 8.553 4,55
DN ngoài quốc doanh 84.645 47 37.601 20 40.647 21 -47.044 -55,6 3.046 8,1
HTX 200 0,11 700 0,37 1.220 1 500 250 520 74,29
Hộ nông dân 66.661 37 97.899 52 119.049 61 31.238 46,86 21.150 21,6
Hộ tiêu dùng 26.835 15 51.818 28 35.655 18 24.983 93,1 -16.163 -31,19
Tổng dư nợ 136.412 100 173.192 100 196.772 100 36.780 26,96 23.580 13,6
DN ngoài quốc doanh 21.530 15,78 30.165 17,42 47.553 24,17 8.635 40,11 17.388 57,64
HTX 240 0,18 1.220 0,7 845 0,43 980 408,3 -375 -30,74
Hộ nông dân 83.182 60,98 96.630 55,79 92.760 47,14 13.448 16,17 -3.870 -4
Hộ tiêu dùng 31.460 23,06 45.177 26,08 55.614 28,26 13.717 43,6 10.437 23,1
Tổng nợ quá hạn 1.052 100 1.210 100 2.377 100 158 15,02 1.167 96,5
Hộ nông dân 684 65.02 924 76,36 1.567 65,92 240 35,09 643 69,59
Hộ tiêu dùng 368 34.98 286 23,64 810 34,08 -82 -22,3 524 183,2
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng NN&PTNT PhongĐiền)
Đại học Kinh tế Huế
Xét về dư nợ
Qua 3 năm, dư nợ của chi nhánh tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng cao trong tổng DN luôn là hộ nông dân Năm 2008 tổng dư nợ là 136,412 triệu đồng trong đó dư nợ hộ nông dân là 83.182 triệu đồng chiếm 60,98%. Năm 2009 tổng dư nợ là 173.192 triệu đồng hộ nông dân là 96.630 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,79%, năm 2010 tổng dự nợ là 196.772 triệu đồng trong đó dư nợ hộ nông dân là 92.764 triệu đồng chiếm 47,14%. Như vậy tỷ trọng dư nợ hộ nông dân chiếm đa số nhưng có xu hướng giảm dần cho thấy các thành phận kinh tế khác đang có sự phát triển nhu cầu vốn tăng dần qua các năm như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ tiêu dùng. Cụ thể trong năm 2008 dư nợ các DN ngoài quốc doanh là 21.530 triệu đồng đến năm 2009 dư nợ là 30.165 triệu đồng tăng 8.635 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ là 40,11%, sang năm 2010 dư nợ đạt 47.553 triệu đồng tăng đến 57%. Dư nợ các doanh nghiệp tăng nhanh đó là do trong thời gian qua được sự hỗ trợ của nhà nước nên doanh nghiệp đã mạnh dạn mở rộng đầu tư mở rộng sản xuất. dư nợ hộ tiêu dùng cũng tăng mạnh trong các năm, năm 2008 dư nợ là 31.460 triệu đồng chiếm tỷ trọng 23,06%. Năm 2009 dư nợ tăng lên đạt 45.177 triệu đồng tăng 13.717 triệu đồng tốc độ tăng là 43,6%, sang năm 2010 doanh số DN này là 55.614 triệu đồng tăng 10.437 triệu đồng tốc độ tăng là 23%. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ hộ tiêu dùng tăng cao là do trong thời gian qua tình hình kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên, nhiều hộ muốn mua sắm những trang thiết bị cần thiết, xây dựng nhà cửa hoặc sắm sửa phương tiện đi lại cho con cái vì vậy dư nợ tăng lên đây là dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế huyện đang phát triển. Dư nợ HTX tăng qua ba năm tương ứng với tỷ lệ cho vay.
Tình hình nợ quá hạn
Dựa vào số liệu cho thấy chỉ có hộ nông dânvà hộ tiêu dùng là có nợ quá hạn, tỷ trọng nợ quá hạn hộ nông dân chiếm 65,02% so với tổng nợ quá hạn trong năm 2008 trong khi hộ tiêu dùng chiếm 34,98%, năm 2009 tỷ trọng nợ quá hạn hộ nông dân là 75,36%, năm 2010 chiếm 65,92%. tỷ trọng nợ quá hạn hộ nông dân cao như vậy là do doanh số cho vay thành phần này là cao nhất hơn nữa các hộ nông dân là những người chịu nhiều rủi ro do yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, vì vậy khả năng trả nợ là
Đại học Kinh tế Huế
thấp hơn các thành phần kinh tế khác. Đối với ngân hàng cần giúp đỡ bà con sử dụng hiệu quả đồng vốn được cấp đồng thời cần nâng cao việc thẩm định những dự án cho vay để hạn chế nợ quá hạn và giúp người dân không lâm vào cảnh nợ nần từ việc sử dụng vốn không hiệu quả.