Tình hình quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường ở thành phố đông hà tỉnh quảng trị (Trang 31 - 37)

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Tình hình quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam

Theo số liệu điều tra năm 2007 của Tổng cục Môi trường (Cục Bảo vệ Môi trường trước đây) chất thải rắn trong cả nước phát sinh khoảng 17 triệu tấn, trong đó rác thải tại đô thị khoảng 6,5 triệu tấn (năm 2008 là 7,8 triệu tấn theo báo cáo của Bộ Xây dựng).

Ngoại trừ một số ít địa phương như Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đang thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theodự án 3R, còn lại hầu hết rác

Đại học Kinh tế Huế

thải sinh hoạt vẫn là một mớ tổng hợp các chất hữu cơ từ các gia đình cho tới nơi xử lý.

Điều đáng lo ngại là tới thời điểm này, việc xử lý chất thải rắn vẫn chưa đi theo hướng tái chế như mong muốn. Khoảng 70% chất thải sinh hoạt đô thị được thu gom và khoảng 80% số chất thải này vẫn được xử lý theo cách chôn lấp. Còn rác thải nông thôn thì hầu như được đổ bừa bãi ra ven làng, ao hồ, bãi sông, bãi tạm hoặc tự đốt. Hội Xây dựng Việt Nam cảnh báo, trong số 91 bãi rác lớn trên cả nước chỉ có 17 bãi hợp vệ sinh, chiếm khoảng 15%.

Lượng chất thải rắn tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), Thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)...Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).

Tổng lượng phát sinh chất thải rắn tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với chất thải rắn đô thị.

Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng chất thải rắn đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng chất thải rắn phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ tất cả các đô thị.

Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng chất thải rắn lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94%

tổng lượng phát sinh chất thải rắn các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh chất thải rắn đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng

Đại học Kinh tế Huế

phát sinh chất thải rắn đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07%), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh chất thải rắn đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%). Đô thị có lượng chất thải rắn phát sinh lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng chất thải rắn phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; Thành phố Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.

Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84- 0,96 kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.

Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như Thành phố Hạ Long 1,38 kg/người/ngày; Thành phố Hội An 1,08 kg/người/ngày; Thành phố Đà Lạt 1,06 kg/người/ngày; Thành phố Ninh Bình 1,30 kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tính bình quân đầu người thấp nhất là Thành phố Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31 kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35 kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35 kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38 kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quânđầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73 kg/người/ngày.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến năm 2009 tổng lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày. Dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên môi trường cho biết, đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các đô thị ước tính khoảng 37 nghìn tấn/ngày và năm 2020 là 59 nghìn tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay. Như vậy, với lượng chất thải rắn đô thị gia tăng nhanh chóng và các công nghệ hiện đang sử dụng không thể đáp ứng yêu cầu do điều kiện Việt Nam mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế, việc xác định địa điểm bãi chôn lấp khó khăn, không đảm bảo môi trường và không tận dụng được nguồn tài nguyên từ rác thải. Việc áp dụng các công nghệ mới hạn chế chôn lấp chất thải rắn nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải là cấp bách.

Đại học Kinh tế Huế

Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi địa phương. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45%- 60%

tổng lượng chất thải, tỷ lệ thành phần nilon, chất dẻo chiếm từ 6 - 16%, độ ẩm trung bình của rác thải từ 46%- 52%.

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng chất thải rắn của Thành phố Hà Nội hiện nay ước khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn.

Tại các vùng ngoại thành Hà Nội, lâu nay xuất hiện tình trạng rác thải sinh hoạt đổ tràn lan khắp các ngõ xóm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, gây ô nhiễm môi trường vàảnh hưởng đến cảnh quan. Mặc dù biết rõ việc ô nhiễm và ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhưng do thiếu nguồn kinh phí và không có kế hoạch thu gom nên chính quyền đành đứng “nhìn”.

Phần lớn các khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay chưa có các điểm tập kết rác thải sinh hoạt, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Những bãi rác được xả “vô tư” ra đường mà không hề được thu gom, tập kết để xử lý. Tình trạng ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị do rác thải trên những trục đường quốc lộ, tỉnh lộ là hệ quả tất yếu của việc không có các điểm tập kết rác để xử lý. Thậm chí, các đống rác ven các đường quốc lộ, tỉnh lộ đang lấn chiếm diện tích canh tác.[7]

1.2.1.2 Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng….đang là thách thức lớn đối với các nhà quản lý. Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụ tăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%; Lượng chất thải rắn công nghiệp được thu gom đạt 85 - 90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60- 70%.

Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào kinh phí từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia, tính chất xã hội hóa hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ động tham

Đại học Kinh tế Huế

gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.

Có thể nói, hiện nay trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh, mà tùy theo yêu cầu bức xúc của các huyện, thị và mỗi địa phương, hình thành một xí nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và một phần rác thải công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thu gom rác hàng ngày.

Theo nghiên cứu của URENCO, ở nhiều nước đang phát triển trên thế giới, chi phí cho công tác quản lý chất thải rắn đô thị chiếm xấp xỉ 20% tổng chi ngân sách đô thị. Ở nước ta, các nhà chuyên môn đánh giá, tổng chi cho quản lý chất thải rắn cũng chiếm khoảng 6,7% tổng chi phí ngân sách đô thị. Tuy nhiên vẫn có từ 5 - 7% lượng chất thải rắn hàng ngày chưa được thu gom, xử lý. Hơn nữa, các biện pháp xử lý rác thải hiện nay vẫn chủ yếu là chôn lấp. Nhưng bãi rác Nam Sơn cũng chỉ xử lý được khoảng 1.603 tấn/ngày (xử lý bằng phương pháp chôn lấp). Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội, trong đó việc đầu tư sản xuất phân compost từ chất thải được đặt lên hàng đầu.

Tại các Thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty Môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham gia công việc này. Việc thu gom chất thải rắn và quét dọn đường phố thường làm vào ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông.

URENCO cho biết, trung bình mỗi ngày công ty thu gom hơn 2.000 tấn rác thải, trong đó, thành phần rác hữu cơ nếu được phân loại tốt sẽ tận dụng được tới 40%.

Hiện nay, công nhân của Công ty này tự phân loại được 100 tấn rác hữu cơ/ngày để làm phân bónở nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn. Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, nếu thực hiện tốt mô hình 3R (Reduce: giảm thiểu, Reuse: tái sử dụng, Recycle:

tái chế) mỗi tháng Thành phố Hà Nội sẽ tiết kiệm được gần 4 tỷ đồng chi phí xử lý rác.

URENCO đưa ra mục tiêu từ 2010 đến 2020, lượng rác thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội sẽ được phân loại tại nguồn và phấn đấu đến 2010 sẽ tận dụng được 30%

Đại học Kinh tế Huế

rác. Như vậy, mỗi người dân đều có thói quen phân loại rác ngay tại nhà thì sẽ tận dụng được rác để tái chế, tiết kiệm được tài nguyên, tiết kiệm được sức người.[7]

1.2.1.3 Những hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam Việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt còn nhiều hạn chế: Mất vệ sinh cục bộ bởi phương thức thu gom hiện nay hầu hết là gián tiếp, thông qua các xe đẩy tay từ các khu vực dân cư, tập kết về một điểm tự phát rồi chuyển lên ô tô chuyên dụng tại các ngã tư, góc đường… Việc rác thải chưa được phân loại tại nguồn cũng gây khó khăn cho việc vận chuyển, xử lý.

Năng lực của các xí nghiệp môi trường đô thị về thiết bị, phương tiện thu gom vẫn còn thiếu, tải trọng nhỏ, cũ, hỏng…chưa theo kịp các yêu cầu thực tế. Đối với khu vực ngoại thành thì lại có đặc điểm diện tích rộng, dân cư không tập trung, thành phần rác thải “phong phú hơn” do hoạt động nông nghiệp: các loại bao bì phân bón, vỏ hộp thuốc trừ sâu…khó thu gom do ý thức người dân chưa cao và hệ thống vận chuyển bị hạn chế cả về nhân lực lẫn phương tiện.

Ngay cả côngtác xử lý, tiêu hủy, tái chế rác thải hiện cũng còn rất nhiều hạn chế chủ yếu dựa vào việc chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (chất thải ở đây hầu như không được phân loại). Còn riêng nhà máy chế biến rác thải tại Cầu Diễn, mới chỉ đạt sản lượng khoảng 7.000 tấn/năm, nghĩa là chỉ có khoảng 7% lượng rác thải sinh hoạt được tái chế thành phân vi sinh.

Hiện nay, chỉ tính riêng Hà Nội vẫn còn 66% số xã chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải. Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác;

trong đó có 148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của Thành phố (đạt tỷ lệ 34%), còn lại vẫn chủ yếu tổ chức chôn lấp hoặc đổ ra các bãiđất trống công cộng ngay tại địa phương. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội cho biết: Để nâng cao đời sống vật chất cho người dân khu vực ngoại thành, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2015, 100% số xãở khu vực ngoại thành có xử lý rác thải sinh hoạt và đến năm 2020, 100% làng nghề bị ô nhiễm nặng được xử lý chất thải.

Theo đó, trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2010, Thành phố sẽ đầu tư mở rộng các khu xử lý rác thải tập trung ở Nam Sơn (Sóc Sơn) và Núi Thoong (Chương Mỹ);

Đại học Kinh tế Huế

chuẩn bị đầu tư xây dựng một số khu xử lý rác tập trung xa trung tâm Thành phố như khu Đồng Ké (huyện Chương Mỹ), khu Châu Can (huyện Phú Xuyên). Các huyện có điều kiện thuận lợi về địa lý như: Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh và một số xã thuộc các huyện: Quốc Oai, Chương Mỹ, Phú Thọ, Thạch Thất…sẽ tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải đến các khu xử lý tập trung của Thành phố. Ở các khu vực còn lại, UBND các huyện quy hoạch và bố trí ngân sách để đầu tư, xây dựng ở mỗi huyện 1 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh quy mô cấp huyện.

Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, Hà Nội sẽ hoàn thành việc xây dựng các khu xử lý rác thải sinh hoạt quy mô cấp Thành phố; nâng cấp và cải tiến dây chuyền công nghệ tại các khu xử lý hiện có và tổ chức vận chuyển rác để đi xử lý tập trung cho tất cả các xã còn lại để đảm bảo 100% số xãđược xử lý rác thải sinhhoạt.[7]

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường ở thành phố đông hà tỉnh quảng trị (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)