Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường ở thành phố đông hà tỉnh quảng trị (Trang 48 - 52)

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân Thành phố Đông Hà cùng nỗ lực phấn đấu lao động, sáng tạo, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trên mọi lĩnh vực. Vượt qua nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, khủng khoảng kinh tế thế giới. Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong thời gian qua đã đạt những thành tựu quan trọng: Giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tiềm lực kinh tế được cũng cố và phát triển, bộ mặt đô thị được thay đổi nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, đang tạo những tiền đề và nhân tố cho quá trình phát triển tiếp theo. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2009 đạt bình quân 14,8%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 20,2%, dịch vụ tăng 12,4%, khu vực nông nghiệp tăng 4,2%. Năm 2009, tốc độ tăng chung đạt 14,4% so năm 2008, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 22,0%, dịch vụ tăng 11,0%, khu vực nông nghiệp tăng 3,06%. Thu nhập VA/người (giá hiện hành) đạt 27,5 triệu đồng.

Tính riêng năm 2010, kinh tế - xã hội Đông Hà tuy gặp khó khăn trong bối cảnh chung của cả nước, song vẫn giữ vững được tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thành phố đạt 14 -15% so năm 2009, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 23- 24%, dịch vụ tăng 10- 11%, khu vực nông nghiệp tăng 3,0%. Năm 2010, thu

Đại học Kinh tế Huế

nhập VA/người (giá HH) ước đạt 30- 32 triệu đồng, huy động vốn đầu tư trên địa bàn tăng khá, vượt kế hoạch đề ra.[9]

Thực trạng phát triển kinh tế của Thành phố Đông Hà được phản ánh qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau:

- Cơ cấu theo các ngành kinh tế quốc dân:

Bảng 5: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thành phố Đông Hà (Theo giá trị gia tăng- VA, giá hiện hành)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Tổng giá trị gia tăng (Tỷ đồng) 1.440,0 1.857,7 2.284,9 2707 - Công nghiệp, xây dựng 390,2 499,7 664,9 30,5

- Khu vực dịch vụ 992,2 1.291,1 1.549,2 2,9

- Nông, lâm, thuỷ sản 57,6 66,9 70,8 66,6

Cơ cấu các ngành kinh tế (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

- Công nghiệp, xây dựng 27,1 26,9 29,1 31,4

- Khu vực dịch vụ 68,9 69,5 67,8 65,7

- Nông, lâm, thuỷ sản 4,0 3,6 3,1 2,9

(Nguồn: Báo cáo Kinh tế- xã hội Thành phố Đông Hà năm 2010) Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp, cơ cấu kinh tế của Thành phố có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng dầntỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 27,1% năm 2007, lên 29,1% năm 2009; khu vực dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, năm 2009 chiếm 67,8%; tỷ trọng nông nghiệp giảm đáng kể,từ 3,6% năm 2005 xuống còn 3,1% năm 2009. Đây là cơ cấu kinh tế khá tiến bộ, phù hợp với kinh tế đô thị, khu vực phi nông nghiệp chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm, công nghiệp - xây dựng chưa thể hiện vai tròđộng lực trong nền kinh tế.

- Cơ cấu nội bộ các ngành: Trong từng khu vực kinh tế, cơ cấu cũng chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển những ngành phát huy tiềm năng, lợi thế của Thành phố và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đại học Kinh tế Huế

Công nghiệp: Thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế về nguồn nguyên liệu, lao động, thị trường, tạo sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường như chế biến nông sản, thực phẩm; chế biến gỗ, mộc mỹ nghệ; luyện, cán thép, cơ khí, dệt may...

Nông nghiệp: Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển thâm canh, chuyên canh các vùng sản xuất rau đậu thực phẩm, trồng rừng, cây ăn quả...Kinh tế trang trại và một số mô hình kinh tế khác phát triển khá, bước đầu đem lại hiệu quả.

Dịch vụ: Chú trọng phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các loại hình dịch vụ chất lượng, có hàm lượng chất xám và công nghệ, kỹ thuật cao như tài chính - ngân hàng, bưu chính - viễn thông, dịch vụ khoa học - kỹ thuật, thương mại điện tử, ứng dụng- chuyển giao công nghệ phục vụ nông nghiệp, dịch vụ du lịch, vận tải hàng hóa và hành khách...

2.1.2.2 Đặc điểm dân cư, lao động và truyền thống văn hóa

Bảng 6: Đặc điểm dân cư, lao động của Thành phố Đông Hà

(Đơn vị tính:Nghìn người)

(Nguồn: Báo cáo Kinh tế- xã hội Thành phố Đông Hà năm 2010)

Chỉ tiêu Năm

2009

Năm

2010 Tốc độ tăng trưởng 2009 - 2010 (%)

Dân số trung bình/năm 82,7 84,5 2,2

- Nội thị 58,4 59,8 2,4

% so tổng số 70,6 70,8

- Ngoại đô 24,3 24,7 1,6

% so tổng số 29,4 29,2

- Nhân khẩu nông nghiệp 13,8 14,0 1,4

% so dân số Nông thôn 56,8 56,7

Dân số trong độ tuổi lao động 44,5 45,6 2,5

% so dân số chung 53,8 54,0

Lao động cần bố trí việc làm 36,6 37,6 2,8

% so dân số trong độ tuổi lao động 82,3 82,5

Đại học Kinh tế Huế

Theo số liệu của Phòng Thống kê dân số toàn Thành phố Đông Hà năm 2010 là 84.500 nghìn người với 17.879 hộ. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được thường xuyên quan tâm nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân mỗi năm giảm 0,4 - 0,5%0, năm 2010 giảm xuống còn 1,35%.

Dân cư toàn bộ là dân tộc kinh, phân bố không đều ở các phường, phường có dân số đông nhất là phường I có 29.712 người, phường có dân số thấp nhất là phường Đông Thanh có 6.059 người. Mật độ dân số trung bình toàn Thành phố 1.096 người/km2.

Theo số liệu của Phòng Thống kê dân số toàn Thành phố Đông Hà năm 2010 là 84.500 nghìn người với 17.879 hộ. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được thường xuyên quan tâm nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân mỗi năm giảm 0,4 - 0,5%0, năm 2010 giảm xuống còn 1,35%.

Dân cư toàn bộ là dân tộc kinh, phân bố không đều ở các phường, phường có dân số đông nhất là phường I có 29.712 người, phường có dân số thấp nhất là phường Đông Thanh có 6.059 người. Mật độ dân số trung bình toàn Thành phố 1.096 người/km2.

Nguồn lao động Thành phố đến năm 2010 có 45.600 người trong độ tuổi lao động, chiếm 54% tổng dân số, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 1.100 - 1.200 người. Bên cạnh sự gia tăng nguồn nhân lực từ số dân bước vào tuổi lao động, Thành phố còn làđịa bàn hấp dẫn, thu hút lao động từ các địa phương trong tỉnh đến làm việc và sinh sống, trung bình mỗi năm có khoảng 400 - 500 người. Đây là nguồn nhân lực bổ sung cho nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng là áp lực đối với vấn đề tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội.

Trong cơ cấu lao động xã hội, ngành công nghiệp - xây dựng thu hút khoảng 26,2%; lao động dịch vụ 58,2%; lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 15,6%. Lao động được đào tạo nghề đạt khoảng 41 - 42%. Nhìn chung nguồn lao động trên địa bàn Thành phố dồi dào, cơ cấu trẻ khoẻ, tuy nhiên chất lượng chưa cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề còn hạn chế, lực lượng lao động khoa học kỹ thuật còn thiếu...

Đại học Kinh tế Huế

Người dân Đông Hà cần cù, đoàn kết, thân thiện, trung kiên, anh dũng, có truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc. Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, nhân dân Đông Hà cùng nhiều chiến sỹ cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh bảo vệ Tổ quốc, quê hương. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, người dân Đông Hà tiếp tục phát huy đức tính cần cù, chịu khó, năng động sáng tạo, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, nhạy bén với kinh tế thị trường, không ngừng khắc phục khó khăn, vươn lên đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây thực sự là thế mạnh - nguồn nội lực quan trọng đưa Thành phố Đông Hà phát triển đi lên trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường ở thành phố đông hà tỉnh quảng trị (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)