Hiện trạng phát sinh chất thải rắn và những vấn đề cấp bách liên quan đến chất thải rắn ở Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường ở thành phố đông hà tỉnh quảng trị (Trang 37 - 40)

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn và những vấn đề cấp bách liên quan đến chất thải rắn ở Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị

1.2.2.1 Tình hình phát sinh chất thải rắnởThành phố Đông Hà a. Rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất, được thải ra từ các hộ gia đình, các cơ quan, trường học các khu du lịch - dịch vụ, chợ, đường phố, bến xe...Các chất thải chủ yếu là rác thực phẩm, giấy loại, các loại phân bùn, cặn bã trong các công trình vệ sinh...

Dân số toàn Thành phố Đông Hà (theo cuộc tổng điều tra dân số ngày 1/04/2009) là 82.739 người, do đó lượng rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày của Thành phố là rất lớn được tính vào khoảng 50 tấn rác/ngày (trung bình một người thải khoảng 0,6kg/ngày). Do mật độ dân số giữa các phường trong Thành phố Đông Hà là không đồng đều nên khối lượng và thành phần rác thải ở các phường cũng khác nhau dẫn đến khó khăn cho công tác lựa chọn và phân vùng, phân tuyến cho công tác thu gom và xử lý chất thải rắn.

b. Rác thải công nghiệp

Theo niên giám thống kê Đông Hà năm 2008 thì các cơ sở kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố là 554 doanh nghiệp, trong đó rất nhiều các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, từ khai khoáng, chế biến đến thương mại dịch vụ...đối với

Đại học Kinh tế Huế

mỗi loại hình sản xuất sẽ tạo ra một nguồn chất thải tương ứng. Trong số các chất thải từ sản xuất kinh doanh thì có một số chất thải rắn có tính chất nguy hại khi được thải trực tiếp vào môi trường.

Nhìn chung chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động công nghiệp ở Thành phố Đông Hà ước tính khoảng 10- 20% tổng lượng rác thải sinh hoạt, tức là 10,2 tấn/ngày, song cho tới nay loại chất thải công nghiệp này vẫn chưa được thu gom và quản lý tốt, chủ yếu được các chủ doanh nghiệp tái sử dụng hay hợp đồng với công ty môi trường thu gom trong đó có không ít những chất độc hại vẫn chưa được phân loại và xử lý một cách khoa học. Mặt khác, đối với những cơ sở có lượng chất thải không nhiều thì thường được chủ cơ sở đổ chung với rác thải thông thường sau đó hợp đồng đơn vị thu gom trên địa bàn vận chuyển đi xử lý.

c. Rác thải y tế

Trên địa bàn Thành phố có 2 bệnh viện với 550 giường bệnh, 01 trung tâm y tế dự phòng tỉnh, 01 phòng khám sức khoẻ cán bộ và và 9 trạm y tế của 9 phường với 58 giường bệnh trong Thành phố. Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố các phòng khám tư nhân chiếm một lượng rất lớn. Theo điều tra cho thấy, lượng chất thải rắn không nguy hại khoảng 0,6 - 1,2 tấn/ngày, lượng chất thải rắn nguy hại khoảng 120- 240 kg/ngày.

d. Lượng chất thải rắn phát sinh ở một số lĩnh vựckhác

- Lượng chất thải rắn phát sinh từ thương mại, du lịch chiếm 1% tổng chất thải rắn sinh hoạt. Tức là 0,51 tấn/ngày.

- Lượng chất thải rắn từ các khu công cộng 10% tổng chất thải rắn sinh hoạt, tức là 5,1 tấn/ngày.

- Lượng chất thải rắn từ hoạt động xây dựng 20% tổng chất thải rắn sinh hoạt, tức là 10,2 tấn/ngày.

Vậy tổng lượng chất thải được phát sinh trên Thành phố Đông Hà trong một ngày là khoảng 77 tấn/ngày. Nếu lấy tỷ trọng của rác là 0,5 tấn/m3 thì tổng lượng rác thải ra của Thành phố là 155 m3rác thải/ngày.[8]

Đại học Kinh tế Huế

1.2.2.2 Những vấn đề cấp bách liên quan đến chất thải rắn hiện nay ở Thành ph Đông Hà- Tỉnh Quảng Trị

Chất thải rắn là sự đồng hành tất yếu trong mọi hoạt động kinh tế và phát triển.

Trong điều kiện tiến bộ khoa học và công nghệ hiện nay và trong tầm nhìn dài hạn, lượng chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng của sản xuất và tiêu dùng trong quá trình phát triển của xã hội. Sự gia tăng của chất thải rắn đã,đangvà vẫn tiếp tục là một nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm chất lượng môi trường, đe dọa tính bền vững trong quá trình phát triển cả ở tầm vĩ mô (quốc gia) cả ở tầm trung mô (địa phương, khu vực) và cả ở tầm vi mô (cơ sở sản xuất kinh doanh).

Ở Thành phố Đông Hà tuy đã có mạng lưới thu gom, xử lý chất thải rắn nhưng chỉ đáp ứng được một phần trong công tác thu gom chất thải rắn hiện nay. Đặc biệt, khi Thành phố Đông Hà lên Thành phố với việc cải tạo, chỉnh trang và mở rộng không gian đô thị, đẩy mạnhtốc độ phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa thì mạng lưới thu gom và xử lý hiện tại càng không thể đáp ứng yêu cầu, do: tỷ lệ thu gom tại các phường ngoại thị thấp; phương tiện, nhân lực thu gom còn hạn chế; chất thải rắn xây dựng chưa được thu gom và xử lý thích hợp; chất thải rắn nguy hại ngày càng tăng; các điểm tập kết, tuyến thu gom chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; chưa có chế tài phù hợp và ý thức của người dân chưa cao trong vấn đề môi trường nói chung, thu gom xử lý chất thải rắn nói riêng.

Trước thực trạng đó, cần phải có sự điều chỉnh, cải tạo mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu hiện tại và phát triển tương lai.Đại học Kinh tế Huế [9]

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường ở thành phố đông hà tỉnh quảng trị (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)