PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ
2.2 Tình hình quản lý chất thải rắn ở Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị
2.2.2 Tình hình quản lý chất thải rắn ở Thành phố Đông Hà
2.2.2.1 Tình hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị ở Thành phố Đông Hà
a. Công tác thu gom - Chất thải rắn sinh hoạt
Cuối năm 2008, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Thành phố Đông Hà đã thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân, cơ quan, nhà hàng...
đến bãi đổ thải với khối lượng khoảng 42.050 m3/năm. Thực hiện quét rác đường phố 5.400 ha/năm. Chất thải rắn được thu gom bằng các xe đẩy tay, chuyển về các điểm đón rác theo quy định và sau đó chuyển sangcác xe ép cuốn rác và đưa đến bãi rác của Thành phố. Tần suất thu gom 1 lần/ngày, có những khu vực 3 ngày/1lần (theo phản ánh của người dân có những khu vực 7 - 10 ngày/1lần).
Bảng 10: Tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại các phường TT Tên phường Tỷ lệ thu gom (%)
1 Phường 1 94
2 Phường 2 78
3 Phường 3 89
4 Phường 4 65
5 Phường 5 89
6 Phường Đông Thanh 66
7 Phường Đông Giang 62
8 Phường Đông Lương 81
9 Phường Đông Lễ 79
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trìnhĐô thị Đông Hà)
Đại học Kinh tế Huế
Công ty hiện đã thu gom 9/9 phường với 13.300 hộ dân (đến tháng 10/2009) đạt 79%, 456 cơ quan, công sở, trong đó có 2 nhà máy, xí nghiệp sản xuất là Công ty may Hoà Thọ (Chỉ thu gom 40%) và Nhà máy Xi măng ĐôngHà.[8]
Tuy nhiên, việc thu gom chỉ đạt hiệu quả cao ở các tuyến và các khu vực thuộc phường 1, phường 3 và phường5, còn các phường khác thì chỉ tiến hành thu gom trên các tuyến đường chính. Tỷ lệ thu gom tại một số phường còn thấp do có một số hộ dân chưa đồng ý để Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị thu gom với các lý do khách quan và chủ quan như kinh phí và nhận thức, hiện nay Công ty đang tiếp tục vận động các hộ dân để nâng cao tỷ lệ thu gom.
Từ công tác thu gom của Công ty đối với thành phố Đông Hà và kết quả điều tra thực tế cho thấy: một lượng lớn chất thải rắn còn nằm lại trong dân, trên các vùng đất trống, trên vĩa hè các con đường, trên các mương dẫn, ao hồ...mà chưa được thu gom và xử lý:
Tại một số trục đường như Lê Thánh Tông, dọc Quốc lộ 9D, trạm y tế Đông Lương, kênh nước chảy qua đường Hàm Nghi...hiện tượng rác tập kết thành các đống, bãi gâyảnh hưởng đến môi trường xung quanh như: tạo thànhổ dịch bệnh, ruồi, muỗi, gây mùi hôi, làm mất cảnh quan và làm tắc nghẽn các dòng chảy,...
Trên sông Hiếu, đoạn chảy qua nhà hàng Phi Thuyền, rác từ các hộ kinh doanh ăn uống ở đường Bà Triệu được cho vào túi bóng hoặc sọt rác rồi đổ xuống sông, lượng rác này bị ứ đọng và nổi trên mặt nước do bị cầu phao vào nhà hàng Phi Thuyền chặn lại gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường nước mặt.
Phần lớn lượng chất thải rắn phát sinh trong trường đều đã được thu gom, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, các trường Tiểu học và Trung học đều xuất hiện các đống rác tự phát trước cổng trường gây mất mỹ quan đô thị.
Rác thải xây dựng là vấn đề bất cập của Thành phố Đông Hà, rác thải xây dựng không được Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị thu gom mà do Nhà thầu xây dựng hay Chủ đầu tư tự xử lý bằng cách tái sử dụng hoặc vận chuyển đi đổ ở vị trí bãi trống nào đó.
- Chất thải rắn nguy hại
Đại học Kinh tế Huế
Đối với chất thải rắn y tế: Việc phân loại rác thải tại các cơ sở cơ bản đã được đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, chủ yếu là các cơ sở y tế lớn, còn các trạm y tế, các phòng khám chưa được thu gom theo quy chuẩn quy định.
Đối với chất thải rắn nguy hại trong lĩnh vực công nghiệp và một số lĩnh vực khác (thương mại, dịch vụ...), chưa được thu gom riêng mà đang trộn lẫn với các loại rác thải khác.
b. Công tác vận chuyển
Chất thải rắn sau khi được thu gom và tập trung tại các điểm tập kết tạm thời sẽ được xe ép rác đến chuyên chở về bãi rác thải Thành phố Đông Hà.
Công tác vận chuyển được đội vệ sinh môi trường Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà chia làm 03 ca vận chuyển luân phiên nhau:
Buổi sáng:Xe 74K - 5448 thực hiện công tác vận chuyển từ 6 giờ đến 9 giờ. Xe bắt đầu xuất phát từ Dốc Nguyễn Trãi, rồi đến các điểm tập kết rác trên đường Lý Thường Kiệt vàHùng Vương, sau đó trở ngược về khu hành chính tỉnh và kết thúc tại điểm tập kết ở ĐườngTrần Phú gần ga tàu. Tất cả rác thải xe thu gom ở các điểm tập kết sẽ được vận chuyển đến bãi chôn lấp Đông Hà.
Buổi chiều:Xe 74K - 5463 thực hiện công tác vận chuyển từ 16 giờ đến 21 giờ.
Xe bắt đầu xuất phát từ cơ khí lần lượt đến các điểm tập kết rác ở Chân Cầu Vượt, đường Nguyễn Trãi cắt Lê Duẩn về khu hành chính Tỉnh và kết thúc tại điểm tập kết rác khu tái định cư gần bệnh viện. Sau đó rác thải được xe vận chuyển đến bãi chôn lấp Thành phố.
Buổi tối: Xe 74K - 7933 thực hiện công tác vận chuyển từ 19 giờ 30 phút đến 12 giờ (đêm). Xe xuất phát từ Cây xăng Quốc lộ 9, đến điểm tập kết rác ở siêu thị Coopmart, rồi kết thúc tại điểm tập kết rác chung của khu vực chợ Đông Hà. Sau đó xe vận chuyển rác thải đến bãi chôn lấp.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, quá trình thu gom và vận chuyển chất thải của Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị cho thấy: Mặc dù trong công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đãđược Công ty tăng cường để đáp ứng yêu cầu thực tế. Tuy nhiên công tác thu gom vận chuyển vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Tình hình thu gom rác thải chưa đáp ứng đủ nhu cầu, các trang thiết bị còn thô sơ,
Đại học Kinh tế Huế
thiếu thốn. Ở những ngõ hẻm nhỏ các xe thu gom không thể vào được. Toàn Thành shố chỉ có 3 xe thu gom vận chuyển rác có thiết bị nâng cơ giới. Vì vậy sẽ không đáp ứng đủ cho quá trình thu gom vận chuyển. Hiện trạng nước rỉ rác tại các điểm tập kết và trên đường vận chuyển rác đến bãi rác vẫn chưa được xử lý triệt để, tạo mùi hôi và gây mất mỹ quan cho Thành phố. Do đặc thù của rác thải, mùi hôi là một vấn đề không thể tránh khỏi. Vì vậy trong quá trình lưu trữ, thu gom và vận chuyển mùi hôi sẽ phát sinh kèm theo nước rỉ rác làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người thu gom, người đi đường và gây mất mỹ quan đô thị.
2.2.2.2 Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị ở Thành phố Đông Hà
Chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom được xe cuốn ép rác chuyên chở trực tiếp đến bãi chôn lấp chất thải rắn của Thành phố nằm trên diện tích 6,2ha cách trung tâm Thành phố khoảng 5km, cách vùng dân cư khoảng 3km. Hơn 1ha đất này hiện đã chứa đầy rác.
Xử lý rác thải Thành phố Đông Hà hiện nay vẫn chưa đảm bảo hợp vệ sinh, rác thải chỉ được chôn lấp vào trong hố mà quy cách hố xử lý không được thiết kế đảm bảo vệ sinh môi trường như không có lớp chống thấm, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, nằm gần với đường giao thông, gần khu vực nghĩa địa đầu hướng gió Tây Nam...điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường như: nước rỉ rác theo nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước rỉ rác thấm vào tầng nước ngầm từ đó tác động đến cuộc sống người dân khu phố Trung Chỉ, phường Đông Lương sống hạ lưu.
Các loại rác thải nhẹ như bao bì nilon, giấy thải... được gió cuốn lên gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh, đặc biệt là các công trình mai táng của người dân. bãi chôn lấp Thành phố hiện tại là cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để (Theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng).
Với sự tài trợ của dự án ADB, một bãi chôn lấp hợp vệ sinh với quy mô 22 ha đang được đầu tư xây dựng, từng bước được hoàn thành và dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2012. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh này cách trung tâm Thành phố là 3,2 km về phía Tây Nam; cách dân cư khu phố 8, khu phố 11 phường 5 khoảng 1,7 - 1,8 km;
cách hồ Khe Mây khoảng 2,7km theo dòng chảy mặt; nằm đầu hướng gió so với trung
Đại học Kinh tế Huế
tâm Thành phố. Đây là khu vực có cấu trúc địa chất thích hợp cho xây dựng bãi chôn lấp, phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH Thành phố Đông Hà đến năm 2020. Khi bãi rác này đi vào hoạt động sẽ đóng cửa hoàn toàn bãi rác hiện tại của Thành phố Đông Hà. Tuy nhiên, vì là khu vực nằm đầu hướng gió và nguồn nước, gần đường giao thông nên yêu cầu bãi rác mới phải được hạn chế đến mức tối đa mùi hôi phát sinh, xử lý nước rỉ rác phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
Đối với chất thải rắn y tế: Trên địa bàn Thành phố chỉ có bệnh viện Đa khoa Tỉnh được đầu tư lòđốt với công suất 400kg rác/01 lần đốt. Hiện tại, bệnh viện vận hành lò đốt 03 lần/tuần, khối lượng rác thải mang xử lý khoảng 200kg/01lần đốt; lòđốt tương đối hiện đại, có 01 công nhân vận hành.
Trung tâm Y tế dự phòng tự xử lý rác tại bãi chôn lấp của Thành phố Đông Hà bằng cách định kỳ vận (3 - 6 tháng/lần) chuyển đến bãi chôn lấp, đào hố cho rác vào và đốt bằng dầu. Các trạm y tế phường tự xử lý bằng cách định kì (3 tháng) vận chuyển lên khu vực đồi phía Tây để đào hố chôn lấp. Hiện nay chỉ có 7 phòng khám tư nhân, bệnh xá Đông Trường Sơn và bệnh viện Thành phố có hợp đồng với bệnh viện tỉnh xử lý rác thải y tế.[8]
Chất thải rắn công nghiệp và các lĩnh vực khác đang được trộn chung và xử lý cùng với chấtthải rắn sinh hoạt.
Như vậy, việc thu gom nói chung là chưa đạt hiệu quả cao, xử lý chưa đảm bảo vệ sinh môi trường.