Tình hình chung về chất thải rắn đô thị ở Thành phố Đông Hà

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường ở thành phố đông hà tỉnh quảng trị (Trang 52 - 56)

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ

2.2 Tình hình quản lý chất thải rắn ở Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị

2.2.1 Tình hình chung về chất thải rắn đô thị ở Thành phố Đông Hà

Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì lượng chất thải phát sinh ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra (tháng 12 năm 2009) của Sở Tài nguyên Môi trường Tỉnh Quảng Trị, thì lượng chất thải sinh hoạt bình quân của Thành phố Đông Hà khoảng 0,7 kg/người/ngày. Như vậy, với dân số của Thành phố năm 2010 khoảng 84.500 người, thì lượng rác thải sinh hoạt bình quân là 59.150 kg/ngày hay gần 60 tấn rác/ngày.[8]

Đối với Thành phố Đông Hà thì rác thải sinh hoạt là quan trọng nhất. Tuy nhiên nền công nghiệp Thành phố đang trong chiều hướng phát triển mạnh, vì vậy lượng chất thải rắn do nền công nghiệp thải ra môi trường ngày càng tăng cao, bao gồm cả chất thải công nghiệp sản xuất và chất thải do công nghiệp xây dựng tạo ra.

Tại Thành phố Đông Hà có Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà. Tuy nhiên, Công ty chỉ đảm nhận thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt chung của Thành phố và nhà máy cũng chỉ xử lý rác thải sinh hoạt. Còn chất thải rắn do công nghiệp sản xuất và xây dựng thải ra vẫn chưa đăng ký thu gom xử lý và tất cả được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố. Lượng chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Đông Hà phát thải hằng ngày chủ yếu từ các nguồn như: chất thải sinh hoạt, chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp và xây dựng…hiện nay lượng rác thải được thu gom chủ yếu trong phạm vi nội thị.

Đại học Kinh tế Huế

2.2.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt là mối quan tâm hàng đầu đối với các cơ quan quản lý chất thải rắn tại Thành phố Đông Hà. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu sinh sống của con người ngày một tăng cao.

Theo số liệu thống kê của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đông Hà thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hằng ngày trên địa bàn Thành phố hiện nay trung bình khoảng 60 tấn/ngày đêm.

Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Tại Thành phố Đông Hà hiện nay các nguồn phát thải chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, các công sở trường học. Rác thải sinh hoạt chung của các bệnh viện, rác thải sinh hoạt đường phố, chợ, công viên và các hoạt động dịch vụ, trung tâm thương mại. Những rác thải sinh hoạt thải ra từ các quá trình sản xuất của các xí nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số doanh nghiệp…

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường tại Thành phố Đông Hà ngày càng tăng cao. Theo số liệu báo cáo của Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà thì khối lượng rác sinh hoạt phát sinh qua các năm, từ năm 2005 đến năm 2009 trung bình như sau:

Bảng 7: Khối lượng chất thải rắn đô thị thu gom hàng năm

Năm Khối lượng trung bình

(m3/ngày)

Khối lượng trung bình (m3/năm)

2005 50 18.000

2006 60 21.600

2007 65 23.400

2008 70 - 75 26.100

2009 75 - 80 28.440

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trìnhĐô thị Đông Hà) Qua số liệu trên cho thấy, lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường tăng dần về khối lượng theo các năm. Với mức tăng như vậy, nếu không được thu gom và xử lý

Đại học Kinh tế Huế

kịp thời sẽ gây ra mức độ ô nhiễm môi trường cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người, làm mất mỹ quan cho Thành phố. Để đảm bảo rác thải sinh hoạt không gây ô nhiễm cao đến môi trường, rác thải sinh hoạt nên được thu gom thường xuyên trong ngày, nhất là vào buổi sáng để giảm mức độ ô nhiễm, đặc biệt là giảm được các mùi hôi.

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: cao su, nhựa nylon, giấy vụn cactông, chất hữu cơ dễ phân huỷ, kim loại, vỏ đồ hộp, thuỷ tinh, sứ gốm, đất, cát và các chất khác.

Bảng 8: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố Đông Hà năm 2009

Thành phần Tỷ lệ (%)

Chất hữu cơ dễ phân hủy 86,7

Cao su, nhựa, nilong 7,4

Giấy vụn, carton 3,6

Kim loại, vỏ đồ hộp 0,6

Thủy tinh, sứ gốm 0

Đất, cát và các chất khác 1,7

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trìnhĐô thị Đông Hà) Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần khá đa đạng, song chất hữu cơ dễ phân huỷ chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là một lợi thế rất lớn trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các biện pháp sinh học.

2.2.1.2 Chất thải rắn bệnh viện

Chất thải y tế chủ yếu phát sinh từ các nguồn: các loại bệnh phẩm (bông băng, chăn màn hư, bệnh phẩm...), dụng cụ y khoa (ống tiêm, kim chích, vỏ ống thuốc, chai lọ đựng thuốc...), rác thải sinh hoạt của cán bộ nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và gia đình...Trong đó, rác thải sinh hoạt được xem là rác thải không nguy hại, còn lại là rác thải y tế là rác thải nguy hại.

Đại học Kinh tế Huế

Theo số liệu điều tra tháng 04 năm 2009, trên địa bàn Thành phố Đông Hà hiện nay có 11 cơ sở y tế công lập, trong đó có 01 bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 09 trạm y tế xã phường. Lượng rác thải do bệnh viện thải ra ngày càng nhiều.

Tuy nhiên ở Thành phố Đông Hà chất thải rắn sinh hoạt của bệnh viện được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố, còn chất thải rắn nguy hại sẽ được các bệnh viện tự xử lý bằng phương pháp chôn lấp hay thực hiện đốt ngay trong bệnh viện.

Bảng9: Thống kê số lượng rác thải y tế phát sinh

TT Tên bệnh viện Số lượng rác thải (kg/ngày)

1 Bệnh viện Quân đội 35

2 Phòng khámđa khoa Thành phố 50

3 Bệnh viện đa khoa Tỉnh 250

(Nguồn:Thống kê điều tra của Sở Y tế Tỉnh Quảng Trị năm2009) Hiện nay công tác phân loại và thu gom rác thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Đông Hà nhìn chung chưa được thực hiện tốt. Vì chất thải rắn bệnh viện chưa tiến hành kiểm kê đăng ký thu gom, chỉ có ở những bệnh viện lớn thì được đầu tư xây dựng và vận hành lò đốt chất thải y tế (đối với những chất thải nguy hại), số còn lại được thu gom chung với rác thải sinh hoạt và xử lý bằng hình thức chôn lấp.

2.2.1.3 Chất thải rắn công nghiệp

Số cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố là 988 cơ sở, trong đó rất nhiều các loại hình sản xuất khác nhau như khai thác, chế biến (thực phẩm và đồ uống, sản phẩm gỗ, lâm sản, giường tủ, bàn ghế...) đối với mỗi loại hình sản xuất sẽ tạo ra một nguồn chất thải tương ứng. Trong số các chất thải từ sản xuất có một lượng chất thải rắn có tính chất nguy hại khi được thải trực tiếp vào môi trường.

Nhìn chung, chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động công nghiệp ở Thành phố Đông Hà ước tính khoảng 10 - 20% tổng lượng rác thải sinh hoạt, tức là 5,0 - 10,0 tấn/ngày, song cho tới nay loại chất thải công nghiệp này vẫn chưa được thu gom và

Đại học Kinh tế Huế

quản lý tốt, chủ yếu được các cơ sở tái sử dụng hay hợp đồng với đơn vị thu gom, trong đó có không ít những chất độc hại vẫn chưa được phân loại và xử lý một cách triệt để. Mặt khác, đối với những cơ sở có lượng chất thải không nhiều thường được chủ cơ sở đổ chung với rác thải sinh hoạt sau đó hợp đồng đơn vị thu gom trên địa bàn vận chuyển đi xử lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường ở thành phố đông hà tỉnh quảng trị (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)