Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường ở thành phố đông hà tỉnh quảng trị (Trang 40 - 48)

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Đông Hà là tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 16o07’53’’- 16o52’22’’ vĩ độ Bắc, 107o04’24’’- 107o07’24’’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Gio Linh và Cam Lộ, - Phía Nam giáp huyện Triệu Phong,

-Phía Đông giáp huyện Gio Linh và Triệu Phong, - Phía Tây giáp huyện Cam Lộ.

Tổng diện tích tự nhiên là 72,96 km2, dân số trung bình năm 2009 có 82.739 người, chiếm 1,54% diện tích và 12,9% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số 1.134 người/km2. Thành phố Đông Hà được chia thành 9 phường bao gồm: Phường 1, 2, 3, 4, 5, Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương và Đông Lễ.

Thành phố Đông Hà nằm trên giao điểm quốc lộ 1A với đường 9 xuyên Á (Hành lang Đông - Tây) nối với Lào, Thái Lan, Myanma và các nước trong khu vực; cách không xa các đô thị phát triển và tiềm năng như Thành phố Huế (70 km), Thành phố Đồng Hới (93 km); km; cách cảng Cửa Việt 16 km, sân bay Phú Bài (Huế) 84 km, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km.

Từ khi được nâng cấp lên đô thị loại III và thành lập Thành phố Đông Hà trực thuộc tỉnh, tăng trưởng kinh tế của Thành phố có xu hướng phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, hạ tầng đô thị tiếp tục được đầu tư chỉnh trang, hoàn thiện. Bộ mặt kinh tế- xã hội Thành phố có những nét khởi sắc mới, tạo đà cho những bước phát triển trong giai đoạn tiếp theo.[8]

2.1.1.2 Địa hình,địa mạo a. Địa hình

Lãnh thổ Thành phố Đông Hà có thể quy về 2 dạng địa hình cơ bản sau:

Đại học Kinh tế Huế

- Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, có diện tích 319,1ha; chiếm 44,1% diện tích tự nhiên; có độ cao trung bình 10m so với mực nước biển, nghiêng dần về phía Đông, với độ dốc trung bình 5 - 10%. Mặt đất được phủ trên nền phiến thạch và sa phiến cùng với địa hình gòđồi bát úp nối dài, thích hợp cho việc sản xuất canh tác, trồng cây lâm nghiệp, xây dựng phát triển các mô hình kinh tế trang trại, sinh thái vườn đồi, vườn rừng. Xen kẽ là những hồ đập có tác dụng điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra những cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái để xây dựng, phát triển các cụm điểm dịch vụ vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi; tạo ra một không gian kiến trúc đô thị thoáng đẹp, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt.

- Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 55,9% diện tích tự nhiên, được phủ lên trên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (trồng lúa nuớc, hoa màu, rau hoa và cây cảnh...). Địa hình này tập trung ở các phường: 2, 3, Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ. Do địa hình thấp trũng, nên thường hay bị ngập lụt về mùa mưa bão; hạn hán, thiếu nước về mùa hè làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

b. Địa mạo

- Cấu tạo địa chất tại Thành phố Đông Hà chủ yếu là trầm tích Holoxen loại phù sa mới có kết cấu với các hạt nhỏ bao gồm: cát, bùn, cát lẫn sét, cát lẫn bùn. Vùng đồng bằng gồm trầm tích sông thuộc Holoxen trên, nằm ven sông. Trầm tích đầm lầy thuộc Holoxen giữa ở phía Nam và Bắc sông Hiếu. Cường độ chịu lực của đất là R = 2 - 2,5Kg/cm2 thuận lợi cho việc xây dựng các công trình mà ít phải xử lý nền móng.

Nét đặc trưng địa hình của Thành phố Đông Hà có hình thể như một mặt cầu mở rộng ra 2 phía Nam, Bắc của Quốc lộ 9. Với địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông; Vùng đất đồi bị chia cắt bởi nhiều đồi bát úp, khe suối. Thành phố Đông Hà gồm 2 vùng địa mạo cơ bản là: vùng bóc mòn và vùng tích tụ.

+ Vùng bóc mòn phân bố chủ yếu ở phía Tây- Tây Nam đường Quốc lộ 1A, có độ cao dao động từ 5m đến xấp xỉ 30m, là vùng hoàn toàn thoát khỏi tác động của lũ lụt hàng năm, ở đây hoạt động phong hoá xâm thực - bóc mòn là cơ bản, vùng này có nền móng tốt thuận lợicho xây dựng các công trình,định cư và trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp.

Đại học Kinh tế Huế

+ Vùng tích tụ có cấu tạo địa hình phức tạp, độ cao biến động từ 0-5m; nhiều nơi bị ngập lũ hàng năm, có nơi sâu đến 2m như vùng Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương. Đó làvùng sản xuất lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản, lũ lụt hàng năm đã gây ra nhiều thiệt hại cho cư dân và sản xuất nông nghiệp.[8]

2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Thành phố Đông Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió Tây- Tây Nam nên tạo thành một tiểu vùng khí hậu khô, nóng. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa: Tập trung vào tháng 8 đến tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 năm sau.

Mùa mưa trùng vào mùa gió mùa Đông Bắc nên kèm theo rét lạnh kéo dài, độ ẩm không khí rất cao.

Mùa khô nóng: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7, gần như liên tục nắng nóng kèm theo gió Tây - Tây Nam khô nóng. Do hiệu ứng “Phơn” đãđem đến cho Đông Hà một loại hình thời tiết đặc trưng nắng nóng và khô hạn kéo dài. Có những ngày gió Tây - Tây Nam thổi mạnh, sức gió cấp 6, cấp 7 và do cấu tạo địa hình của phía triền dốc Đông Trường Sơn nên khi gió qua đèo Lao Bảo về Đông Hà tạo thành những cơn bão nhỏ, khô nóng có khi kéo dài trong nhiều tháng làm thời tiết thêm oi bức.

Nhiệt độ: Đông Hà có nền nhiệt độ tương đối cao, trung bình năm 24,4oC, nhiệt độ tối cao 42oC, thường xảy ra trong tháng 6,7; nhiệt độ tối thấp 11oC, thường xảy ra trong khoảng tháng 11 hoặc tháng 1. Trong mùa hạ, từ tháng 5 đến tháng 7 khi xuất hiện gió mùa Tây Nam (thường gọi là gió Lào) mang đặc trưng nắng nóng và khô hạn kéo dài, đó cũng là thời gian nóng nhất trong năm.

Lượng mưa: Đây là khu vực có lượng mưa tương đối lớn, bình quân năm 2.700 mm nhưng phân bố không đều theo các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu vào tháng 9, 10, 11, cao nhất vào tháng 9 thường gây nên lũ lụt. Nước lũ tràn về đồng ruộng tạo nên lớp phù sa mới, bồi đắp độ màu mỡ cho đất nhưng nước lớn làm ngập lụt xóm làng gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống.

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm đạt 84%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất 94%

(tháng 9,11), tháng thấp nhất là 75% (tháng 1 và 2).

Nắng: Khu vực Thành phố Đông Hà có tổng số giờ nắng cao nhưng phân bố

Đại học Kinh tế Huế

không đều giữa các tháng trong năm. Thời kỳ nhiều nắng là những tháng mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, số giờ nắng đều lớn hơn 200 giờ. Tháng có giờ nắng cực đại là tháng 7, đạt 239 giờ. Thời kỳ ít nắng là những tháng mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, số giờ nắng dưới 120 giờ. Tháng ít nắng nhất là tháng 12, đạt 80,5 giờ.

Gió: Đông Hà chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 loại gió mùa: gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam hoạt động khá mạnh mẽ từ tháng 4 đến tháng 9. Tốc độ gió trung bình trong các tháng từ 2,5 - 3,5 m/s. Tốc độ gió mạnh thường xảy ra trong cơn dông, hoặc khi có bão đổ bộ, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được 35m/s.

Bão: Mùa bão thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung nhất vào các tháng 9 đến 11. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường kèm theo mưa to kết hợp nước biển dâng cao và lượng mưa từ trên nguồn đổ xuống gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng, phá hoại mùa màng, gây nhiều tổn thất về kinh tế, xã hội và môi trường.[8]

2.1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn

Chế độ thủy văn của Thành phố Đông Hà chịu ảnh hưởng củahệ thống sông ngòi và thủy triều từ biển vào thông qua Cửa Việt. Hệ thống sông ngòi của Thành phố gồm 3 sông chính:

Sông Hiếu: Là hệ thống sông lớn nhất chảy qua phía Bắc Thành phố, bắt nguồn từ sườn Đông dãy Trường Sơn, huyện Hướng Hóa, từ độ cao trên 1000m chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam qua địa phận huyện Cam Lộ đi về Đông Hà và nhập vào sông Thạch Hãnở ngã 3 GiaĐộ. Sông Hiếu có chiều dài 70 km, diện tích lưu vực 465 km2. Đoạn đi qua Thành phố Đông Hà dài 8 km, chiều rộng trung bình 150 - 200 m.

Khu vực hạ lưu sông Hiếu chịu sự chi phối của thủy triều từ biển vào nên có chế độ dòng chảy khá phức tạp. Về mùa khô dòng chảy ở thượng lưu nhỏ nên mặn xâm nhập sâu,biên độ mặn lớn, mùa lũ nước thường dâng cao gây ngập lụt. Sông Hiếu là nguồn phù sa bồi đắp màu mỡ cho các cánh đồng ven hai bên sông; cung cấp nước ngọt dồi dào cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời còn là nguồn điều hoà chế độ nhiệt ẩm cho Thành phố, nhất là vào mùa hè. Sông Hiếu còn là đường thủy rất thuận lợi nối Đông Hà - Cam Lộ, Đông Hà - Cửa Việt và là nguồn khai thác cát sạn dồi dào cho ngành

Đại học Kinh tế Huế

xây dựng.

Sông Thạch Hãn: Bắt nguồn từ Ba Lòng, sông có chiều dài 145 km, đoạn chảy ven phía Đông Thành phố dài 5 km là ranh giới giữa Đông Hà và huyện Triệu Phong.

Sông Vĩnh Phước: Bắt nguồn từ vùng đồi cao 300 - 400 mét thuộc huyện Cam Lộ chảy qua phía Nam Thành phố đổ vào sông Thạch Hãn, có chiều dài 45 km, chiều rộng trung bình 50 - 70 m, diện tích lưu vực 183 km2; lưu lượng trung bình 9,56 m3/s, mùa kiệt 1,79 m3/s. Đây là con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho địa bàn Thành phố.

Mạng lưới các hồ đập: Ngoài hệ thống các sông chính, Đông Hà còn có mạng lưới các hồ đập phân bố đều khắp trên địa bàn thành phố như hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, hồ Đại An, hồ Khe Sắn, hồ Km 6 v.v.

Nhìn chung mạng lưới sông suối, hồ ao là nguồn cung cấp nước dồi dào cho sản xuất và sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch, có tác dụng điều hòa khí hậu, môi trường sinh thái trên địa bàn Thành phố.[8]

2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng cho thấy Đông Hà gồm các loại đất chủ yếu sau: đất Feralit trên sa phiến, đất phù sa bồi, phù sa không được bồi, đất phù sa glây (Pg), đất cát…nhưng chiếm tỷ lệ lớn nhất và có ý nghĩa kinh tế bao gồm các loại sau:

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Phân bố chủ yếu ở các vùng khu vực triền sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, diện tích khoảng 500 ha. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp.

- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến sét (Fs): Phân bố tập trung ở khu vực vùng đồi phía Tây và Tây Nam Thành phố. Diện tích đất này chiếm diện tích khoảng 3.500 ha, chủ yếu thích hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ chăn nuôi.

- Đất phù sa Glây (Pg): Phân bố rải rác ở các khu vực trồng lúa (thuộc các phường Đông Lễ, Đông Lương, Đông Giang, Đông Thanh) có diện tích 1.000 ha, chuyên trồng lúa và hoa màu.

Đại học Kinh tế Huế

Việc sử dụng tài nguyên đất và đánh giá đúng tiềm năng đất đai có ý nghĩa quan trọng trong định hướng sử dụng và bảo vệ khai thác quỹ đất hợp lý. Bên cạnh các yếu tố kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên cần có chính sách khai thác từng loại đất thích hợp cho từng yêu cầu của từng ngành để phù hợp với mục đích sử dụng, tránh lãng phí quỹ đất, nhất là đất sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, cần nắm bắt các đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hoá và chế độ vi khí hậu của từng vùng để chuyển đổi mục đích sử dụng, bố trí cây trồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, có hiệu quả.

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2008, tổng diện tích đất tự nhiên Thành phố có 7.295,87 ha (72,9587 km2), chiếm 1,54% (toàn tỉnh 4.746 km2). Trong đó diện tích đất chưa sử dụng là 801,05ha; diện tích đất đãđưa vào sử dụng là 6.494,82 ha; được phân bố như sau:

-Đất nông nghiệp là 4.001,89 ha, chiếm 54,9% diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp là 1.1559,94 ha, bao gồm: Đất trồng cây hàng năm 1.385,12 (Đất lúa vàhoa màu 1.125,69 ha; Đất trồng cây hàng năm khác 259,43 ha);

Đất trồng cây lâu năm 174,82 ha; Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 186,62 ha.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản là 186,62 ha.

+ Đất lâm nghiệp là 2240,46 ha, bao gồm: Đất rừng sản xuất 2.239,49 ha; Đất rừng phòng hộ 0,97 ha; Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp là rừng trồng.

+ Đất sản xuất nông nghiệp khác là 14,87 ha.

- Đất phi nông nghiệp là 2.492,93 ha, chiếm 38,4% diện tích tự nhiên. Trong đó:

Đất ở 782,01 ha (đất ở tại đô thị); Đất chuyên dùng 962,04 ha.

-Đất chưa sử dụng là 801,05 ha, chiếm 11% diện tích tự nhiên.

Hiện nay, Thành phố có 9 phường, với quỹ đất tự nhiên phân bố không đều.

Phường II có diện tích nhỏ nhất là 201,88 ha và phường Đông Lương có diện tích lớn nhất là 1.992,81 ha. Tiềm năng đất đai của Thành phố còn rất lớn, thuận lợi cho việc quy hoạch xây dựng phát triển và mở rộng không gian đô thị, thu hút đầu tư phát triển kinh tế cả về dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.[8]

Đại học Kinh tế Huế

b. Tài nguyên nước

 Nguồn nước mặt

Thành phố Đông Hà có tổng trữ lượng nguồn nước mặt lớn gồm 3 con sông chính, hàng chục khe suối và một số hồ chứa, phân bố khá đều trên địa bàn Thành phố.

Ngoài nguồn nước từ sông Hiếu, Vĩnh Phước, Thạch Hãn... Thành phố còn có một số hồ đập nhân tạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và nuôi trồng thuỷ sản như: Hồ Trung Chỉ, Hồ Khe Mây, Hồ Đại An, Hồ Km6 (phường 4), Hồ Trung Kim - Khe Sắn… Hệ thống hồ đập ở Thành phố là tiềm năng thế mạnh để đầu tư xây dựng hình thành các cụm điểm vui chơi, nghỉ ngơi giải trí theo hướng hệ lâm viên dịch vụ sinh thái.

 Nguồn nước ngầm

Nước dưới đất vùng Thành phố Đông Hà tồn tại dưới 2 dạng chính: Trong các lổ hổng và khe nứt của đất đá chứa nước gọi là các tầng chứa nước lổ hổng và các tầng chứa nước khe nứt.

Vùng trung tâm Thành phố và khu vực đất đồi có tầng nước ngầm nghèo. Nguồn nước mạch nông tồn tại ở vùng đất trũng thuộc khu vực trầm tích phù sa. Không có nguồn nước ngầm mạch sâu ở trong khu vực nội thị nhưng có thể khai thác nguồn nước ngầm mạch sâu cách trung tâm Thành phố 12 km về phía Đông Bắc, với công suất 15.000 m3/ngày (tại huyện Gio Linh), trữ lượng nước tương ứng với cấp C1 là 19.046 m3/ ngày, cấp C2= 98.493 m3/ ngày. Lưu lượng giếng khoan từ 15- 19 l/s, tổng độ khoáng hóa 80- 280 mg/l.[8]

c. Tài nguyên rừng

Trước đây diện tích rừng tự nhiên của Đông Hà khá lớn với nhiều chủng loại gỗ quý và động vật cũng tương đối phong phú. Nhưng do hậu quả chiến tranh, chất độc hoá học đã tàn phá và nạn khai khai thác rừng bừa bãi đã cạn kiệt tài nguyên rừng;

Hiện nay, Thành phố Đông Hà có 2.255,69 ha rừng, trong đó toàn bộ là đất rừng trồng.

Rừng tự nhiên bị chiến tranh hủy diệt và một phần do con người chặt phá nên không còn diện tích. Rừng trồng đãđến tuổi khai thác có khoảng 1.000 ha, mật độ thưa, năng suất và trữ lượng thấp. Ước tính trữ lượng gỗ củi có khoảng 15.000 m3gỗ củi. Cần duy

Đại học Kinh tế Huế

trì và mở rộng diện tích đất rừng sản xuất, trồng rừng cảnh quan gắn phát triển lâm nghiệp với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.

Rừng chủ yếu hiện nay là rừng trồng và rừngtái sinh. Rừng của Thành phốngoài ý nghĩa về kinh tế còn là góp phần tích cực vào việc điều hoà khí hậu, giữ gìn nguồn nước chống xói mòn và tạo cảnh quan du lịch sinh thái.

d. Tài nguyên thuỷ sản

Thành phố Đông Hà không có bờ biển, các con sông có lưu vực nhỏ nên tiềm năng đánh bắt tự nhiên không đáng kể. Hiện tại, Thành phố đang phát triển chuyển đổi cơ cấu đất đai ở một số vùng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đây cũng là một trong những định hướng có khả năng phát triển kinh tế trên địa bàn. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản năm 2008 vào khoảng 186.62 ha.[8]

e. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn khoáng sản ở Đông Hà rất nghèo, chỉ có đất sét làm gạch ngói, trữ lượng lại không lớn, phân bố rải rác ở các phường Đông Giang, Đông Thanh, phường 2 và phường Đông Lương. Do đó việc khai thác không cho phép thực hiện trên diện rộng và quy mô lớn. Ngoài ra, các đợt thăm dò địa chất trước đây cho biết, trên đất Đông Hà có quặng sắt ở đồi Quai Vạc (km6 và km7), sắt ở đường 9 (gần trung tâm Thành phố).[8]

f. Tài nguyên du lịch, nhân văn

Vùng đất Đông Hà được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp: có sông Hiếu chảy qua Thành phố, sông Vĩnh Phước bao bọc phía Nam và sông Thạch Hãn phía Đông. Ngoài ra, còn có các hồ Khe Mây, Trung Chỉ, hồ Km6, Đại An, Khe Sắn v.v.

tạo nhiều là điều kiện thuận lợi để phát triển hình thành các khu du lịch sinh thái lâm viên cây xanh, công viên vui chơi, giải trí hấp dẫn.

Trên địa bàn Thành phố có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp, tự hào của vùng đất và con người Đông Hà qua các thời đại, trong đó có 20 di tích đãđược xếp hạng (2 di tích cấp quốc gia, 18 di tích cấp tỉnh). Các công trình văn hóa tiêu biểu như Đình làng Nghĩa An và các giếng Chăm, Đình làng Lập Thạch, Đình làngĐiếu Ngao, đặc biệt Đình làng Trung Chỉ được đánh giá là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc biệt, điển hình của tỉnh Quảng Trị. Các

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường ở thành phố đông hà tỉnh quảng trị (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)