PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ
2.3 Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ở Thành phố Đông Hà và những tác động của chất thải rắn đến chất lượng môi trường
2.3.2 Tác động của chất thải rắn đến chất lượng môi trường
Hiện nay, Thành phố Đông Hà chủ yếu đang áp dụng biện pháp chôn lấp để xử lý chất thải rắn đô thị. Chôn lấp được xem là giải pháp ít tốn kém trong xử lý rác thải.
Tuy nhiên, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất cao. Sau khi bãi chôn lấp Thành phố Đông Hà được đi vào hoạt động đã bộc lộ nhiều nhược điểm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Phòng Quan trắc môi trường Tỉnh Quảng Trị đã tiến hành lấy mẫu và kiểm tra chất lượng môi trường tại khu vực bãi chôn lấp trong giai đoạn hoạt động.
2.3.2.1 Môi trường không khí
Bãi chôn lấp chất thải rắn có thể coi là một thiết bị phản ứng sinh hóa, với chất thải rắn và nước là nguyên liệu chính đầu vào và khí bãi chôn lấp, nước rò rỉ là sản phẩm chính đầu ra. Ở bãi chôn lấp Đông Hà khí thải chủ yếu là CH4 và CO2 phát sinh từ quá trình vận hành bãi chôn lấp. Đây là các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt
Đại học Kinh tế Huế
CH4 có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp 20 lần CO2. Nếu lượng khí này không được thu gom và xử lý hoặc tái sử dụng, chúng sẽ gây ra những tác động lớn đối với môi trường xung quanh.[11]
Để đánh giá chất lượng không khí tại khu vực bãi chôn lấp, Phòng Quan trắc môi trường Tỉnh Quảng Trị đã lấy mẫu tại một số điểm gần khu đất của bãi.
Vị trí lấy mẫu không khí khu vực bãi chôn lấp như sau:
Bảng 11: Thời gian và vị trí lấy mẫu không khí
Ký hiệu Tên khu vực vị trí lấy mẫu Thời điểm lấy mẫu VT1 Phía Đông bãi rác 14h00 ngày 15/06/2009
VT2 Phía Nam bãi rác 14h30 ngày 15/06/2009
VT3 Phía Tây bãi rác 15h30 ngày 15/06/2009
VT4 Đường vào bãi rác 16h00 ngày 15/06/2009
(Nguồn: Phòng Quan trắc Môi trường Tỉnh Quảng Trị năm 2009) Tại các vị trí quan trắc, Phòng đã tiến hành lấy mẫu, phân tích và được kết quả như sau:
Bảng 12: Kết quả phân tích chất lượng không khí
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Vị trí Tiêu chuẩn
không khí xung quanh
VT1 VT2 VT3 VT4
1 Nhiệt độ 0C 28,3 29,7 29,1 28,9 -
2 Tốc độ gió m/s 5,1 4,5 6,2 4,6 -
3 Độ ẩm % 65 70 56 60 -
4 Bụi mg/m3 52 48 55 67 0,3(*)
5 CO mg/m3 - - - 4,2 30(*)
6 SO2 mg/m3 0,01 0,02 0,11 0,03 0,35(*)
7 H2S mg/m3 0,053 0,045 0,049 - 0,042(**)
8 NH3 mg/m3 1,78 0,98 0,87 - 0,2(**)
(Nguồn: Phòng Quan trắc Môi trường Tỉnh Quảng Trị năm 2009) Ghi chú:
(*) TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí- tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ)
Đại học Kinh tế Huế
(**) TCVN 5938 - 2005: Chất lượng không khí - nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
Từ kết quả phân tích cho thấy, ở khu vực bãi chôn lấp các chỉ tiêu như NH3,H2S, đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937:2005; TCVN 5938:2005) nhiều lần cụ thể:
NH3 vượt 6,05 lần, H2S vượt 1,2 lần. Các chỉ tiêu không khí khác như CO, SO2 vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép không khí xung quanh. Tuy nhiên, tại thời điểm đốt và chôn lấp rác thì giá trị của các chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên nhiều lần góp phần giảm chất lượng môi trường không khí xung quanh.
Mặt khác, trong quá trình vận hành ô nhiễm tiếng ồn còn xuất phát từ hệ thống bãi chôn lấp do hoạt động của các phương tiện vận chuyển, các máythi công chôn lấp.
Ở những ô chôn lấp, tiếng ồn còn xuất phát từ các thiết bị của hệ thống xử lý nước rỉ rác.
2.3.2.2 Môi trường nước
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại khu vực bãi chôn lấp. Phòng Quan trắc Môi trường đã tiến hành lấy mẫu nước từ các hồ chứa xung quanh khu vực bãi rác, đặc biệt là khu vực hướng Nam và Tây nam, nơi thường bị nước mưa chảy xuống khi mưa do địa hình dốc và thường xuyên chịu tác động của gió mùa.
Vị trí và thời gian lấy mẫu nước:
Bảng 13: Vị trí và thời gian lấy mẫu nước
Ký hiệu Tên khu vực vị trí lấy mẫu Thời điểm lấy mẫu
VT1 Hồ nước cách bãi rác 100m về phía Nam 8h05 ngày 15/06/2009 VT2 Hồ nước cách bãi rác 200m về phía Nam 8h20 ngày 15/06/2009 VT3 Hồ nước cách bãi rác 800m về phía Đông 8h40 ngày 15/06/2009 VT4 Hồ nước cách bãi rác 1.000m về phái Nam 9h00 ngày 15/06/2009 VT5 Suối nhỏ cách bãi rác 1.200m về phía Nam 9h20 ngày 15/06/2009
(Nguồn: Phòng Quan trắc Môi trường Tỉnh Quảng Trị năm 2009) Kết quả phân tích chất lượng nước mặt ở bãi chôn lấp cho thấy:
Bảng 14: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
Đại học Kinh tế Huế
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN 08 2008/BTNMT (cột
B1)
VT1 VT2 VT3 VT4 VT5
1 Nhiệt
độ
0C 28,7 29,1 30,2 28,4 27,9 -
2 pH - 4,23 7,01 4,43 4,32 5,58 5,5 - 9
3 DO Mg/l 6,65 6,88 7,05 6,96 6,1 ≥ 4
4 Độ đục NTU 45 23 5.2 42 35 -
5 COD Mg/l 7,3 13 13 9,1 22,6 30
6 BOD5 Mg/l <3 10,5 9,8 7,4 17 15
7 N-NO2 Mg/l - 0,006 0,008 0,002 0,004 0,04
8 N-NO3 Mg/l 0,23 0,16 0,42 0,27 0,07 10
9 N-NH3 Mg/l - - 0.03 0.01 0.02 0,5
10 FeTC Mg/l 0,01 0,27 0,13 0,1 0,54 1,5
11 SS Mg/l 3 5 6 7 5 50
12 Cu Mg/l - - - <0,01 - 0,5
13 Zn Mg/l 0,01 <0,01 - - - 1,5
(Nguồn: Phòng Quan trắc Môi trường Tỉnh Quảng Trị năm 2009) Ghi chú:
Tiêu chuẩn QCVN 08 - 2008/BTNMT: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt (cột B, áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác)
Trong đó:
+ pH là độ pH.
+ BOD5là nhu cầu oxi sinh hóa.
+ COD là nhu cầu oxi hóa học.
+ DO oxy hòa tan
+ TSS là tổng chất rắn lơ lửng trong nước.
+ N-NH3Amoniac (Tính theo N)
Đại học Kinh tế Huế
+ N-NO2Nitric (Tính theo N) + N-NO3Nitrat (Tính theo N)
Từ bảng kết quả phân tích chất lượng nước ở khu vực xung quanh bãi chôn lấp cho thấy: Ngoại trừ giá trị pH tại một số vị trí không đạt quy chuẩn cho phép, các chỉ tiêu còn lại điều nằm tronggiới hạn cho phép của QCVN 08 - 2008/BTNMT cột B1.
Điều này chứng tỏ chất lượng môi trường nước ở bãi chôn lấp chưa bị ảnh hưởng bởi các chất gây ô nhiễm từ bãi chôn lấp. Tuy nhiên, một vấn đề khác là khi đánh giá chất lượng nước rò rĩ từ bãi chôn lấp thì lại phát hiện dấu hiệu của sự ô nhiễm.
Chất lượng nước rò rỉ từ bãi rác:
Trong quá trình vận hành bãi chôn lấp, một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước (nước ngầm và nước mặt), là nước rỉ rác từ bãi rác. Lượng nước rỉ rác có khả năng gây ô nhiễm nặng nề về môi trường sống cả về lượng lớn và nồng độ chất ô nhiễm cao.
Nước rỉ rác là chất lỏng thấm qua chất thải rắn mang theo các chất hòa tan và các chất lơ lửng. Trong hầu hết các bãi chôn lấp, nước rỉ rác bao gồm lượng chất lỏng chuyển vào bãi chôn lấp từ các nguồn bên ngoài như nước bề mặt, nước mưa, nước ngầm và nước tạo thành trong quá trình phân hủy chất thải.[11]
Vị trí và thời gian lấy mẫu nước rò rỉ:
Bảng 15: Vị trí và thời gian lấy mẫu nước rò rỉ rác
Ký hiệu Tên khu vực vị trí lấy mẫu Thời điểm lấy mẫu
VT1 Nước rò rỉ từ bãi rác về hướng Đông 7h ngày 15/06/2009 VT2 Nước rò rỉ từ bãi rác về hướng Tây 7h20 ngày 15/06/2009 VT3 Nước rò rỉ rác từ bãi rác về hướng Nam 7h40 ngày 15/06/2009 VT4 Nước rò rỉ rác từ bãi rác về hướng Bắc 8h ngày 15/06/2009
(Nguồn: Phòng Quan trắc Môi trường Tỉnh Quảng Trị năm 2009) Kết quả phân tích chất lượng nước rò rỉ từ bãi rác từ các vị trí quan trắc:
Bảng 16: Kết quả phân tích chất lượng nước rò rỉ từ bãi chôn lấp
Đại học Kinh tế Huế
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả TCVN 5945:2005
(cột B)
VT1 VT2 VT3 VT4
1 nhiệt độ 0C 29,1 30,2 31,1 29,8 40
2 pH - 7,2 7,16 6,79 7,01 5,5 - 9
3 COD Mg/l 400 200 380 150 80
4 BOD Mg/l 200 90 120 150 50
5 N-NH3 Mg/l 0,23 0,55 0,49 1,87 10
6 P tổng Mg/l 1,13 0,04 0,13 0,67 6
7 FeTC Mg/l 11,53 5,6 4,9 3,87 5
8 SS Mg/l 49 7 24 16 100
9 Mn Mg/l 2,16 0,02 0,01 0,12 1
10 Cu Mg/l 0,14 0,08 0,02 0,12 2
11 Zn Mg/l 0,04 0,05 0,13 0,25 3
(Nguồn: Phòng Quan trắc Môi trường Tỉnh Quảng Trị năm 2009) Ghi chú:
Tiêu chuẩn áp dụng: tiêu chuẩn TCVN 5945:2005, giá trị giới hạn cho phép của thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
Kết quả phân tích cho thấy các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ từ bãi chôn lấp có nồng độ ở mức cao so, vượt quá so với tiêu chuẩn nước thải 5945 : 2005 (cột B); các chỉ tiêu COD vượt 2,7 lần, BOD vượt 2,5 lần, FeTC vượt 1,3 lần. Các chỉ tiêu về kim loại nặng như Cu, Zn, Mn cũng bắt đầu có dấu hiệu của sự vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Với nồng độ các chất nhiểm bẩn cao như COD, BOD và lưu lượng lớn, nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp có khả năng gây ô nhiễm đến nguồn nước ngầm của toàn bộ khu vực Thành phố Đông Hà. Qua các số liệu quan trắc và phân tích thành phần mẫu nước của bãi chôn lấp có thể thấy tại các giếng nước mạch nông (nằm trên lớp đất sét cách nước) đều có dấu hiệu ô nhiễm. Nước sau khi bơm từ các giếng chứa trong bể có hiện tượng nổi bọt, mùi hôi, nồng độ NH3 lên đến 10 mg/l và hàm lượng chất hữu cơ
Đại học Kinh tế Huế
cũng khá cao từ 5 -10 mg/l. Đối với kim loại nặng thì chiều dày và hệ số thấm của lớp đất sét cách nước không có ý nghĩa gì, mặc dù lớp đất sét có khả năng tao đổi ion để giữ lại kim loại nặng và khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm chỉ là vấn đề thời gian.
Mặt khác, khi nước ngầm tiếp xúc với khí thải từ bãi chôn lấp di chuyển trong đất cũngcó khả năng bị ô nhiễm. Nồng độ CO2 cao sẽ làm giảm pH và làm tăng nồng độ các chất hữu cơ có trong nước ngầm. Giá trị pH thấp là tăng tính ăn mòn và tăng khả năng hòa tan các khoáng chất, trong đó có kim loại nặng.
Không chỉ có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước rỉ rác cũng có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nếu bãi chôn lấp không được xây dựng an toàn và đảm bảo thì hiện tượng vỡ bờ bao, tràn nước rò rỉ sẽ gây ô nhiễm môi trường rất lớn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh.
Ở giai đoạn ngưng hoạt động bãi chôn lấp, lượng nước rò rỉ vẫn tiếp tục sinh ra, đặc biệt ở các ô chôn lấp mới hoàn tất, nhưng lưu lượng sẽ giảm đáng kể vì không bị ảnh hưởng của nước mưa. Khi đó, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn ngưng hoạt động sẽ thấp hơn nhiều lần so với khi vận hành. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ bãi chôn lấp cho thấy, vẫn có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường nước ngay cả khi bãi chôn lấp đã ngưng hoạt động. Một trong những nguyên nhân là nước rỉ rác sinh ra từ các ô chôn lấp đã ngưng hoạt động có nồng độ COD thấp hơn nhiều so với nước rỉ rác từ các ô chôn lấp đang vận hành. Trong thành phần nước rỉ rác đọng lại chứa các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học nên gây khó khăn và tốn kém khi xử lý. Cho đến nay, xử lý nước rỉ rác đọng lại vẫn là vấn đề nan giải đối với tất cả các nhà khoa học môi trường. Sự cố xảy ra đối với trạm xử lý nước rỉ rác, xả thải nước rỉ rác xử lý chưa đạt yêu cầu đều dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt.
2.3.2.3 Môi trường đất
Chất lượng môi trường đất trong khu vực bãi chôn lấp và khu vực lân cận sẽ chịu ảnh hưởng gián tiếp do không khí, nguồn nước bị ô nhiễm, nước mưa chảy tràn kéo theo rác và các chất bẩn khác và trực tiếp bởi rác thải ở những nơi rác được đổ ra đất.
Trong khu vực bãi chôn lấp, rác chỉ bị rơi vãi quanh khu vực đang chôn lấp, trên đường nội bộ dẫn từ sàn trung chuyển đến ô chôn lấp. Do đó, nguồn gây ô nhiễm nguồn gây ô nhiễm do đổ trực tiếp rác thải vào đất là không đáng kể. Các tác động
Đại học Kinh tế Huế
gián tiếp chỉ có thể khắc phục được khi khí bãi chôn lấp và nước rỉ rác được thu gom, xử lý và quản lý hợp lý. Một khi môi trường không khí và môi trường nước đã bị ô nhiễm thì chất lượng môi trường đất sẽ giảm là điều tất yếu.
Để kiểm tra chất lượng môi trường đất ở bãi chôn lấp. Phòng Quan trắc môi trường Quảng Trị đã tiến hành lấy mẫu ở các vị trí như sau:
Bảng 17: Vị trí và thời gian lấy mẫu đất
Ký hiệu Tên khu vực vị trí lấy mẫu Thời điểm lấy mẩu VT1 Trong khu vực bãi rác 7h30 ngày 15/06/2009 VT2 Trong khu vực bãi rác 7h35 ngày 15/06/2009 VT3 Ngoài khu vực bãi rác cách 50m 7h50 ngày 15/06/2009 VT4 Ngoài khu vực bãi rác cách 100m 7h55 ngày 15/06/2009
(Nguồn: Phòng Quan trắc Môi trường Tỉnh Quảng Trị năm 2009) Kết quả phân tích chất lượng đất ở khu vực của bãi chôn lấp là:
Bảng 18: Kết quảphân tích chất lượng đất
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN
7209:2002
VT1 VT2 VT3 VT4
1 Cu mg/kg khô 56 82 15 64 100
2 Zn mg/kg khô 82 196 93 68 300
3 Pb mg/kg khô 78 85 KPH 14 300
4 Cd mg/kg khô 1 6 4 KPH 10
5 As mg/kg khô KPH KPH KPH KPH 12
(Nguồn: Phòng Quan trắc Môi trường Tỉnh Quảng Trị năm 2009) Ghi chú: Tiêu chuẩn áp dụng: tiêu chuẩn TCVN 7209:2002 Chất lượng đất- giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất.
Kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu kim loại trong đất bãi rác vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép so với tiêu chuẩn nhưng một số vị trí quan trắc cũng bắt đầu cho thấy dấu hiệu sự ô nhiễm các kim loại nặng như: Cu và Zn ở vị trí quan trắc2, tuy
Đại học Kinh tế Huế
nhiên do kết cấu địa chất của đất nơi đây khá chắc nên mức độ ô nhiễm xuống nguồn nước ngầm là hiếm xảy ra, còn các vị trí khác ngoài khu vực bãi chôn lấp hầu như không bị nhiễm kim loại nặng.
2.3.2.4 Môi trường sinh thái
Khu đất trong và xunh quanh bãi chôn lấp của Thành phố là khu vực không có giá trị cao về hệ sinh thái, kể cả hệsinh thái trên cạn lẫn dưới nước.
Trước khi bãi chôn lấp được xây dựng và đưa vào hoạt động, theo đánh giá của Phòng Quan trắc Môi trường thì hệ sinh thái trên cạn ở khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị nghèo nàn thành phần động thực vật, chủ yếu là cây dại, cỏ dạ xen lẫn với đất đai vườn tược trồng bạch đàn, tràm...
Hệ sinh thái nước ở khu vực bãi chôn lấp chủ yếu các ao nhỏ, khe nước nên không có những loại sinh vật quý hiếm hay có giá trị kinh tế. Như vậy, hoạt động của bãi chôn lấp hiện nay hầu như khôngảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực nếu như hệ thống thu gom và xử lý khí thải và nước thải được vận hành hợp lý.