Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất, kinh doanh của trang trại hộ gia đình ông lê tài chất ở xã thanh mỹ huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tình hình cơ bản của xã Thanh Mỹ - Huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An

1.2.2. Điều kiện tự nhiên

Thanh Mỹ nằm trong khu vực tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ (nhiệt đới ẩm gió mùa) với các đặc trưng như sau:

- Chế độ nhiệt:

Có 2 mùa rõ rệt, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Tháng 9 và tháng 10 là mùa mưa kèm theo những đợt áp thấp và bão. Từ tháng 4 đến tháng 8 là mùa khô hạn, có thời gian chiếu sáng trong ngày lớn, có gió Lào thổi về, nắng nóng đỉnh điểm thường rơi vào tháng 7 với nhiệt độ đỉnh điểm có thể lên tới 420C.

Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.637 giờ, bức xạ mặt trời 74,6 cal/cm2.

- Chế độ mưa:

Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.500 - 1.900 mm, năm cao nhất là 2.500 mm, thấp nhất 1.200 mm. Trong năm lượng mưa phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào tháng 9 và tháng 10 và thường xuyên bị ngập úng.

- Độ ẩm:

Độ ẩm trung bình 86%, cao nhất 89% (tháng 12 đến tháng 2), thấp nhất 60% (tháng 6)

- Chế độ gió:

Có 2 hướng thịnh hành:

+ Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió về thường mang theo giá rét, mưa phùn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ gió phơn Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 8 , thường gây khô hạn vào các tháng 5,6,7.

Với kiểu thời tiết khí hậu nêu trên đòi hỏi xã phải bố trí tập đoàn cây trồng, cơ cấu mùa vụ thích hợp, tăng cường bảo vệ đất kết hợp với sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp để nâng cao độ phì nhiêu cho đất, tăng năng suất cho cây trồng.

1.2.2.2. Địa hình, đất đai

* Địa hình.

Thanh Mỹ là một xã trung du miền núi có địa hình nghiêng dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Núi cao và các ngọn núi úp bát và yên ngựa bao bọc từ Tây Nam chạy dọc theo ranh giới hành chính xuống tận phía Đông Bắc, với diện tích rừng núi chiếm gần 60% diện tích tự nhiên.

Tuy là một xã miền núi nhưng Thanh Mỹ vẫn có những vùng đồng bằng bằng phẳng nằm ven sông Giăng và vùng ven các chân núi, khe suối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Có thể khái quát sơ bộ các dạng địa hình của xã là: vùng bằng thung lũng và ven sông; địa hình hóc chọ và núi cao.

- Dạng vùng băng thung lũng và ven sông:

Chủ yếu nằm ven sông Giăng, chiếm khoảng 23% diện tích đất tự nhiên, có khoảng 5% diện tích loại đất này là bãi bồi ven sông thường xuyên bị ngập lụt. Vùng này chủ yếu trồng các loại cây như ngô, khoai, lúa và các loại rau củ khác.

- Dạng vùng hóc chọ và núi cao:

Phần lớn có độ cao từ 10 - 15 m, độ dốc từ 0 - 80. đây là loại địa hình có diện tích lớn nhất, chiếm khoảng 75% diện tích tự nhiên trong đó 95%

diện tích loại đất này là đồi núi, nhưng tập trung nhiều ở phía Nam, Tây và Đông Nam của xã. Thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là đất pheralit đỏ vàng trên phiến sét, thích hợp với phát triển Lâm nghiệp, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng sản xuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Phạm Hồng Mỹ 22

* Đất đai.

Theo tài liệu thổ nhưỡng Nghệ An, kết hợp với quá trình điều tra khảo sát cho thấy trong tổng số 2.777,52 ha đất tự nhiên, ngoại trừ diện tích sông suối 151,56 ha, chiếm 5,5%, phần diện tích còn lại là 2.625,96 ha gồm: đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, đất cát ven sông, đất pheralit đỏ vàng phát triển trên phiến sét, núi đá…

- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm:

Diện tích 80 ha, chiếm 2,88% tổng diện tích tự nhiên phân bố ở dọc sông Giăng. Loại đất này hàng năm bị ngập lụt vào mùa mưa và được bồi đắp thêm 1 lượng phù sa nhất định. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, pH(kcl) 6,7 - 7,2. , đạm tổng số 0,126%, lân tổng số 0,069%, kali tổng số 0,254%. Đây là loại đất hội tụ nhiều tính chất tốt: cấu tượng tốt, thành phần đạm, lân, kali và các chất dễ tiêu đều khá, khả năng trao đổi cao, phù hợp với trồng các loại lúa, ngô, đậu… tuy nhiên nó lại chỉ chiếm 1 diện tích nhỏ.

- Đất phù sa không được bồi, không có glây hoặc glây yếu chua.

Diện tích 604 ha, chiếm 21,6% tổng diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, thịt trung bình tùy xứ đồng. Đất có phản ứng chua, ít mùn, lân tổng hợp và dễ tiêu ngèo.

Đất trồng lúa của xã chủ yếu là loại đất này, yêu cầu của loại đất này là phải thường xuyên tập trung cải tạo như làm thủy lợi, làm đất…

- Đất pheralit phát triển trên phiến sét.

Diện tích 1.757 ha, chiếm 63,3% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất chủ yếu được sử dụng để trồng cây hàng năm và trồng rừng sản xuất.

- Tổng diện tích đất qua 3 năm của xã là không thay đổi, tuy nhiên cơ cấu từng loại đất thì có sự thay đổi, thể hiện đúng xu thế phát triển của địa phương. Ví dụ như: đất nông nghiệp tăng 223,85 ha, tương ứng tăng 10,32 ha nhưng đất sản xuất nông nghiệp lại giảm 0,1 ha, giảm khoảng 0,01 %. Đất phi

Trường Đại học Kinh tế Huế

nông nghiệp tăng 22,37 ha, tương ứng tăng 7,62 % so với năm 2009. Đất chưa sử dụng giảm mạnh qua 3 năm, mức giảm là 246,32 ha tương ứng giảm 78,3%.

Nhìn chung những biến động trong cơ cấu đất đai của xã qua 3 năm vừa rồi phản ánh đúng xu thế phát triển của xã hội, giảm dần đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng và tăng đần đất phi nông nghiệp, phục vụ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và thương mại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Phạm Hồng Mỹ 24 Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Thanh Mỹ qua 3 năm (2009 - 2011)

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2011/2009

DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) % + , - %

Tổng diện tích 2777,52 100 2777,52 100 2777,52 100 - -

I Đất nông nghiệp 2.168,52 78,07 2.289,45 82,43 2.392,37 86,13 223,85 10,32

1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.010,82 36,39 1.046,45 37,68 1.010,72 36,38 - 0,1 0,01

Đất trồng cây hàng năm 642,84 23,14 678,47 24,43 604,09 21,73 - 38,75 6,02

Đất trồng cây lâu năm 367,98 13,25 367,98 13,25 406,64 14,65 38,66 10,50

2 Đất lâm nghiệp 1.130,92 40,72 1.212,67 43,66 1.350,66 48,64 219,74 19,43

3 Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 26,78 0,96 30,33 1,09 30,33 1,09 3,55 13,26

II Đất phi nông nghiệp 293,46 8,56 300,56 10,82 315,83 11,37 22,37 7,62

1 Đất ở 56,91 2,05 57,80 2,08 59,45 2,14 2,54 4,46

2 Đất chuyên dùng 105,32 3,79 106,70 3,84 115,23 4,15 9,91 9,40

3 Đất phi nông nghiệp khác. 131,23 2,72 136,06 4,90 141,25 5,08 10,02 7,63

III Đất chưa sử dụng 315,54 11,35 187,51 6,75 69,32 2,5 - 264,32 78,03

1 Đất đồi chưa sử dụng 200,43 7,21 96,57 3,48 2,92 0,11 - 197,51 98,54

2 Đất đồng bằng chưa sử dụng 115,11 4,14 90,94 3,27 66,36 2,39 - 48,75 42,35

(Nguồn: Địa chính xã)

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.2.2.3. Nguồn nước, thủy văn

Xã Thanh Mỹ có một hệ thống sông ngòi dày đặc, ngoài một con sông lớn là sông Giăng chảy qua còn có 1 hệ thống khe, suối rất lớn với tổng chiều dài khoảng 35km. Bên cạnh đó trên địa bàn xã còn có rất nhiều những hồ đập, đặc biệt có 5 đập lớn với diện tích trung bình mỗi đạp khoảng 6ha, là nơi dự trữ nước vào mùa khô cho cả xã.

Ngoài ra xã cũng có một hệ thống nước ngầm lớn và đang được chú trọng khai thác trong những năm gần đây, ưu điểm của nguồn nước ngầm này là nông, dễ khai thác và khá sạch…

Với những thuận lợi về nguồn nước mà thiên nhiên ban tặng như vậy rõ ràng xã Thanh Mỹ đứng trước cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, một ngành chủ đạo của xã. Ngoài ra với hệ thống sông dày đặc và dàn trải cũng tạo cho xã cơ hội phát triển giao thông đường thủy, đặc biệt trong vận chuyển gỗ và lâm sản khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất, kinh doanh của trang trại hộ gia đình ông lê tài chất ở xã thanh mỹ huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)