CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3.4. Tình hình thực hiện chi phí của trang trại ông Chất
+Năm 2010:
Năm này tổng chi phí của trang trại là 454 triệu đồng. Trong đó:
- Chi phí thuê lao động:
Năm 2010 tổng chi phí thuê lao động của trang trại là 250 triệu đồng, chiếm 55,06 % tổng chi phí của trang trại. Trong đó ông phải trả cho 2 lao động thường xuyên là 69 triệu đồng, chiếm 15,20 % chi phí trang trại, và trả cho lao động thuê thời vụ 181 triệu đồng tương ứng 39,86% tổng chi phí của trang trại.
Số lao động này được thuê vào mục đích trồng mới keo, sắn; làm cỏ, chăm sóc và thu hoạch. Vì vậy chi phí thuê lao động là bao hàm cả chi phí trồng, làm cỏ, chăm sóc và thu hoạch diện tích keo sắn và măng trong trang trại.
Trong năm này ông thuê 2 lao động thường xuyên và trả cho họ từ 110 ngàn đồng đến 130 ngàn đồng phụ thuộc vào đối tượng thuê là nữ hay nam.
Ông cũng thuê tổng cộng 55 lao động thời vụ, chia làm 3 đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 1 tháng với giá tương tự như lao động thường xuyên.
- Chi phí giống cây trồng vật nuôi.
Chi phí này trong năm là 26 triệu đồng, chiếm 5,73% chi phí của trang trại. Bao gồm 16 triệu giống cá và 10 triệu giống cây keo, trong 10 triệu giống cây keo thì bao gồm chi phí mua phân, túi ni lông hạt và chi phí đóng bầu, chăm sóc phục vụ vườn ươm.
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 56 - Chi phí phân bón, thuốc trừ sâu:
Tổng loại chi phí này trong năm là 82 triệu đồng, chiếm 18,07 % tổng chi phí. Bao gồm 60 triệu cho cây keo và 22 triệu cho cây sắn, được sử dụng cho trồng 5 ha sắn và 15 ha keo.
- Chi phí thức ăn chăn nuôi:
Số lượng là 91 triệu đồng, chiếm 20,04 % tổng chi phí của trang trại. Số chi phí này chủ yếu được dùng để mua thức ăn phục vụ chăn nuôi lợn, số còn lại mua thuốc phòng bệnh cho cá và lợn. So với doanh thu tạo ra thi chi phí phải bỏ cho nuôi lợn là khá lớn, chiếm khoảng 85 % doanh thu mà hoạt động này mang lại.
- Chi phí khác:
Bao gồm tiền điện thoại, tiền tiếp khách và tiền lãi ngân hàng, tổng chi phí của các hoạt động này là 5 triệu đồng, chiếm 1,1% chi phí của trang trại.
+Năm 2011:
Tổng chi phí của trang trại trong năm nay là 609,5 triệu đồng, tăng 115,5 triệu đồng tương ứng 34,25 % so với năm 2010, bao gồm:
- Chi phí thuê lao động:
Tổng chi phí thuê lao động năm này là 319 triệu đồng, chiếm 52,34 % chi phí trang trại, tăng 69 triệu tương ứng 27,6 % so với năm 2010. Trong số này thì chi phí cho lao động thường xuyên là 75 triệu, tăng 6 triệu đồng tương ứng 8,70 % so với năm 2010. chi phí cho lao động thời vụ là 224 triệu đồng, tăng 63 triệu tương ứng 34,80 % so với năm 2010 và chiếm 40,04 % tổng chi phí của trang trại. Bước sang năm này ông vẫn thuê 2 lao động thường xuyên với giá 130 ngàn đồng/người/ngày. Ông cũng thuê 70 lao động thời vụ với mức giá tương tự, tính chất công việc của số lao động này hoàn toàn giống với năm 2010.
Trường Đại học Kinh tế Huế
+ Chi phí giống cây trồng vật nuôi:
Chi phí này trong năm nay là 29,5 triệu đồng, tăng 3,5 triệu đồng tương ứng 13,46 % so với năm 2010, trong đó ông mua hết 14,5 triệu tiền giống cá, con số này giảm 1,5 triệu tương ứng 9,37 % so với năm 2010, ông cũng bỏ ra 15 triệu để ươm cây keo con phục vụ trồng mới trong trang trại, chiếm 2,46 % chi phí của trang trại, con số này tăng lên 5 triệu đồng tương ứng 50 % so với năm 2010.
+ Chi phí thức ăn chăn nuôi:
Chi phí này năm nay là 106 triệu đồng, chiếm 17,39 % chi phí của trang trại, tăng 15 triệu tương ứng tăng 16,48 % so với năm 2010. chủ yếu dùng để mua thức ăn chăn nuôi lợn, phần nhỏ để mua thuốc phòng bệnh cho lợn và cá.
+ Chi phí phân bón, thuốc trừ sâu:
Tổng chi phí cho loại này vào năm nay là 148 triệu đồng, chiếm 24,28
% chi phí của trang trại, tăng 66 triệu tương ứng 80,49 % so với năm 2010.
trong đó chi phí cho cây keo là 110 triệu đồng, tăng 50 triệu đồng tương ứng 83,33% so với năm 2010. chi phí này lớn như vậy là do trong năm này ông chất tiến hành trồng mới 1 diện tích lớn keo nên sử dụng lượng phân bón lớn.
Trong khi đó chi phí cho cây sắn là 32 triệu đồng, chiếm 5,25 % chi phí của trang trại, tăng 10 triệu đồng tương ứng 45 % so với năm 2010. ngoài ra ông cũng dùng 6 triệu để bón cho diện tích tre lấy măng, chiếm 0,98 % chi phí trang trại và tăng 100 % so với năm 2010.
+ Chi phí khác:
Bao gồm chi phí điện thoại, internet và tiếp khách. Con số này trong năm 2011 là 7 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng tương ứng 40 % so với năm 2010.
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 58 Bảng 10. Tập hợp chi phí của trang trại ông Chất qua 2 năm (2010 - 2011)
TT Chỉ tiêu
2010 2011 2011/2010
SL (1000đ) % SL (1000đ) % + , - %
Tổng chi phí 454.000 100,00 609.500 100,00 155.500 34,25
1 Chi phí thuê lao động 250.000 55,06 319.000 52,34 69.000 27,6
- Lao động thường xuyên 69.000 15,20 75.000 12,30 6.000 8,70
- Lao động thời vụ. 181.000 39,86 244.000 40,04 63.000 34,80
2 Chi phí giống cây trồng, vật nuôi 26.000 5,73 29.500 4,84 35.000 13,46
- Giống cá 16.000 3,52 14.500 2,38 -1.500 9,37
- Giống keo 10.000 2,21 15.000 2,46 5.000 50,00
- Giống sắn 0 0,00 0 0,00 0 0,00
3 Chi phí phân bón, thuốc trừ sâu 82.000 18,07 148.000 24,28 66.000 80,49
- Cây keo 60.000 13,22 110.000 18,05 50.000 83,33
- Cây sắn 22.000 4,85 32.000 5,25 10.000 45,45
- Cây măng tre 0 0,00 6 0,98 6.000 100,00
4 Chi phí thức ăn, phòng bệnh cho chăn nuôi 91.000 20,04 106.000 17,39 15.000 16,48
- Thức ăn cho lợn 91.000 20,04 106.000 17,39 15.000 16,48
- Thức ăn cho cá 0 0,00 0 0,00 0 0,00
5 Chi phí khác. 5.000 1,10 7.000 1,15 2.000 40,00
Tiền điện thoại, tiếp khách 5.000 1,10 7.000 1,15 2.000 40,00
(Nguồn:Số liệu điều tra)
Trường Đại học Kinh tế Huế
3.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm do trang trại ông Chất sản xuất ra trong 2 năm vừa qua
Trang trại ông Chất là một trang trại có quy mô khá lớn, lên tới 80 ha trong đó tập trung vào trồng và sản xuất các loại hàng hóa chủ yếu như keo nguyên liệu, măng tre, sắn, cá và lợn thịt. Tìm hiểu về tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm này qua điều tra ta thấy.
+ Thứ nhất là tình hình tiêu thụ cây sắn:
Như đã biết thì trong 2 năm vừa qua ông Chất đã tiến hành trồng một lượng khá lớn diện tích cây sắn, 5 ha vào năm 2010 và 7,5 ha vào năm 2011, cây sắn sinh trưởng tốt và cho sản lượng từ 17 - 20 tấn trên một ha. Với một lượng sắn lớn như vậy liệu ông chất sẽ bán cho ai và giá cả là bao nhiêu?
Cách đây 5 năm trên địa bàn huyện có mở một nhà máy tinh bột sắn với quy mô khá lớn, điều này đã tạo đầu ra ổn định cho các hộ nông dân trồng sắn trong đó có trang trại ông Chất. Với lợi thế gần đường Hồ Chí Minh nên việc thu hoạch và vận chuyển sắn trở nên rất thuận lợi, nhà máy đến trực tiếp mua tại trang trại với giá từ 1,7 - 2 triệu đồng / 1 tấn sắn tươi.
Với lợi thế này thì cây sắn cũng đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập của trang trại.
+ Thứ hai là tình hình tiêu thụ tre lấy măng:
Trong những năm gần đây thì sản phẩm tre măng được thị trường trong và ngoài huyện rất ưa chuộng, hàng năm thương lái trực tiếp đến tận trang trại để mua với mức giá bình quân 5.000 đồng/ kg, số còn lại ông bán tại chợ địa phương, rất được người dân ưa chuộng. Vậy nên tuy chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nhưng hứa hen trong một vài năm tới sản lượng loại cây trồng này sẽ tăng nhiều hơn, đóng góp đáng kể vào thu nhập của trang trại.
+ Thứ ba là tình hình tiêu thụ keo nguyên liệu.
Đây là cây trồng chủ lực của trang trại, hàng năm cho thu nhập từ 855 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng. Lượng gỗ keo này chủ yếu được bán cho nhà máy
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 60 bột giấy của tỉnh và bán cho các công ty thu gom, do có vị trí thuận lợi nên hạn chế được rất nhiều chi phí thu hoạch, vận chuyển cho trang trại. Xu thế hiện nay rất chuộng các đồ dùng làm từ gỗ ép nên cây keo ngày càng có giá trị kinh tế cao, vậy nên trang trại không gặp vấn đề khó khăn về đầu ra nếu như không nói là thuận lợi.
+ Thứ tư là tình hình tiêu thụ cá thịt.
Diện tích 2 ha ao hồ của ông chất hàng năm cho thu hoạch khoảng 2 tấn cá thịt, số cá này một phần (cá nhỏ từ 1 - 3 kg) được bán tại chợ địa phương với giá khoảng 30 ngàn đồng/ kg.
Phần còn lại ( cá lớn 3 kg trở lên) được bán cho các nhà hàng ở thành phố Vinh và các thương lái ở các Huyện, Tỉnh lân cận với giá từ 70 - 90 ngàn đồng cho một kg, các thương lái này tự liên hệ với trang trại và đến tận nơi để mua. Đầu ra về cá nhìn chung khá ổn định!
+ Cuối cùng là tình hình tiêu thụ lợn thịt.
Hàng năm trang trại thu hoạch 3 lứa lợn với tổng cộng 2 đến 2,5 tấn lợn thịt được bán ra. Lượng này một phần do thương lái và các cơ sở giết mổ trong vùng tiêu thụ, phần khác được bán cho các thương lái và các cơ sở giết mổ ngoài địa bàn. Giá giao động từ khoảng 42 - 45 triệu đồng / 1 tấn. Các đầu mối tự liên hệ với trang trại và đến tận nơi để thực hiện mua bán.
Trên đây là tình hình tiêu thụ sản phẩm của trang trại ông Chất, nhìn chung các sản phẩm đều có đầu ra khá ổn định và lâu dài nên là động lực cũng như cơ sở thúc đẩy trang trại tiếp tục nâng cao sản lượng hàng hóa, tăng thu nhập và tạo điều kiện việc làm cho 1 lượng lao động tại địa phương.