Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi của trang trại ông Chất

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất, kinh doanh của trang trại hộ gia đình ông lê tài chất ở xã thanh mỹ huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI HỘ GIA ĐÌNH ÔNG LÊ TÀI CHẤT Ở XÃ THANH MỸ, HUYỆN

2.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh của trang trại ông Chất qua 2 năm (2010 - 2011)

2.3.2. Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi của trang trại ông Chất

Để thấy được năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi của trang trại ta xem xét tại Bảng 8.

- Sản lượng cây trồng + Cây sắn:

Trong năm 2010 trang trại của ông Chất có 5 ha sắn trong đó có 3,5 ha sắn đã cho thu hoạch, do điều kiện trồng trên đất rừng nên năng suất sắn của trang trại ông Chất ở mức vừa phải, mỗi ha bình quân đạt 17 tấn, như vậy với 3,5 ha đã cho thu hoạch thì trong năm 2010 sản lượng sắn của trang trại ông Chất là 59,5 tấn. Sắn thu hoạch một phần để bán cho nhà máy sắn trong huyện, phần còn lại được giữ lại để chăn nuôi lợn và cá.

Bước sang năm 2011, do trồng thêm 2,5 ha sắn nên trong tổng số 7,5 ha sắn thì có 7 ha sắn đã cho thu hoạch, bước sang năm 2011 do có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn nên sản lượng có tăng thêm một ít, bình quân mỗi ha sắn đạt 18 tấn, như vậy trong năm 2011 thì sản lượng sắn của trang trại ông Chất là 126 tấn, tăng 66,5 tấn tương ứng 111,76 % so với năm 2010. Sản lượng này cũng dùng để chăn nuôi và bán ra thị trường.

Có thể thấy trang trại ông Chất trồng một diện tích sắn khá lớn nhưng năng suất nhìn chung chưa đáp ứng được kỳ vọng, điều này có thể do chất lượng đất, điều kiện chăm sóc cũng như giống sắn mà ông Chất lựa chọn. Vì

Trường Đại học Kinh tế Huế

vậy sang những năm tiếp theo ông Chất cần phải nâng cao chất lượng giống, chăm sóc tốt hơn cũng như cải tạo điều kiện đất đai để cây sắn đạt được sản lượng cao hơn, góp phần tích cực vào thu nhập của trang trại.

+ Cây tre lấy măng:

Như đã trình bày ở phần diện tích trồng trọt của trang trại, tính đến năm 2010 thì trang trại ông Chất có tổng cộng 1,5 ha diện tích tre lấy măng trong đó có 0,45 ha đã cho thu hoạch và số còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết. Vì mới cho thu hoạch năm đầu nên sản lượng chưa được cao, 0,45 ha trong năm 2010 cho sản lượng 2 tấn, theo ông Chất thì loại cây này sẽ cho nhiều măng hơn vào các năm tiếp theo nên chủ trang trại cũng khá lạc quan về sản lượng loại cây trồng này trong một vài năm tới. Số măng này một phần bán tại chợ địa phương và phần còn lại được thương lái các vùng khác đến liên hệ mua tại trang trại.

Năm 2011 thì toàn bộ số gốc tre trong trang trại đều đã cho măng, sản lượng ông thu về trong năm từ loại cây này là 11 tấn, tăng 9 tấn tương đương 450 % so với năm 2010. có thể nói ông Chất đang khá hài lòng với loại cây này vì hàng năm không tốn công chăm sóc, tưới tiêu và lại rất thuận lợi trong thu hoạch. Trong số này thì ông tiêu thụ một lượng nhỏ tại chợ địa phương, số còn lại bán cho các thương lái ở các vùng lân cận.

Như vậy mặc dù cây tre lấy măng là loại cây mới cho thu hoạch trong vài năm gần đây nhưng cũng đã làm phong phú thêm số lượng hàng hóa của trang trại ông Chất và cũng từng bước góp phần đáng kể vào thu nhập của chủ trang trại. Tuy nhiên để loại cây này đạt năng suất cao thì ông Chất cần học hỏi kinh nghiệm từ các trang trại đi trước để phát triển loại cây này trong trang trại.

+ Cây keo nguyên liệu:

Trong năm 2010 thì trang trại ông Chất có 48 ha đất trồng keo trong đó có 15 ha đã cho thu hoạch, số còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết và có một

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Phạm Hồng Mỹ 48 lượng khá lớn sẽ cho thu hoạch vào năm sau. Tính bình quân 1 ha keo tạo ra 60 tấn gỗ, như vậy 15 ha keo của ông Chất trong năm 2010 tạo ra 720 tấn gỗ hàng hóa. Số keo này ông bán cho nhà máy trong huyện với giá 60 triệu đồng/ha.

Bước sang năm 2011 thì diện tích trồng keo của trang trại ông Chất vẫn không đổi tuy nhiên số keo đã cho thu hoạch bấy giờ là 25 ha tương ứng 1500 tấn gỗ. Ở năm này thì giá keo là 60 triệu đồng/ha và ông vẫn bán cho nhà máy bột giấy trong Huyện.

Từ quy mô diện tích cũng như sản lượng đã cho thấy cây keo là cây trồng chủ lực của trang trại, tạo thu nhập lớn nhất so với các loại cây khác.

Vậy nên ông Chất cần chú trọng trong khâu chọn giống cũng như hợp lý hóa các khoản chi phí để giá trị cây keo mang lại thực sự như kỳ vọng.

+ Cây giống:

Ông Chất ươm cây giống chỉ để phục vụ cho trang trại chứ không bán ra thị trường. Tính trong năm 2010 ông ươm tổng cộng 30.000 cây giống, đủ để trồng mới diện tích keo mới thu hoạch.

Sang năm 2011 ông cũng tiến hành ươm 50.000 cây giống, phục vụ cho nhu cầu trồng mới 25 ha keo vừa mới thu hoạch.

Tuy không có để bán ra thị trường nhưng việc ươm giống keo đã giúp ông tiết kiệm rất nhiều chi phí về giống vì giá cây giống trên thị trường vào thời điểm bấy giờ theo ông là khá đắt.

- Sản lượng vật nuôi.

+ Lợn thịt.

Hàng năm trang trại ông Chất xuất được khoảng từ 2,5 đến 2,8 tấn lợn thịt, cụ thể trong năm 2010 ông xuất được 2,5 tấn, con số này sang năm 2011 là 2,8 tấn, tăng 0,3 tấn so với năm 2010. sản lượng tăng lên do ông Chất đã chú trọng hơn trpng việc chon giống cũng như chăm sóc hợp lý hơn. Tuy nhiên lợi nhuận từ việc nuôi lợn là khá hạn chế, chỉ chiếm từ 10 % đến 15 %

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh thu từ hoạt động này. Nhưng trang trại vẫn duy trì hoạt động này vì để tận dụng nguồn thải từ lợn để nuôi cá.

+ Cá thịt.

Trong năm 2010, với diện tích nuôi trồng thủy sản là 2 ha thì ông Chất thu được 1,5 tấn cá, trong đó ông phân là 2 loại: cá lớn ( có trọng lượng từ 3kg trở lên) đạt sản lượng 1 tấn, và cá nhỏ ( trọng lượng từ 3kg trở xuống) đạt 0,5 tấn. Cá lớn được bán cho các tiểu thương từ các huyện, tỉnh lân cận hoặc các nhà hàng lớn ở thành phố Vinh với giá 70.000 đồng / kg. Cá nhỏ bán cho thị trường địa phương với giá giao động từ 30 - 50 ngàn / kg, phụ thuộc vào loại cá. Trang trại chủ yếu nuôi cá mè, cá trắm và cá chép.

Bước sang năm 2011, diện tích nuôi trồng vẫn là 2 ha nhưng sản lượng bây giờ nhỉnh hơn so với năm 2010, đạt 2 tấn, tăng 0,5 tấn tương đương 33,33 % so với năm 2010. trong đó cá lớn đạt 1,2 tấn, tăng 0,2 tấn và cá nhỏ đạt 0,8 tấn, tăng 0,3 tấn so với năm 2010.

+ Phụ phẩm chăn nuôi.

Phụ phẩm ở đây là phân chuồng từ hoạt động nuôi lợn, loại phụ phẩm này dùng để làm thức ăn cho cá, giúp trang trại giảm bớt chi phí cho cá ăn, hàng năm hoạt động nuôi lợn của trang trại tạo ra khoảng từ 10 - 12 tấn loại phụ phẩm này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Phạm Hồng Mỹ 50 Bảng 8. Sản lượng các loại cây trồng vật nuôi của trang trại ông Chất qua 2 năm (2010 - 2011)

TT Chỉ tiêu ĐVT

2010 2011 2011/2010

Số lượng % Số lượng % + , - %

1 Sản phẩm trồng trọt

Cây sắn Tấn 59,5 100,00 126 100,00 66,5 111,76

Tre lấy măng Tấn 2 100,00 11 100,00 9 450,00

Cây keo nguyên liệu Tấn 900 100,00 1.500 100,00 600 66,67

Cây giống Cây 30.000 100,00 45.000 100,00 15.000 50,00

2 Chăn nuôi lợn. Tấn 3 100,00 3,4 100,00 0,4 13,33

Lợn sinh sản Tấn 0,5 16,67 0,6 17,65 0,1 20,00

Lợn thịt Tấn 2,5 84,33 2,8 82,35 0,3 12,00

3 Cá thịt. Tấn 1,5 100,00 2 100,00 0,5 33,33

Cá lớn (3 kg trở lên) Tấn 1 66,67 1,2 60,00 0,2 20,00

Cá bé (từ 3 kg trở xuống) Tấn 0,5 33,33 0,8 40,00 0,3 60,00

4 Phụ phẩm chăn nuôi Tấn 10 100,00 12 100,00 2 20,00

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất, kinh doanh của trang trại hộ gia đình ông lê tài chất ở xã thanh mỹ huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)