CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI HỘ GIA ĐÌNH ÔNG LÊ TÀI CHẤT Ở XÃ THANH MỸ, HUYỆN
2.2. Năng lực sản xuất của trang trại hộ gia đình ông Lê Tài Chất
2.2.2. Quy mô đất đai của trang trại ông Chất phân theo mục đích sử dụng và sở hữu đất
Theo Bảng 5 thì, tổng diện tích của trang trại là 80 ha, đây là trang trại có quy mô khá lớn và toàn bộ diện tích đất của trang trại đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử sử dụng đất vào năm 1980. việc không phải thuê mướn đất là một lợi thế giúp ông Lê Tài Chất có thể yên tâm triển khai các dự định của mình mà không gặp bất cứ ràng buộc nào về quyền sử dụng đất.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Diện tích 80 ha của trang trại ông Chất nằm trải rộng trên 3 ngọn đồi và kéo dài tới 1 km, 3 ngọn đồi này tạo thành hình chữ U, phía giữa là thung lũng, nơi ông tiến hành xây dựng 2 ha ao hồ để nuôi cá, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản này được phân làm 3 hồ với các cấp khác nhau, hồ phía trên cùng được 1 con suối chảy vào và cung cấp nước thường xuyên cho 2 hồ còn lại. Do không có điều kiện mở rộng nên diện tích này không thay đổi trong 2 năm vừa qua, chiếm 2,5 % tổng diện tích trang trại. Đây rõ ràng là một lợi thế rất lớn cho ông trong việc điều chỉnh lượng nước, đỡ tốn kém chi phí bơm xả nước cũng như bơm bổ sung vào mùa khô. Bởi vậy nuôi cá là một hướng đi rất được chủ trang trại chú trọng và thực tế cũng cho thấy tính hiệu quả của công việc này.
Bao quanh hồ cá ông Chất bố trí trồng Tre lấy măng, do đặc tính ưa ẩm nên phần diện tích này rất phù hợp. Diện tích trồng tre lấy măng là 1,5 ha và không thay đổi trong 2 năm gần đây, chiếm 1,86 % tổng diện tích trang trại.
Trong 2 năm gần đây thì diện tích này đã bắt đầu cho thu hoạch và đóng góp một lượng không nhỏ vào doanh thu của trang trại.
Ở mảng đồi đối diện và phần đồi sau nhà ông bố trí trồng 5 ha sắn, diện tích này tăng lên 7,5 ha, tương ứng 50 % trong năm 2011. Ông trồng sắn một mặt nhằm đáp ứng nguồn thức ăn cho chăn nuôi, cụ thể là lợn và cá, mặt khác gần đây trong địa bàn Huyện có mở một nhà máy tinh bột sắn có quy mô và công suất khá lớn, lại chỉ cách trang trại ông Chất có 10 km nên trồng sắn cũng mang lại cho ông giá trị kinh tế khá lớn, nhất là khi ông có lợi thế về nguồn vốn và quy mô trang trại.
Phần diện tích xung quanh nhà ông Chất bố trí xây dựng chuồng trại chăn nuôi, nhà để công cụ sản xuất và vườn ươm, tính tổng thể toàn bộ khu vực này (bao gồm cả nhà ở) chiếm diện tích 4,6 ha tương ứng 5,75 % tổng diện tích trang trại. Phần diện tích này đã được xây dựng cách đây 4 năm và cho tới giờ cơ bản vẫn đang sử dụng tốt, không có biến động trong 2 năm vừa qua.
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 38 Đất lâm nghiệp là phần đất chiếm diện tích lớn nhất của trang trại, năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của trang trại là 61 ha, chiếm 76,25 % tổng diện tích trang trại, trong đó có 48 ha là đất trồng Keo, phần diện tích còn lại trồng cây gỗ lâu năm như: xoan, bạch đàn, vàng tâm…
Sang tới năm 2011 thì phần diện tích này giảm 2,5 ha tương ứng 4,1 % diện tích trang trại, sở dĩ lại có sự giảm sút này là do trong năm 2010 ông đã bán đi một diện tích nhỏ cây gỗ lâu năm và trồng thế vào đó cây sắn, vốn đang có giá trị kinh tế cao. So với các loại đất khác thì diện tích đất lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ vượt trội, điều này cũng dễ hiểu bởi nó phù hợp với địa hình và xu thế phát triển của vùng. Thanh Mỹ trong 10 năm trở lại đây đặc biệt chú trọng vào trồng cây Keo nguyên liệu bởi đây là một loại cây phù hợp với thổ nhưỡng của vùng và cung mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt trong địa bàn Huyện cũng đã xây dựng một nhà máy bột giấy với công suất tương đối lớn, điều này tạo tâm lý tốt để ông Chất mạnh dạn đầu tư vào loại cây này.
Ngoài ra trang trại còn có khoảng 4 ha đất giao thông, cống rãnh, chiếm 5 % tổng diện tích và 2,8 ha đất không được sử dụng, phần lớn là diện tích cây bụi nằm rải rác trên phạm vi trang trại.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 5: Quy mô đất đai trang trại ông Lê Tài Chất qua 2 năm (2010 - 2011)
TT Chỉ tiêu
2010 2011 2011/2010
DT (ha) % DT (ha) % + / - %
Tổng diện tích trang trại 80 100,00 80 100,00 0 -
I Đất nông nghiệp 8,6 10,74 11,1 13,86 2,5 29,07
1 Đất trồng cây hàng năm 5 6,25 7,5 9,36 2,5 50,00
2 Đất trồng cây lâu năm 1,5 1,86 1,5 1,86 - -
3 Đất mặt nước nuôi trông thủy sản 2 2,50 2 2,50 - -
4 Đất vườn trồng rau. 3,5 0,05 0,35 0,05 - -
5 Đất vườn ươm 650 0,08 0,65 0,08 - -
II Đất lâm nghiệp 61 76,25 58,5 73,13 2,5 4,10
III Đất ở và đất chuồng trại 3,6 4,50 3,6 4,50 - -
IV Đất giao thông trang trại 4 5,00 4 5,00 - -
V Đất phi nông nghiệp 2,8 3,51 2,8 3,51 - -
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 40 Như vậy:
+Về mặt thuận lợi:
Trang trại ông Chất nằm tại một vị trí rất đẹp, có diện tích lớn nhưng lại không quá nhấp nhô, cả 3 ngọn đồi đều tương đối thoải, lại có một nguồn nước tự nhiên chảy trong trang trại nên nhìn chung rất thuận lợi. Hơn nữa là trang trại của ông là nằm ngay sát đường Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi trong việc giao lưu, buôn bán.
Bên cạnh đó thì quanh trang trại cũng có đông dân cư nên khá thuận lợi cho việc thuê mướn lao động.
+Về mặt khó khăn:
Tuy có lợi thế gần đường Hồ Chí Minh nhưng trang trại lại nằm cách khá xa trung tâm mua bán của xã nên việc đi lại mua bán cũng mất nhiều thời gian, khá bất tiện.