Các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại của xã Thanh Mỹ nói chung và trang trại ông Lê Tài Chất nói riêng

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất, kinh doanh của trang trại hộ gia đình ông lê tài chất ở xã thanh mỹ huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH

3.2. Các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại của xã Thanh Mỹ nói chung và trang trại ông Lê Tài Chất nói riêng

3.2.1. Các giải pháp về đất đai

Quán triệt đầy đủ các yêu cầu nội dung về thực hiện luật đất đai 2003 (có hiệu lực từ 1/7/2004) đồng thời thể chế hóa các quan điểm đã được xác định trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành TW Đảng khóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

IX về “tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”. Bởi vậy trong lĩnh vực đất đai cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thực hiện tập trung đất đai và hạn điền, nông dân tích tụ tập trung đến một quy mô nhất định mới có điều kiện sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên việc tập trung đất đai phải được tiến hành một cách thận trọng, được quản lý, kiểm soát một cách chặt chẽ của nhà nước, hạn chế sự tự phát cũng như lấn chiếm đất đai để kinh doanh thu lợi bất hợp pháp. Trang trại ông Chất với quy mô 80 ha đều đã được cấp bìa đỏ và sản xuất kinh doanh hoàn toàn hợp pháp.

- Việc giao đất phải gắn liền với sử dụng hợp lý, hiệu quả và đúng với quy hoạch ban đầu, tránh việc sử dụng sai mục đích đã được giao, gây khó khăn trong vấn đề quản lý và ảnh hưởng xấu đến công tác bảo vệ môi trường sinh thái.

- Với các trang trại đang sử dụng quá mức hạn điền nhưng họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát triển lành mạnh thì nên xem xét chủ trương hợp thức hóa việc giao đất hoặc tiếp tục tạo điều kiện làm các thủ tục cho thuê, đấu thầu để họ yên tâm đầu tư sản xuất.

Về thời hạn giao đất: theo luật đất đai 2003 thì thời hạn giao đất lập trang trại trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp là 50 năm, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản là 20 năm, nếu người sử dụng có hiệu quả và nguyện vọng thì nhà nước sẽ gia hạn thêm thời gian sử dụng cho họ. Thực tế trong địa bàn xã tình trạng sử dụng đất đang khá manh mún nhỏ lẻ nên để giải quyết tình trạng này cần thực hiện các biện pháp dồn điền đổi thửa, thông qua công tác vận động và sự tự nguyện của các hộ nông dân.

Đối với trang trại ông Chất thì trong quy hoạch của xã là trang trại trồng cây lâu năm nên thời hạn sử dụng đất vẫn đang còn dài, tuy nhiên cần theo dõi các chính sách về đất đai để có được hướng đi đúng đắn nhất cho trang trại. Tiến hành quy hoạch lại các diện tích không có hiệu quả và thay vào đó là các loại vật nuôi, cây trồng phù hợp và mang lại hiệu quả cao hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Phạm Hồng Mỹ 68 3.2.2. Giải pháp về vốn

Trong tổng số các trang trại trên địa bàn thì có hơn một nửa trong số đó mới bắt đầu hình thành từ 2 năm trở lại đây nên đang gặp khó khăn nhất định về vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chăn nuôi. Bước đầu cần phải huy động một lượng vốn lớn nên không thể hoàn toàn dựa vào ngân hàng mà phải nhờ tới sự giúp đỡ của các nguồn vay khác như họ hàng, người quen…vì vậy cần phải tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với các nguồn vay có lãi suất ưu đãi và thời hạn vay thích hợp để đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó cũng nên đơn giản hóa thủ tục cho vay để người đan dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn, tuy nhiên công tác này cũng cần phải thận trọng, theo dõi sát sao các hoạt động để đảm bảo đúng cam kết khi vay vốn.

Đối với trang trại ông Chất thì do đã có thể chủ động được nguồn vốn nên có lợi thế hơn so với các trang trại còn lại, tuy nhiên cần phải chú trọng đầu tư một cách hợp lý, theo dõi biến động giá cả trên thị trường đặc biệt là giá cả lao động để có cách thuê hợp lý. Bên cạnh đó qua theo dõi thì có một số hạng mục cơ sở ông Chất đầu tư một lượng vốn khá lớn nhưng hiệu quả chưa thực sự cao, xem trọng vẻ bề ngoài nên trong quá trình sử dụng vốn cần phải chú trọng vào tính hiệu quả. Nguồn vốn sản xuất của trang trại trong 2 năm vừa qua chủ yếu để trang trải chi phí nên cần xem xét để giảm thiểu tối đa chi phí để thu lại hiệu quả lớn nhât.

3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Nhìn chung các chủ trang trại trong vùng đều có trình độ văn hóa và học vấn tốt nhưng trình độ chuyên môn còn khá hạn chế, đa số chỉ dựa vào kinh nghiệm để tiến hành sản xuất nên chưa khai thác hết tiềm lực phát triển của vùng và làm giảm tính hiệu quả của mô hình kinh tế trang trại rong xã. Vì vậy việc nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn cho nguồn lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Gần đây ở địa bàn xã đã có các chương trình giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các chủ trang trại trong và ngoài vùng, đặc biệt mời các cán bộ khuyến nông của Tỉnh và Huyện về truyền đạt kinh nghiệm nên đã phần nào thu hút đông đảo người dân tham gia và mang về áp dụng cho trang trại của mình.

Đây rõ ràng là một hoạt động tích cực, thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với các chủ trang trại nói riêng và người đan trong xã nói chung.

Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế trang trại còn góp phần giải quyết công ăn viêc làm cho một lượng lớn lao động trong xã, đặc biệt là lao động thời vụ. Bởi vậy cần có các biện pháp tác động vào giá cả lao động cũng như các hợp đồng ràng buộc trách nhiệm để chủ trang trại và người lao động có được quyền lợi cao nhất.

Đối với trang trại ông Chất thì do đã từng qua trường lớp và có một thời gian làm lãnh đạo nên kiến thức của ông Chất là khá tốt, ngoàn kiến thức vốn có thì ông cũng thường xuyên tham gia vào các diễn đàn, hội thảo trong và ngoài huyện để học hỏi thêm về kinh nghiệm. Hiện nay toàn bộ công viêc trong trang trại đều do lao động làm thuê đảm nhiệm. Trang trại ông hàng năm giải quyết việc làm cho 2 lao động thường xuyên và khoảng 60 lao động thời vụ, nhìn chung quá trình sử dụng lao động là khá hợp lý, tạo thái độ thoải mái và có lợi cho đôi bên.

3.2.4. Giải pháp về thị trường - Về dịch vụ đầu ra:

Trong vài năm trở lại đây thì mới chỉ có khoảng một nửa số trang trại trong xã cho thu hoạch, các trang trại còn lại đều đang trong thời gian kiến thiết, vì vậy lượng hàng hóa tung ra thị trường vẫn đang còn hạn chế, tuy nhiên trong địa bàn Huyện đã có các nhà máy nguyên liệu nên hoàn toàn yên tâm về vấn đề đầu ra cho sản phẩm.

Tuy vậy cần phải thành lập tốt mạng lưới bao tiêu sản phẩm để tránh tình trạng thương lái ép giá nông dân, bên cạnh đó hướng dẫn thu hoạch và bảo quản sản phẩm tốt để không bị hao hụt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Phạm Hồng Mỹ 70 Cần khuyến khích các trang trại liên doanh, hợp tác với nhau nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm tập trung, hạn chế cước phí vận chuyển nhằm giảm chi phí trong giá thành sản phẩm.

Cần tạo ra các sản phẩm uy tín để gây dựng được thương hiệu trên thị trường, giúp cho quá trình tiêu thụ diễn ra thuận lợi hơn.

-Về dịch vụ đầu vào:

Do không có sự quản lý rõ ràng nên các dịch vụ này hình thành một cách tự phát, trôi nổi, gây ra những bất ổn về giá cả, chất lượng hàng hóa vật tư.. vì vậy cần phải chấn chỉnh lại hệ thống phân phối phân bón, giống, thuốc trừ sâu…nhằm tiết kiệm chi phí cho các chủ trang trại.

Đối với trang trại ông Chất thì do đã hoạt động lâu năm nên đã gây dựng được những mối quan hệ mua bán quen thuộc, có lợi cho đôi bên. Tuy nhiên để các sản phẩm có được giá cả đầu ra tốt nhất thì ông nên tìm hiểu các mối quan hệ khác nhằm thu được các kết quả có lợi hơn, thường xuyên tiếp cận với các thông tin về giá cả thị trường cũng như các kênh phân phối để có được những sự lựa chọn tốt nhất cho các loại hàng hóa của mình.

3.2.5. Giải pháp về môi trường

Cần phải thực hiện các quy định cũng như các cam kết xử phạt nếu như các trang trại vi phạm các quy định xả thải, gây ô nhiễm đối với môi trường sống của địa phương, tích cực tuyên truyền, vận động các tác hại của việc ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của con người.

Cần áp dụng tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật vào để xử lý rác thải, biến rác thải thành các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, ví dụ như tạo khí đốt từ việc xây dựng hầm khí Bioga…

Tích cực vận động công tác bảo vệ rừng, chống hiện tượng khai hoang quá mức có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng tới môi trường sinh thái như lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn, rửa trôi, cháy rừng…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất, kinh doanh của trang trại hộ gia đình ông lê tài chất ở xã thanh mỹ huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)