CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI HỘ GIA ĐÌNH ÔNG LÊ TÀI CHẤT Ở XÃ THANH MỸ, HUYỆN
2.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh của trang trại ông Chất qua 2 năm (2010 - 2011)
2.3.1. Diện tích trồng trọt, chăn nuôi qua 2 năm 2010 và 2011
Qua Bảng 7 ta thấy:
Trong 2 năm qua trang trại ông Chất chủ yếu trồng các loại cây như:
sắn, tre lấy măng, keo và cây gỗ lâu năm. Trong đó:
+ Đối với cây sắn:
Trong những năm gần đây với việc nhà máy sắn mở trên địa bàn Huyện đã kích thích rất nhiều hộ chuyển sang trồng loại cây này, ông Chất cũng là một trong số những hộ như vậy. Bên cạnh trồng để bán cho nhà máy tinh bột thì sắn còn là nguồn thức ăn chính phục vụ chăn nuôi cá và lợn của trang trại.
Tính trong năm 2010 trang trại ông Chất trồng 5 ha sắn, chiếm 6,25 % tổng diện tích, trong đó có 3,5 ha đã có thể cho thu hoạch và 1,5 ha còn lại do trồng muộn nên phải qua năm 2011 mới thu hoạch được.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Con số này tính trong năm 2011 còn ấn tượng hơn, lên đến 7,5 ha, tăng 2,5 ha tương đương tăng 50 % so với năm 2010. Phần tăng này là do trong năm 2010 ông Chất đã bán 2,5 ha diện tích cây gỗ lâu năm và quyết định chuyển sang trồng sắn. Trong số này có 7 ha sắn đã cho thu hoạch, còn 0,5 ha chưa cho thu hoạch do trồng sau.
Như vậy do những thuận lợi về đầu ra cũng như giá cả hợp lý, cộng thêm nhu cầu giải quyết thức ăn cho đàn lợn và cá thì diện tích trồng sắn của ông Chất qua 2 năm có xu hướng tăng, đây là một bước đi hợp lý bởi cây sắn là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho trang trại.
+ Đối với cây tre lấy măng:
Đây là loại cây được ông đưa vào trồng cách đây một thời gian chưa lâu, sau một thời gian học hỏi và nghiên cứu thì 2008 ông quyết định trồng 1,5 ha giống tre lấy măng (1000 bụi), trong số này có 300 bụi là cây Mét, còn lại là tre măng Bát Độ.
Trong năm 2010 thì mới chỉ cây Met là cho thu hoạch măng, còn cây tre Bát Độ thì chưa thu hoạch, diện tích này được bố trí trồng ven hồ nuôi cá.
Đến năm 2011 thì toàn bộ diện tích trên đều đã cho thu hoạch và trở thành nguồn thu nhập đáng kể cho trang trại. Vì mới được đưa vào trồng thử nên bước đầu chưa thu được sản lượng như kỳ vọng nhưng nhìn chung cũng đóng góp 1 phần vào doanh thu của trang trại.
+ Đối với cây Keo nguyên liệu.
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 44 Bảng 7: Diện tích trồng trọt, chăn nuôi của trang trại ông Lê Tài Chất qua 2 năm (2010 - 2011)
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2011/2010
SL (ha) % SL (ha) % + , - %
Tổng diện tích trang trại 80 100,00 80 100,00 - -
I Diện tích trồng cây hàng năm(Cây sắn cao sản) 5 6,25 7,5 9,38 2,5 50,00
1 Đã cho thu hoạch 3,5 4,38 7 8,75 3,5 100,00
2 Chưa cho thu hoạch 1,5 1,87 0,5 0,63 - 1 66,67
II Diện tích cây lâu năm 1,5 1,87 1,5 1,87 - -
1 Đã cho thu hoạch 0,45 0,56 1 1,25 0,55 122,22
2 Chưa cho thu hoạch 1,05 1,31 0,5 0,62 - 1 95,24
III Diện tích nuôi trồng thủy sản 2 2,50 2 2,50 - -
1 Đã cho thu hoạch 1,5 1,87 2 2,50 0,5 33,33
2 Chưa cho thu hoạch 0,5 0,63 0 0,00 - 0,5 100,00
IV Diện tích cây lâm nghiệp 48 60,00 48 60,00 - -
1 Đã cho thu hoạch 15 18,75 25 31,25 10 66,67
2 Chưa cho thu hoạch 33 41,25 23 28,75 - 10 76,92
V Diện tích vườn ươm cây giống 0,065 0,08 0,065 0,08 - -
VI Diện tích cây gỗ lâu năm 13 16,25 10,5 13,13 - 2,5 19,23
VII Diện tích chuồng trại chăn nuôi 0,07 0,09 0,07 0,09 - -
(Nguồn:Số liệu điều tra)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đây là loại cây trồng chủ lực, chiếm diện tích lớn nhất của trang trại.
Năm 2010 ông Chất tiến hành trồng 48 ha keo nguyên liệu, chiếm 60 % tổng diện tích trang trại, trong đó có 15 ha đã cho thu hoạch và 33 ha đang trong thời kỳ kiến thiết.
Sang năm 2011 thì diện tích trồng keo nguyên liệu vẫn không thay đổi nhưng trong số 48 ha đó thì có 25 ha đã cho thu hoạch, tăng 10 ha tương ứng 66,67 % so với 2010, và có 23 ha đang trong thời kỳ kiến thiết, giảm 10 ha tương ứng 76,92 % so với năm 2010.
+ Đối với cây gỗ lâu năm.
Được trồng hoặc giữ lại từ khi ông mới thành lập trang trại nhưng tới thời điểm này ông vẫn chưa bán đi số diện tích này. Trong năm 2010 thì diện tích cây gỗ lâu năm là 13 ha, chiếm 16,25 % diện tích trang trại, tuy nhiên cuối năm ông quyết định bán 2,5 ha để lấy đất trồng sắn. Tuy chưa cho thu nhập cụ thể nhưng diện tích này hứa hẹn sẽ mang về cho trang trại một khoản lợi nhuận rất lớn trong tương lai.
2.3.1.2. Diện tích chăn nuôi + Diện tích nuôi cá.
Ban đầu khi mới thành lập trang trại thì diện tích này của ông Chất chỉ vẻn vẹn 5.000 m2, chủ yếu cải tạo một hồ tự nhiên được tạo ra bởi 1 con suối chảy trong trai trại, tuy nhiên càng ngày do những thuận lợi về nguồn nước cũng như quy mô trang trại nên ông dần tiến hành đào thêm một lượng ao hồ nữa, cho đến thời điểm này tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của ông chất đã là 2 ha, chiếm 2,5 % diện tích trang trại, được phân làm 3 hồ lớn nhỏ khác nhau tạo thành 1 hệ thống có kết nối với nhau bởi một hệ thống cống nước được thiết kế rất khoa học, đảm bảo có thể thay nước hoặc tháo nước ở 1 trong 3 hồ một cách dễ dàng. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc nuôi cá của ông. Diện tích này vẫn được giữ nguyên qua 2 năm nay.
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 46 + Diện tích chuồng trại nuôi lợn,gà.
Phần diện tích này là 700 m2, nằm ngay sát nhà ở và được thiết kế để lượng phân do lợn thải rả đổ xuống trực tiếp hồ cá gần đó, vừa làm thức ăn cho cá vừa đảm bảo giữ vệ sinh. Phần diện tích này được chia làm 10 chuồng. Phía trên chuồng lợn là tổ dành cho gà đẻ trứng, được thiết kế thoáng mát đảm bảo cho quá trình sinh trưởng của lợn lẫn gà. Phía sau chuồng lợn là một khu đất rộng để tạo không gian vận động cho lợn con và đàn gà, phần diện tích này rộng 400m2.