Phương tiện xưng hô xét trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ xưng hô trong Truyện Kiều (Trang 28 - 35)

1.1.3. Phương tiện xưng hô

1.1.3.3. Phương tiện xưng hô xét trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng

a. Mối quan hệ giữa qui chiếu, chỉ xuất và từ ngữ xưng hô

Để tìm hiểu từ ngữ xưng hô trong phát ngôn cụ thể cần xem xét chúng trong mối quan hệ với các yếu tố: qui chiếu, chỉ xuất.

Để xác định tính đúng sai của diễn ngôn, cần qui chiếu chúng với sự vật nào đó được nói đến trong hoàn cảnh giao tiếp và tình đúng sai của một câu tùy

thuộc vào sự qui chiếu của từng từ trong câu. Trong ngôn ngữ, đối với phương tiện xưng hô: Đại ứừ nhân xưng thực hiện chức năng qui chiếu sự vật bằng cách qui chiếu chúng với người nói, người nghe đang có mặt trong giao tiếp. Chính sự vật được qui chiếu được gọi là vật qui chiếu. Mỗi sự vật khách quan có thể ứng với nhiều từ ngữ khác nhau trong ngôn ngữ. Ta gọi các từ ngữ này có đồng, vật qui chiếu.

Chỉ xuất trong ngôn ngữ thực hiện chức năng định vị, tức là xác định vị trí

của người, vật được nói tới trong lời nói bằng cách qui chiếu chúng với người, sự vật... đang được nói tới. Nếu như qui chiếu là sử dụng nhiều từ ngữ xưng hô để chỉ (qui chiếu) cho cùng một người, một nhân vật thì ngược lại, chỉ xuất là

cùng một từ ngữ xưng hô hoặc các từ ngữ xưng hô có chung một đặc điểm nào

đó nhưng được dùng đề chỉ cho nhiều người, nhiều nhân vật khác nhau (nhiều chỉ xuất khác nhau) trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau với từng đối

tượng khác nhau.

Liên quan đến vấn đề qui chiếu, chỉ xuất và từ ngữ xưng hô có các phạm trù định vị để xác định chúng như sau:

a.1. Ngôi

Ngôi chỉ ra vai của các nhân vật tham gia giao tiếp trong hành động ngôn

ngữ cụ thể.

~ Ngôi thứ nhất: là kết quả của sự tự qui chiếu của người nói.

- Ngôi thứ hai: là kết quả của sự qui chiếu do người nói tiến hành trong giao tiếp với một hay những người đang tham gia giao tiếp

- Ngôi thứ ba: qui chiếu với vật hay người đang nói tới trong giao tiếp.

a.2. Không gian

Định vị không gian phải xác định điểm gốc. Người nói đứng đâu thì đó là điểm gốc. Từ điểm gốc này, những từ, những vật, người được nói tới trong giao tiếp mới được xác định: xa hay gần (kia, này) hoặc những đại từ chỉ định khác.

a.3. Thời gian

Cũng như không gian, đỉnh vị thời gian cũng cần xác định điểm góc. Góc là

cái thời điểm người nói đang nói từ đó xác định “quá khứ” hay “tương lai”

“Trong ba phạm trù trên, phạm trù ngôi có liên quan chặt chẽ với vấn đề

xưng hô. Và nhìn chung sự định vị trong ngôn ngữ dựa trên nguyên tắc “tự kỷ

trung tâm ”, nghĩa là lấy mình làm trung tâm. Người nói lấy mình làm gốc để qui chiếu tới người, sự vật được nói tới hay tham gia vào hoạt động giao tiếp”

[22, tr.19]. Tuy nhiên qua khảo cứu các phương tiện xưng hô trong một số tác

phẩm văn học lại thấy, không gian và thời gian cũng có liên quan chặt chẽ đến vấn đề xưng hô.

Vi du: “Bat tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khắp Té Nhu!"

Thiên hạ ở đây là người đời sau (ba trăm năm lẻ nửa) lấy cái gốc thời gian

Nguyễn Du đang nói

“Tổ Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiêu " (Tố Hữu)

“Hỡi người xưa của ta nay” (Tổ Hữu)

Tố Hữu hô gọi Nguyễn Du, lấy mốc thời gian là người nói đang nói để hô

gọi người trong quá khứ.

Trong thực tế giao tiếp, có rất nhiều phương tiện xưng hô có liên quan đến

định vị không gian và thời gian: /ượng rên (hô gọi người có địa vị cao hơn, lớn

hơn, ngồi trên mình), người hôm nọ, người cữ,....

Trong hội thoại đôi khi điểm gốc không phải ở người nói mà là ở một đối

tượng khác. Đó là trường hợp xưng gọi thay vai.

Ví dụ: Chị (đã có chồng, con) gọi em trai: Cậu ba lắp hộ chị cái dao.

Cậu ba ở đây là gọi thay vai con.

b. Mối quan hệ giữa ngữ cảnh, vai giao tiếp và từ ngữ xưng hô

Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc xác định, tìm hiểu

ngôn ngữ nói chung, từ ngữ xưng hô nói riêng. Chính ngữ cảnh chỉ phối việc

xác định vai và quan hệ vai trong giao tiếp. Hoàn cảnh như thế nào (thân mật, xã

giao hay nghiêm túc, trang trọng) mà phân định vai và lựa chọn phương tiện xưng hô cho phù hợp.

Trong giao tiếp “?zước tiên người nói phải xác định “mình” trong thế tương ứng trực tiếp với người giao tiếp. Nghĩa là đã xác định vị thế của mình

với người nghe. Sau đó phải xác định rõ phát ngôn được hướng tới đối tượng là

ai. Rồi tùy hoàn cảnh cụ thể nhự mức độ thân mật, nội dung giao tiếp... mà xác

định phương tiện xưng hô thích hợp. Nếu không tuân thủ hoặc tuân thủ không

nghiêm túc vấn đề này, phát ngôn sẽ rơi vào tình trạng nước đôi, “ðm ở”.

Chẳng hạn, nói trồng không hay hiện tượng dùng những phương tiện xưng hô phiếm định” [22, tr.13-74]. Việc xác định vị thế giao tiếp của mình với người

nghe như trên gọi là sự phân định vai khi giao tiếp.

Trong giao tiếp (trong cả hai phạm vi gia đình và xã hội), nhất là trong

phạm vi xã hội, sự phân định vai (trên, dưới, hoặc ngang hàng với người nghe)

luôn được những người tham gia giao tiếp xác định tương đối cụ thể. Thiết nghĩ, tại đây cần làm rõ về vai và quan hệ vai

Theo Đinh Trọng Lạc, “Mỗi người trong hoạt động giao tiếp bao giờ cũng xuất hiện trong một vai, một tr cách, một cương vị nhất định mà xã hội đã dành

cho: bố, con, thú trưởng, nhân viên, giáo viên, học sinh...và cùng với người kia (những người kia) tạo ra hai kiểu quan hệ, hoặc là cùng vai như: bạn bè (cùng trang lứa) với nhau, giữa học sinh và học sinh, giữa giáo viên và giáo viên....hoặc là không cùng vai: cha - con, giáo viên - học sinh, người lớn tuổi -

người nhỏ tuổi... Hai kiểu quan hệ này có ý nghĩa rất lớn về mặt sử dụng ngôn

ngữ trong giao tiếp của người Việt Nam. Và việc lựa chọn, sử dụng các từ ngữ để xưng hô cũng phải phù hợp với vai và quan hệ vai đó” [18, tr.3T]

Việc lựa chọn, sử dụng cũng như nghiên cứu, tìm hiểu các từ ngữ dùng

làm phương tiện xưng hô cũng phải đặt trong mối quan hệ này.

c. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ ngữ xưng hô e.1. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của đại từ xưng hô

Đại từ xưng hô giúp thể hiện sự khẳng định của người nói qua cách xưng.

Xưng bằng các đại từ nhân xưng đó là người nói tự đề cao, tự khẳng định mình nhằm nhắn mạnh vai trò, vị trí của mình trong xã hội cũng như đối với đối tượng, cùng giao tiếp

Chức năng chủ yếu của đại từ là thay thế và chỉ trỏ, khi được dùng làm

phương tiện xưng hô cũng với ý nghĩa thay thế và chỉ trỏ.

- Khang dinh ở mức độ cao nhất là chỉ chính mình, trịch thượng trong cách xưng bằng các đại từ nhân xưng /z, /zo kết hợp với đại từ chỉ định đáy.

Cách xưng như vậy nhằm khẳng định sự riêng biệt, nổi bật của người nói.

Vi vay “ta” mang gid tri khang dinh cao nhat

- Khẳng định ở mức độ thấp hơn bằng cách sử dụng các từ chỉ định để tự xưng kết hợp với các danh từ chỉ người, bộ phận cơ thê.

~ Thể hiện sự khẳng định qua cách xưng bằng các đại từ chỉ định:

Xưng bằng các đại từ chỉ định: đáy, này... với ý nghĩa khẳng định mình (của người nói). Các phương tiện này, khi dùng để xưng có thể đứng một mình hoặc có khi kết hợp với danh từ đứng trước nó để tạo thành danh ngữ đặc biệt có ý nghĩa nhấn mạnh, chỉ biệt vào chính người nói. Dùng đại từ chỉ định để xưng không chỉ xuất hiện trong Truyện Kiều mà còn xuất hiện nhiều trong ca đao và xuất hiện trong một số tác phẩm văn học. Ví dụ: trong “Số đỏ”- Vũ Trọng

Phụng, Xuân Tóc Đỏ xưng đáy với cô hàng mía chẳng hạn.

- Thể hiện thái độ trịch thượng, sỗ sàng qua việc xưng bằng các đại từ nhân xung: fa, tao,...

Khi ding sa, tao dé xưng: thường biểu thị ý nghĩa người nói ở vị thế lớn hơn đối tượng, mang sắc thái không lịch sự, sỗ sàng với đối tượng giao tiếp.

Tương ứng với sự khẳng định mình qua các phương tiện xưng bằng các đại từ nhân xưng với sắc thái khẳng định mình là thái độ xem thường, miệt thị,

khinh rẻ đối tượng qua cách hô gọi bằng các từ hô gọi tương ứng. Sự khẳng định

càng cao, càng quá mức thì thái độ khinh miệt càng sâu, nặng. Đó là các từ hô goi: bay, mi bay, may, ngwoi..., hoặc đại từ chỉ định mang nét khu biệt ý nghĩa

cao: con kia, gã kia... Sắc thái biểu cảm của những từ hô gọi này thường thô tục,

sỗ sàng chứ không lịch sự thân mật

c2. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của danh từ, danh ngữ xưng hô

Danh từ, danh ngữ xưng hô góp phần thẻ hiện sự khiêm nhường qua cách

xưng khiêm.

Qui tắc xưng hô phô biến trong xã hội là xưng khiêm, hô tôn.

- Xung khiêm là người nói có xu hướng hạ thấp mình xuống đề thể hiện

sự khiêm nhường, nhún nhường.

+ Qua cách xưng bằng các danh từ chỉ thân phận: /ồi, minh...

+ Qua cách xưng bằng các danh từ thân tộc: em, cháu, con...trong phạm

vi giao tiếp xã hội.

+ Qua cách xưng bằng các danh ngữ có danh từ chỉ thân phận, danh từ

thân tộc làm thành tố trung tâm, kết hợp với danh từ bọn, fựi, chúng... phía trước.

- Tương ứng với xưng khiêm thê hiện sự khiêm nhường là cách hô tôn để thể hiện sự tôn trọng đối tượng giao tiếp với mình.

Bên cạnh đó, danh từ, danh ngữ xưng hô cũng thể hiện sự tôn trọng đối tượng cùng giao tiếp.

Thông thường, đi cùng với thái độ khiêm nhường, nhún nhường của bản thân người nói là thái độ tôn trọng với đối tượng qua cách hô.

+ Thê hiện sự tôn trọng qua cách xưng hô bằng các từ Hán Việt

Đặc điểm của từ Hán Việt là được dùng trong những sắc thái trang trọng, trang nghiêm. Do vậy khi được dùng làm phương tiện xưng hô nó cũng mang

một sắc thái trang trọng nhằm thể hiện sự trân trọng đối tượng giao tiếp của

mình. Ví dụ: (hủ tướng, giám đốc, giáo sư, phu nhân,...

+ Thể hiện sự tôn trọng bằng việc dùng các danh từ chỉ người làm phương,

tiện xưng hô: ngài, ông, bà, anh, chị.... trong phạm vi giao tiếp xã hội.

+ Thể hiện sự tôn trọng bằng việc dùng các danh ngữ làm phương tiện

xưng hô: cde vi, qui ng

Trên đây là những vấn đề chung liên quan đến xưng hô và tìm hiểu từ ngữ

xưng hô được sử dụng trong hoạt động giao tiếp nói chung. Tuy nhiên, phạm vi

nghiên cứu của đề tài này là khảo sát từ ngữ xưng hô trong Truyện Kiều, cho nên việc tìm hiểu, trình bày các vấn đề của tác phẩm có liên quan đến từ ngữ xưng hô trong đó cũng rất cần thiết và có ý nghĩa.

1.2. Truyện Kiều và những vấn đề liên quan đến từ ngữ xưng hô 1.2.1. Sơ lược về tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc. Những sóng gió đi qua cuộc đời

ông, đặc biệt là khoảng thời gian mưởi năm gió bụi đã ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác của ông, trong đó có Truyện Kiều.

Mặt khác, Nguyễn Du viết Truyện Kiều không phải hoàn toàn vì mình. Tuy chúng ta thấy, một phan vi tam sự “cô rung”, “hoài Lể” của mình mà tác giả phản ánh tâm sự bất đắc chí của một “2ô trung”, phan ánh sự rối ren mục nát của xã hội phong kiến mà trong đó số phận con người bị chà đạp, đồng tiền thâm nhập và chỉ phối mọi mặt của đời sống xã hội... Phần còn lại, cái chủ yếu mà Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều là nhằm nói lên tiếng nói thông cảm với những con người “fài hoa bạc mệnh", mang “kiếp hông nhan" mà tác giả gọi là

“Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Chính Nguyễn Du cũng là một

người “tài hoa" nhưng “bạc mệnh” như thế.

Như vậy, Nguyễn Du viết Truyện Kiều là do mình, mà cũng viết do đời, thương mình mà viết, thương đời mà viết, viết để cho mình và viết đề cho đời.

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Tố Như gọi “7hiền hạ hà nhân”, cũng không phải ngẫu nhiên mà người ngày nay gọi “Tổ Như ơi!”, *Người xưa ”... Đó là vì

ống thơ ai dậy đắt trời”, người ngày nay gặp lại tâm sự của người ngày xưa,

nên mới “So đây cùng người".

Nguyễn Du viết Truyện Kiểu là để giao tiếp với mọi người, với người đời Chính vì thế trong tác phâm, nhiều lần ta bắt gặp Nguyễn Du tự xưng mìmh là

“44”, kêu “trời”, gọi đời, hô “người”...

Vi dụ: “Thiện căn ở tại lòng ta”

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ xưng hô trong Truyện Kiều (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)