Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của danh từ, danh ngữ xưng hô

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ xưng hô trong Truyện Kiều (Trang 76 - 84)

VÀ NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG

2.3. Các phương tiện xưng hô trong Truyện Kiều xét trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng

2.3.4. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ ngữ xưng hô trong

2.3.4.2. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của danh từ, danh ngữ xưng hô

trong Truyện Kiều

¿ Trước hết, danh từ, danh ngữ xưng hô trong Truyện Kiểu thể hiện sự

khiêm nhường, hạ mình của Thúy Kiều.

Trong Truyện Kiều, nhân vật chính, trung tâm là Thúy Kiều mang những đặc điểm như sau:

Luôn ý thức về thân phận của mình và ý thức về người khác.

Thúy Kiều là một nhân vật tỏ lòng (khác với Từ Hải thuộc nhóm nhân vật

tỏ chí). Cho nên, hầu hết các phương tiện xưng hô của Thúy Kiều đều thể hiện ý thức về mình (về thân phận của mình) xưng: hân (tôi), phận (hèn), kiếp, nội có

hoa hèn, trẻ thơ, thơ ngây... Các phương tiện xưng khiêm này nói lên thân phận

nhỏ bé, hèn mọn của Kiều. Thân phận này được nàng tự ý thức rất rõ. Va thong

thường, đi kèm với xưng khiêm, tương ứng với nó là hô tôn

Sự ý thức của Kiều về thân phận của mình đối với các đối tượng được hô gọi, với thái độ trân trọng, tôn trọng đối với kẻ bề trên được thể hiện cụ thể trong,

cách hô gọi của nàng như sau:

Sự nhún nhường, hạ mình của Thúy Kiều qua lối xưng khiêm được thẻ hiện chủ yếu bằng các danh từ, danh ngữ được dùng dưới hình thức ân dụ hoặc hoán dụ: mánh hông nhan, thân, phận, phận hèn,

có hoa hèn... Đây là những danh

từ, danh ngữ xưng biểu thị sự hạ mình, nhún nhường của Thúy Kiều. Thường xảy ra khi người xưng ở vị thế thấp hơn đối tượng,

“Vẻ chỉ một mảnh hồng nhan ”

Thúy Kiều tự xưng: mảnh héng nhan đối với cha mình, thể hiện sự khiêm

nhường (xưng khiêm),

“Rộng thương nội có hoa hèn ”

Với Từ Hải, Thúy Kiều xưng nội cỏ hoa hèn, biểu thị thái độ khiêm nhường, kính trọng trước một đắng anh hùng. Kiều hô gọi Từ bằng /ượng cả với

thái độ tôn kính. Hoài Thanh nhận xét, bình luận về nhân vật Từ Hải như sau:

“Nhưng biết Từ Hải ai bằng Kiều? Ngay từ khi vừa mới gặp Từ, nàng đã nói:

“Thưa rằng: lượng cả bao dung Tần dương được thấy mây rông có phen

Rộng thương nội có hoa hèn Chú thân bèo bọt đám phiền mai sau "

Chỉ có đối với Từ Hải, Kiều mới hạ mình thấp đến như thế.

Sự khiêm nhường của Thúy Kiều còn được thể hiện qua các phương tiện xưng hô trong giao tiếp đối với Giác Duyên: Tiểu thiền, phận hèn.

“Tiểu thiền quê ở Bắc Kinh Qui sư, qui Phật tu hành bấy lâu

Ban su roi sẽ đến sau

Dạy đưa pháp bảo sang hẳu sư huynh "

Xưng: Tiểu thiên - cũng như tiểu tăng, là người tu hành nhỏ mọn (lời Kiều

tự khiêm),

Hồ: Sứ huynh: vi su dan anh, lời xưng hô cửa các vị sư với nhau. Ở đây Thúy Kiều thay lời vị sư của mình mà tôn xưng Giác Duyên.

Sự khiêm nhường trong hoàn cảnh giao tiếp diễn ra nơi “nhà chùa ”. Đến

sau khi bại lộ than phan “iéw hiển ” của mình Kiểu lại xưng hô:

“Phận hèn dù rủi dù may tại người "

Thúy Kiều là thân phận nữ nhi trong xã hội phong kiến, thân phận chìm

nổi, là thân phận của kẻ hèn mọn, tôi tớ. Trong giao tỉ

ít khi nhân vật tự xưng

để

ng định cái tôi của mình trước người khác, mà xưng bằng các từ ngữ nói

lên thân phận nói chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chính vì

vậy, ta thấy các phương tiện xưng hô được Thúy Kiều sử dụng chủ yếu: than,

phận, kiếp... cộng với những yếu tố đi sau nó để tạo thành những danh ngữ. Khi được dùng để xưng, các danh ngữ này mang đậm sắc thái biểu cảm, biểu thị thái độ khiêm nhường trước đối tượng giao tiếp.

Với Kim Trọng, không phải ngẫu nhiên mà Thúy Kiều gọi la qudn ni,

lòng quân tử...mà vì hoàn cảnh xuất thân của Kim Trọng từ nơi “cửa Không sân

Trình”, là một người có học thức, một nho sĩ. Những người có hoàn cảnh xuất

thân như thế thường được gọi chung là người quân tử, để phân biệt với người vô học, kẻ tiểu nhân. Như vậy Thúy Kiều hô gọi Kim Trọng, một cá thể riêng biệt,

nhưng mang những đặc điểm chung của người quân tử. Vì vậy mà được gọi là

quân tử (trong môi quan hệ với cái chung).

“Ơn lòng quân tử sá gì của rơi".

ii. Kế đến, các danh từ, danh ngữ xưng hô trong Truyện Kiểu thể hiện sự tôn trọng đối tượng cùng giao tiếp.

Trong các trường hợp thể hiện thái độ tôn trọng này, các phương tiện xưng hô được Nguyễn Du lựa chọn cho các nhân vật mình là các từ chỉ tài năng, hoặc các từ Hán Việt

+ Lượng xuân, Bút hoa... với thái độ tôn trọng đối với tài sắc của Thúy

Kiều

+ Lượng xuân, đài gương: Kim Trọng gọi Kiều bằng các phương tiện ngôn

ngữ này với thái độ trân trọng người con gái có sắc đẹp như Thúy Kiều.

+ Bút hoa: bút đẹp, bút của người tài hoa. Ở đây ý nói tài làm thơ của Thúy

Kiều. Đạm Tiên gọi Kiều là bú hoa với thái độ trân trọng tài văn chương của

Kiều

Ngoài ra các từ Hán Việt như: quần 0, tình quân, trí âm, dưỡng sinh, song

thân, sư, sư huynh, phu nhân...đều thê hiện sự tôn trọng của người nói đối với

đối tượng.

Tuy nhiên không phải mọi từ Hán Việt khi được dùng để hô gọi, nhất thiết phải mang thái độ tôn trọng đối với người nói. Trường hợp Mã Giám Sinh gọi Kiều: phẩm tiên. Sở Khanh gọi Kiéu: thuyén quyén...la vi dụ. Như đã nói, Mã Giám Sinh gọi Kiều là “phẩm tiên ” không phải với sắc thái tôn trọng Kiều hoàn toàn. Hắn chỉ tôn trọng sắc đẹp của Kiều mà thôi. Tương tự, Sở Khanh gọi Kiều “?huyển quyên” cũng không phải với thái độ tôn trọng Kiều mà vì mục đích lường gạt của hắn, về sau không phải hắn gọi Kiều “con nảo” với thái độ

sỗ sàng khinh bỉ đó sao?

Nói chung, với từ Hán Việt khi dùng để hô gọi trong hoàn cảnh giao tiếp nghiêm túc, lịch sự thân mật đều mang sắc thái tôn trọng, trang nghiêm. Mọi sự phá vỡ qui tắc này đều mang một dụng ý rất đặc biệt. Chăng hạn Kiều gọi Hoạn

“Thư trong lúc báo ơn báo oán bằng “Ziểu thự”:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây ”

“Tiểu thư: tiếng chỉ người đàn bà, con gái sang trọng” [I, tr.423]. Ở đây Kiều gọi Hoạn Thư bằng giọng mỉa mai, cố ý bắt chước giọng “hơn thớt nói

cười " của Hoạn Thư ngày trước. Trong hoàn cảnh giao tiếp này, cương vị của một vị “(hiến kim tiểu thư” con quan lại bộ đã không còn. Ngày trước, Hoạn

Thư giở giọng “tiéw thie” tan ac ra dé hanh ha, khinh ré Kiéu thi hom nay, cing đến lúc Thúy Kiều, với cuong vi mét vi “phu nhdn” ma tra lai cho Hoan Thu

cái giọng điệu đó. Một thái d6 mia mai, cham biém,

Thẻ hiện sự tôn trọng bằng việc dùng các danh từ chỉ người làm phương

tiện xưng hô: chẳng, nàng, người... Đây là các phương tiện xưng hô được dùng trong những sắc thái tôn trọng lịch sự (tương ứng với chàng thông thường người nói tự xưng là ;hiáp), tôn kính, tôn trọng thì hô gọi ngưởi

Các phương tiện xưng hô này được dùng trong cả hai phạm vi gia đình và xã hội:

Ví dụ: Kiều xưng /hiép khi bán mình chuộc cha (theo quan hệ xã hội).

“Dé cho dé

bán mình chuộc cha"

“Chàng ải, thiếp cũng một lòng xin đi”

Một vấn đề cần lưu ý đó là, trong hoàn cảnh giao tiếp giữa Thúy Kiều và Kim Trọng, trong lần gặp gỡ đầu tiên (từ câu 305 đến câu 588), chúng ta thấy, hầu hết các phương tiện xưng hô được sử dụng trong đó dưới hình thức ân dụ, hoán dụ thể hiện sự tế nhị, kín đáo, rụt rè trong cách xưng và hô gọi của đôi lứa mới yêu nhau. Trừ trường hợp, Thúy Kiều nói:

*Trông người lại ngẫm đến ta”

Hô người, xưng rz vừa thể hiện sự tôn kính đối với đối tượng, vừa khẳng

định mình.

Chúng ta thấy, rất ít khi và hầu như là không có kiểu xưng hô chàng, thiếp, nàng...trong hoàn cảnh giao tiếp này. Trường hợp duy nhất chàng xuất hiện trong câu nói của Kiều:

“Gieo thoi trước chẳng giữ giàng ĐỀ sau cho thẹn cùng chàng bởi ai ”

Nhận định về từ này, Đoàn Phú Tứ trong việc “Đi rừm chú từ trong một vài đoạn văn của Đoạn Trường Tân Thanh " đã lí giải như sau: “Chú từ của động từ gieo thoi và giữ giàng đây là nàng Thôi (Thôi Oanh Oanh). Cái sự thẹn cùng

chàng đây là chuyện có thực đã xảy ra (đã trở thành điển có), mà chàng đây là chàng Trương Quân Thụy và bởi ai đấy là vẫn nói về Oanh Oanh để mà kết

lugn” (trich trong “H6i Chân Kí”, của Nguyên Chẩn - đời Đường) [31, tr.121]

Nếu xét chàng ở ngôi II (qui chiếu cho người nghe là Kim Trọng) thì không phải, mà chữ chàng vẫn thường dùng để chỉ ngôi thứ III (đối tượng được đề cậ

đến) như: chàng, nàng...(giải thích theo Đoàn Phú Tứ) [31, tr.121-123]. Và

đây, cách giải thích này có vẻ hợp lí. Bởi vì như đã nói, lối xưng hô thiép -

chàng, trong tình yêu thì phải đến một mức độ chín mudi nào đó mới có sự xưng, gọi ấy được. Trong hoàn cảnh giao tiếp này, thứ nhất, xét trên cơ sở các phương tiện xưng hô được nhân vật sử dụng, hầu hết là xưng hô bằng cách thức.

ẩn dụ, hoán dụ, thái độ còn rụt rè, kín đáo của nhân vật, chưa đến mức chín

m tình cảm; thứ hai, tương ứng với chàng (hô) là thiép (xưng), ở đây chưa

một lần nào Thúy Kiều xưng /hiếp với Kim Trọng một cách trực tiếp có vẻ quá thân mật đến mức sỗ sàng đến thế. Như vậy chảng trong trường hợp này không phải là phương tiện xưng hô, hoặc từ xưng hô phiếm chỉ thời gian để sau, chẳng

của tương lai (theo định vị thời gian)

Thể hiện sự tôn trọng, kín đáo bằng cách xưng hô dưới hình thức ẩn dụ,

hoán dụ: lượng trên, lượng cả, hai tình, chim xanh, hoa... hoặc các danh từ chỉ

tước hiệu trong xã hội như: sư, pháp sư,... nhằm thể hiện sự thân mật, có vẻ tôn trọng đối tượng giao tiếp với mình.

- Sự khiêm nhường hay tôn trọng đối tượng còn được thể hiện bằng cách

người nói xưng gọi thay vai:

Chẳng hạn, Thỳy Kiều tự xưng mỡnh là /rẻ /hứ trước Kim Trọng. Hoặc trong trường hợp Vương Ông giao tiếp với Mã Giám Sinh, Vương Ông thay vai

của Thúy Kiều mà gọi Họ Mã là bóng từng quân

Cụ thể, trong câu 1833- 1834, Hoạn Thư nói với Thúc Sinh:

“Khen rằng: Hiếu tử đã nên,

Tây trần, mượn chén giải phiền đêm thu ”

Hiếu tử ở đây là Hoạn Thư gọi Thúc Sinh, nhưng thay vai mẹ của Thúc

Sinh mà gọi một người có hiếu đối với mẹ. Bởi vì Thúc Sinh vừa hết tang mẹ

Hoạn Thư hô gọi Thúc Sinh với một thái độ tôn trọng như vậy nhằm dụng ý là

để cùng Thúc Sinh vui vẻ và bắt Thúy Kiều phải hầu cho thỏa cái lòng ghen

tuông của ả.

Chức năng của các đại từ nhân xưng là dùng để xưng và hô gọi. Mặc dù

trong tác phẩm, các phương tiện xưng hô là các từ nhân xưng xuất hiện với tần suất cao nhưng số lượng rất ít. Đó cũng là đặc điểm chung của đại từ nhân xưng, tiếng Việt. Riêng đối với việc xưng hô bằng các phương tiện từ ngữ dưới hình thức ẩn dụ và hoán dụ thì ngược lại, số lượng lớn, sắc thái biểu cảm cũng phong,

phú, da dang hon.

Tiểu kết Chương 2

Trong chương này, trên cơ sở xác lập sơ đồ Hệ thống các nhân vật trong Truyện Kiều tham gia giao tiếp với nhau, các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể giữa

các nhân vật và các phương tiện xưng hô được các nhân vật sử dụng trong giao

tiếp với nhau, luận văn đã tiến hành khảo sát các phương tiện xưng hô trong Truyện Kiều.

a. Xét trên bình diện ngữ pháp, có thể nhận thấy:

Thứ nhất, các từ loại làm phương tiện xưng hô trong Truyện Kiều rất

phong phú và đa dạng, bao gồm: đại từ làm phương tiện xưng hô, danh từ làm phương tiện xưng hô, danh ngữ làm phương tiện xưng hô, thậm chí các tính từ

cũng đảm nhận chức năng này. Hầu như những từ ngữ có thể đảm nhận chức năng làm phương tiện xưng hô trong thực tế đời sống đều đi vào tác phẩm dé

hiện chức năng này. Không những thế, ngoài chức năng xưng hô, mỗi phương

tiện xưng hô trong đó đều chuyển tải một nội dung, một dụng ý nghệ thuật của

tác giả. Cái hay, cái tài của tác giả khi sử dụng các phương tiện xưng hô cho.

nhân vật của mình là ở chỗ đó

Thứ hai, cấu trúc, chức năng ngữ pháp của các từ ngữ xưng hô trong tác

phẩm phần nhiều là những cấu trúc ngữ pháp của các từ ngữ xưng hô nói chung Tuy nhiên, có những từ ngữ xưng hô, những cấu trúc ngữ pháp xuất hiện trong, tác phâm mà ngày nay chúng ta không hoặc rất hiếm thấy trong đời sống. Đó là những từ ngữ xưng hô cô, các cấu trúc đặc biệt, các danh ngữ...chỉ xuất hiện trong các tác phẩm văn chương, nhất là những tác phẩm thời trung đại

b. Xét trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng, chương này đã vận dụng những

lý luận cần thiết, trực tiếp tác động đến việc xác định ngữ nghĩa, ngữ dụng của

các phương tiện xưng hô trong Truyện Kiều và như đã trình bày, phân tích cụ

thể ở trên. Có thể thấy, hầu hết các nhân vật với mỗi phương tiện xưng hô được

dùng trong từng hoàn cảnh, với từng đối tượng giao tiếp đều mang một giá trị

ngữ nghĩa, ngữ dụng nhất định. Các phương tiện xưng hô được dùng ở mỗi nhân

vật đều nói lên nét đặc trưng của các nhân vật, phù hợp với đặc điểm của con

người, hoàn cảnh xuất thân, tính cách của từng nhân vật. Qua các phương tiện xưng hô, tác giả đã phần nào bộc lộ rõ tính cách của từng người, từng nhân vật

một cách sống động, đặc biệt là đối với nhân vật Thúy Kiều và các nhân vật mang tính hiện thực cao trong tác phẩm.

Dưới góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học, các phương tiện xưng hô trong

Truyện Kiều quả thật phong phú và đa dạng về số lượng, mang một giá trị nghệ thuật cao về chất lượng. Điều này nói lên cái tài của Nguyễn Du trong việc vận dụng sáng tạo các phương tiện ngôn ngữ trong việc xưng hô, nhất là đối với các phương tiện xưng hô được dùng cho mỗi nhân vật cụ thể (nhiều phương tiện

xưng hô cho cùng một nhân vật), góp phần không nhỏ vào việc xây dựng tính

cách của nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là Thúy Kiều.

Từ những vấn đề lí luận chung đến nghiên cứu, tìm hiểu trong một tác phẩm cụ thể về từ ngữ xưng hô có thể thấy, xưng hô trong Truyện Kiều về cơ bản cũng mang những nét đặc trưng của đặc điểm xưng hô truyền thống của

người Việt như xưng khiêm - hô tôn, xưng hô tương ứng, qui tắc xưng hô gia

đình hóa ngoài xã hội,... Tuy nhiên, do sắc thái biểu cảm ở những nhân vật, nhất

là những nhân vật phản diện, những nhân vật mang tính điển hình trong tác

phẩm khi sử dụng các phương tiện xưng hô mà những đặc trưng, qui tắc xưng hô này không được tuân thủ chặt chẽ. Mọi sự phá vỡ các qui tắc này đều hàm

chứa một dụng ý nghệ thuật nào đó của tác giả về xây dựng hình tượng nhân vật,

bộc lộ hay làm rõ tính cách nhân vật trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, trong

những mối quan hệ cụ thể với đối tác giao tiếp của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ xưng hô trong Truyện Kiều (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)