Cấu trúc, chức năng của danh từ được dùng làm phương tiện xưng hô

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ xưng hô trong Truyện Kiều (Trang 63 - 66)

VÀ NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG

2.2.2. Cấu trúc và chức năng của các từ ngữ xưng hô trong Truyện

2.2.2.2. Cấu trúc, chức năng của danh từ được dùng làm phương tiện xưng hô

a. Danh từ thân tộc

Danh từ thân tộc được sử dụng trong phương thức xưng hô gia đình. Chủ

yếu trong gia đình Thúy Kiều với các danh từ thân tộc như: cha, mẹ, anh, chị, em, con... Đây là những phương tiện xưng hô truyền thống trong gia đình người Việt, biểu thị sự thân mật, thương yêu giữa các thành viên trong gia đình. Điều này cho thấy ảnh hưởng của lối xưng hô truyền thống của dân tộc trong gia đình người Việt, ảnh hưởng của ngôn ngữ dân tộc vào Truyện Kiều là rất lớn

Các danh từ thân tộc được dùng làm phương tiện xưng hô trong giao tiếp

xã hội: chủ yếu giữa Thúy Kiều với Tú Bà và Đạm tiên.

'Về mặt cầu trúc, các danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô xuất hiện trong tác phâm thường đứng một mình.

b. Danh từ riêng.

Danh từ riêng được dùng làm phương tiện xưng hô trong Truyện Kiều cũng có hai loại: danh từ riêng chỉ người và danh từ riêng không chỉ người. Tuy nhiên

danh từ riêng dùng dé xưng có số lượng rất ít. Hiếm khi chúng ta thấy các nhân vật trong tác phẩm tự xưng bằng các danh từ riêng, chỉ một vài trường hợp Thúy.

Kiều tự xưng:

“Hoa nô kia với Trạc Tuyền cũng tôi ”

Thực chất #ò nơ với Trạc Tuyển chỉ là danh từ riêng định danh dùng để giới thiệu với người tham gia giao tiếp với minh. G day phương tiện xưng hô

đích thực mà Thúy Kiều sử dụng là

Khi dùng đề hô, danh từ riêng thường kết hợp với danh từ chung chỉ người

(để tạo thành một danh ngữ) và thường trong danh ngữ này các danh từ chung

chỉ người làm trung tâm. Cái họ, tên riêng chỉ là sự khu biệt về mặt ý nghĩa để phân biệt, chàng Kim với chàng Thúc chẳng hạn. Do vậy danh từ riêng dùng để

hô gọi trong những trường hợp này mang đặc điểm của danh từ chung chỉ người:

Kiều nhỉ, chàng Kim, chàng Thúc, Dam Tién nang, Tit Cong, con Hoa.

Đôi khi cũng có một vài trường hợp danh từ riêng đứng độc lập làm phương tiện xưng hô:

Trong độc thoại của Thúy Kiều: “Rõ ràng ngôi đó chẳng là Thúc Sinh ” Hoặc dùng làm hô ngữ: “Trạc Tuyển! nghe tiếng gọi vào bên tai ”

c. Danh từ chung

e.1. Danh từ chung chỉ người

Ngoài các danh từ thân tộc được sử dụng làm phương tiện xưng hô trong phạm vi gia đình và xã hội đã trình bày ở trên, trong Truyện Kiều, các danh từ chung chỉ người khác cũng được dùng làm phương tiện xưng hô: chàng, nàng,

thiếp, người....

Hoặc cỏc danh từ chỉ đặc điểm, tớnh cỏch của con người như: ứnh hựng,

quân tử, tiểu thư, thuyỀn quyên...cũng được dùng làm phương tiện xưng hô. Với

các danh từ chỉ đặc điểm, tính cách của con người này, khi được dùng làm

phương tiện xưng hô, thường được dùng để hô gọi, rất ít khi được dùng dé xưng.

Khi xưng bằng các danh từ này nó mang một giá trị khẳng định nhất định. Ví dụ, Sở Khanh xưng với Kiều:

“Thuyền quyên ví biết anh hùng ”

Đặc biệt trường hợp từ “/ô¡” như đã nói, đây là danh từ chỉ thân phận. Khi

dùng để xưng mang sắc thái tự ý thức về cái (hân phận tôi đỏi của mình, thân phận hèn mọn của kẻ bề dưới đối với người trên của mình (vị thế giao tiếp thấp

hơn đối tượng):

“Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi "

“Rằng tôi bèo bọt chút thân ”

“Tôi đà biết mặt biết tên ”

“Trong quân tôi hỏi thiểu gì tóc tơ”

Các danh từ chỉ

phận hoặc thân phận con người cũng được dùng để

xưng hô dưới hình thức hoán dụ: lòng, than, phận, kiếp, mặt... Chúng thường

đứng một mình, thể hiện thái độ khiêm nhường, tự hạ thấp mình trước đối

tượng, hoặc kết hợp với các đại từ chỉ định để khu biệt ý nghĩa.

Một số danh từ chung thực chất không chỉ người như: giống, phường, tuông... nhưng xuất hiện trong tác phẩm với tư cách là phương tiện xưng hô. Về

cấu trúc, đi kèm với các danh từ này là các động từ, tính từ, hoặc các ngữ trực

thuộc khác để hiền thị ý nghĩa cho danh từ:

“Tuông chỉ là giống hôi tanh "

“Con này chẳng phải thiện nhân Chẳng phường trồn chúa thì quân lộn chồng ”

“Ra tuông mèo mả gà đồng ”

“Diéc rằng: Những giống bơ thờ quen thân ”

c.2. Danh từ chung không chỉ người

Thường được dùng làm phương tiện xưng hô dưới hình thức ẩn du: hoa,

liễu, vàng, ngọc, vườn hông, chim xanh...

“Vườn hồng chỉ dám ngăn rào chim xanh "

“Hoa sao hoa kéo đọa đày bay hoa”.

Đây là các phương tiện xưng hô có số lượng lớn, xuất hiện nhiều trong số các phương tiện xưng hô trong tác phẩm. Người xưng và người được hô gọi ẩn

đằng sau các phương tiện xưng hô này. Đó là các danh từ chung không chỉ

người, nhưng trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể nó có thể qui chiếu cho người nói

và người nghe và như vậy nó luôn luôn có sở chỉ

c.3. Các danh từ chỉ tước hiệu, nghề nghiệp trong xã

Danh từ chung chỉ tước hiệu, nghề nghiệp được dùng dé xưng hô rất phd biến trong xã hội, thường trong những hoàn cảnh giao tiếp mang tính chất trang,

trọng, chính thức xã

Trong Truyện Kiều, các danh từ loại này được dùng làm phương tiện xưng i hô như:

Tiểu thiền: tiếng thầy tu tự xưng nhún nhường, nghĩa là kẻ tu hành nhỏ

mọn này.

“Tiểu Thiên quê ở Bắc Kinh "

Sw huynh: vị sư đàn anh, lời xưng hô giữa các vị sư với nhau. Ở đây Thúy Kiều thay lời vị sư của mình mà tôn xưng Giác Duyên.

“Dạy đưa pháp bảo sang hằu sư huynh ”.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ xưng hô trong Truyện Kiều (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)