Nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung và các từ ngữ xưng hô trong giao

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ xưng hô trong Truyện Kiều (Trang 84 - 87)

tiếp bằng ngôn ngữ nói riêng không phải là vấn đề mới mẻ. Việc tìm hiểu về các

phương tiện xưng hô trong ngôn ngữ không phải là chưa từng được khai phá.

Rất nhiều người xem xét, tìm hiểu về các phương tiện xưng hô trong ngôn ngữ tiếng Việt và đã thu được những kết quả rất lớn. Thế nhưng vấn đề này trong văn học hầu như chưa hoặc ít được quan tâm khai thác, tìm hiểu một cách trọn vẹn và có hệ thống, nhất là trên quan điểm giao tiếp dưới ánh sáng của lí thuyết về ngữ dụng học

Đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ, văn học là kho tư liệu vô cùng phong phú và đa dạng. Nó bỗ sung không ít ngữ liệu cho việc nghiên cứu ngôn ngữ nói

chung, vấn đề xưng hô nói riêng. Nghiên cứu về những phương tiện xưng hô trong Truyện Kiều mở ra cho chúng ta một hướng tìm hiểu mới về các nhân vật trong tác phẩm. Đó là tìm hiểu về các nhân vật thông qua việc khai thác giá trị

ngữ nghĩa, ngữ dụng của các phương tiện xưng hô được các nhân vật sử dụng.

2. Nghiên cứu tìm hiểu về Truyện Kiều dù nông hay sâu đã có rất nhiều người quan tâm. Kết quả ở từng khía cạnh được nghiên cứu, cả về nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm đã có những giá trị nhất định. Tuy nhiên, xét ở khía

cạnh ngôn ngữ với các phương tiện xưng hô, đó quả thật là một “mánh đất chưa

được đào xới nhiều ”. Trong mỗi quan hệ giữa văn học (nội dung) với ngôn ngữ, việc tìm hiểu các phương tiện xưng hô trong đó sẽ bổ sung phan nào cho việc

phân tích, tìm hiểu tác phẩm, nhất là phân tích tìm hiểu tính cách nhân vật, nghệ

thuật xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Du.

3.

¡ chiếu lại với đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra ở phần mở đầu, đến đây, luận văn có thể rút ra một số tông kết khái quát như sau:

3.1. Chương một của luận văn đã khái quát những vấn đề cơ bản về từ ngữ xưng hô và Truyện Kiều. Tại chương này, các vấn đề liên quan đến xưng hô,

phương thức xưng hô, phương tiện xưng hô được đề cập. Đặc biệt, khung lý

thuyết về phương tiện xưng hô được xem xét trên hai bình diện là ngữ pháp và ngữ nghĩa, ngữ dụng.

Tại mục Truyện Kiểu và những vấn đê liên quan đến từ ngữ xưng hô, luận văn đã chú ý đến ngôn ngữ và thể loại của Truyện Kiều cũng như các nhân vật trong tác phẩm này.

Từ khung cơ sở lý luận của chương một, luận văn đã tiến hành khảo sát các

phương tiện xưng hô trong Truyện Kiều ở chương kế tiếp.

3.2. Tại chương hai, luận văn đã khảo sát các từ ngữ xưng hô trong Truyện

Kiều từ bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Có thể nhận ra rằng, trên bình diện ngữ pháp, các từ ngữ tham gia làm phương tiện xưng hô tác phẩm này rất đa dạng, bao gồm đại từ, danh từ, danh ngữ và cả tính từ. Ở mỗi nhân vật, mỗi phương tiện ngôn ngữ được dùng để xưng hô đều mang những nét đặc trưng rất khác nhau.

Từ ngữ xưng hô trong Truyện Kiều xét trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng

cũng được khảo cứu. Có thể khẳng định rằng, đại từ xưng hô được sử dụng trong Truyện Kiều có giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng rất lớn. Chúng thể hiện sự tự khẳng định của nhân vật giao tiếp thông qua cách xưng và thái độ xem thường,

đối tượng cùng giao tiếp thông qua cách hô. Bên cạnh đó, các danh từ, danh ngữ

xưng hô trong tác phâm góp phần thể hiện sự khiêm nhường, hạ mình của nhân vật chính Thúy Kiều và thể hiện sự tôn trọng của Kiều đối với các nhân vật cùng, giao tiếp.

4. Trong Truyện Kiều, các phương tiện xưng hô được xây dựng trên nền

tảng của ngôn ngữ thơ ca, ngôn ngữ nghệ thuật đã được gọt giữa. Do vậy phần nào các phương tiện xưng hô trong tác phẩm sẽ là khuôn mẫu thích hợp (các phương tiện xưng hô được chọn lọc) so với ngôn ngữ trong đời sống. Mặt khác,

cũng do có phần bóng bây hơn từ ngữ xưng hô trong đời sống, cho nên nó ít được sử dụng trong đời sống thường ngày. Vì vậy kết quả nghiên cứu này là cơ sở để dung hòa, lựa chọn các từ ngữ để xưng hô sao cho phù hợp.

Truyện Kiều là một tác phẩm thời trung đại, các phương tiện xưng hô trong đó chịu sự qui định của điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Do vay ta thay,

có những phương tiện xưng hô trong tác phẩm đã trở thành những phương tiện xưng hô cổ, là minh chứng của lịch sử, ngày nay không còn được sử dụng trong.

xã hội, nếu có thì đó là những phương tiện xưng hô mang dụng ý đặc biệt của người sử dụng chúng, rất khác so với ý nghĩa mà tác giả sử dụng chúng trong tác

phẩm, trong xã hội xưa, hoặc có những phương tiện xưng hô đã biến đổi, ngữ

nghĩa hoàn toàn khác. Do vậy, giá trị ngữ dụng cũng khác đi. Nghiên cứu về các phương tiện xưng hô trong tác phẩm, chúng ta có dịp dựng lại những hoàn cảnh

giao tiếp, với những phương tiện xưng hô trong xã hội xưa mà ngày nay không,

còn được sử dụng, chỉ hiện diện trong văn học. Đó cũng là một nét đẹp trong

truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

§. Cuối cùng, hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc tìm hiểu và giảng dạy về Truyện Kiều trong nhà trường, phô thông, đồng thời từ đây có thể gợi mở việc khảo cứu theo hướng so sánh, đối chiếu các phương tiện xưng hô trong Truyện Kiều và các tác phẩm khác cùng thời, để từ đó thấy hết được các giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các

phương tiện xưng hô mà đại văn hào Nguyễn Du đã sử dụng trong tác phẩm được xem là kiệt tác văn chương của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ xưng hô trong Truyện Kiều (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)