Tư tưởng Truyện Kiều

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ xưng hô trong Truyện Kiều (Trang 36 - 41)

Giáo sư Trần Đình Sử cho ring: “Trong Truyện Kiểu chất chứa những điều

chưa biết vẻ tâm hôn và nghệ thuật của Nguyễn Du đối với đời, cũng như nghệ

thuật tự sự và miêu tả nhân vật của ông” [25, tr.109]. Cụ thé, 6 day can làm rõ

những vấn đề có liên quan đến việc sử dụng các phương tiện xưng hô trong tác phẩm như sau:

- Về quan niệm và triết lí trong Truyện Kiều, xét ở nội dung và chủ đề của

tác phẩm, mở đầu Nguyễn Du quan niệm: “Chữ ứài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, đến cuối “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Như vậy, Truyện Kiều

không chỉ là câu chuyện “/ả¡ mệnh sương đó ” mà còn là câu chuyện về chit tam,

về mối quan hệ giữa tam va tdi. Cho nên, có rất nhiều phương tiện xưng hô trong tác phẩm có liên quan đến zà¡, đề cao đài (bút hoa, tài này...), liên quan đến râm, đề cao tấm lòng (với các phương tiện xưng hô: lòng, tấm riêng...), nói về mệnh theo triết lí Phật giáo (k¿ép, thân, phận...). Chính vì quan niệm và triết

lí như thế cho nên Nguyễn Du đã xây dựng nên những không gian và thời gian nghệ thuật phức tạp.

Chính những không gian và thời gian nghệ thuật này tạo ra những cuộc

giao tiếp, những lần độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật, trong đó làm

xuất hiện các phương tiện xưng hô mà nhân vật sử dụng.

1.2.3. Ngôn ngữ và thể loại Truyện Kiều 1.2.3.1. Ngôn ngữ Truyện Kiều

Như chúng ta biết, Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều tuy dựa theo cốt truyện có sẵn của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng thể loại mà Nguyễn Du lựa chọn là truyện thơ - thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống,

của dân tộc. Do vậy, ngôn ngữ trong Truyện Kiều ngoài việc ảnh hưởng của nguyên bản Kim Vân Kiểu Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, ảnh hưởng của văn

hoá nho giáo phong kiến rập khuôn theo kiểu Trung Quốc thì phần lớn còn lại tất nhiên là chịu ảnh hưởng của tiếng Việt nói chung, hay nói đúng hơn là ngôn ngữ tiếng Việt thời đại mà Nguyễn Du đang sống.

Theo Chu Mạnh Trinh, “Nhiều người chủ trương rằng thơ lục bát là thể

thơ thiên bẩm của người Việt Nam, một cách biểu hiện tình cảm Việt Nam nhất, quốc tuý nhất. Nguyễn Du bởi tiêu biểu cho quốc hôn, nên đã vận dụng được

tiếng Việt bằng thể thơ lục bát tuyệt điệu được đến thế” [31, tr.84-§5]. Song bên cạnh đó ông cũng phê phan “quan điểm này chưa hẳn đúng ”. Cái chưa đúng là ở chỗ tìm hiểu trong Truyện Kiều chúng ta thấy, Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều những phương tiện ngôn ngữ là từ Hán Việt, hoặc có nguồn gốc Hán.

Theo tư liệu từ Hán Việt trong Truyện Kiều, Phan Ngọc đã thống kê: “Số tir

Hán Liệt trong Truyện Kiêu là 891 lượt từ, với 645 từ và 32 thành ngữ 4 âm tiết,

và các từ hằu hết đều quen thuộc với chúng ta, chỉ có khoảng một phẩn sáu là khó hiểu như: bình địa ba đào, bỉ sắc tư phong, binh cách, cát đằng...”

[25, tr.330]. Mat khác, theo thống kê cụ thể của nhóm tư liệu ngôn ngữ học:

“trong Truyện Kiều có 30 câu dịch thơ Đường; 27 lần mượn chữ, ý trong thơ cổ Trung Quốc; 46 lần mượn chữ Kinh Thị; 50 lần mượn chữ, ý trong các sách Kinh truyện khác; 68 lần mượn điễn tích trong các sách Thân Tiên, truyện tình sứ; 21 lần mượn chữ và điển tích trong các sách Phật — Lão [2, tr329]. Tất

nhiên trong Truyện Kiều các phương tiện xưng hô giữa các nhân vật được

Nguyễn Du sử dụng có một phần thuộc từ loại, các điền tích đã dẫn ở trên.

Ví dụ: Những từ Hán Việt: bút hoa, tiện kỹ, hàn gia, đài gương...

Như vậy, về ngôn ngữ, Truyện Kiều thuộc văn học trung đại, chịu ảnh

hưởng của văn học Hán, cho nên các từ ngữ dùng làm phương tiện để xưng và

hô cho các nhân vật có một phần là các từ ngữ Hán - Việt, các điển tích trong văn học cô.

Một đặc điểm khi dùng từ Hán Việt so với từ thuần Việt: từ Hán Việt không

thê đứng một mình (đối với từ đơn tiết); mang sắc thái trang trọng, cổ kính; chỉ những sự vật mang tính trừu tượng, không cu thé... Cu thé trong Truyện Kiều,

Phan Ngọc đã xem xét cách Nguyễn Du sử dụng từ ngữ trong sự đối lập giữa từ

thuần Việt và từ Hán Việt để tạo nên sự khác biệt như sau:

"Khi miêu tả một cảnh thực, bao giờ Nguyễn Du cũng dùng từ

„ không dùng từ Hán Liệt, thậm chí lần tránh mọi từ Hán Liệt... biện pháp này không phải là ngẫu nhiên ” [21, tr.345].

Thứ hai, “Khi đi vào những suy nghĩ nội tâm, Nguyễn Du tránh dùng từ

Hán Ưiệt (tức dùng từ thuân Việt) để cho cảm xúc được sinh động, da diét, sôi nổi... [21, tr.347]. Bởi theo Phan Ngọc, “7ử Hán Việt không thích hợp dé cu thé hoá đối tượng nhưng nó lại vô cùng thích hợp khi ta muốn vĩnh viễn hoá một sự việc, đẩy lùi nó về thế giới của ý niệm.... Từ thuần Việt đông nghĩa thì kém về mặt trang trọng” [21, tr.347]. Đề tìm hiểu các phương tiện xưng hô được các

nhân vật sử dụng (nhiều phương tiện xưng hô khác nhau) cho cùng một nhân

vật, chúng ta có thể vận dụng lí luận này vào việc tìm hiểu, lí giải các phương, tiện xưng hô, ít nhiều cũng đem lại kết quả.

Với phạm vi nghiên cứu của để tài này, luận văn không đi sâu vào khía

cạnh so sánh ngôn ngữ Truyện Kiều là từ Hán Việt hay thuần Việt, mà chỉ nghiên cứu, tìm hiểu về các phương tiện xưng hô trong đó mà thôi.

Mặt khác, theo Nguyễn Tường Tam, “Cự Nguyễn Du lại dùng những chữ

thô để làm cho mạnh ý. Người đọc không mắy khi ngượng vì những chữ thô đó,

là cái ý của cả câu nó đè nén cái nghĩa của chữ đi" [31, tr.53]. Những chữ thô này được ông dùng làm cho cả các phương tiện xưng hô.

Ví dụ: “Gái tơ mà đã ngứa nghệ sớm sao "

1.2.3.2. Thể loại Truyện Kiều

Về thể loại, do qui định về số tiếng trong mỗi dòng thơ lục bát — thể loại của Truyện Kiều — nên ít nhiều đặc điểm của thể thơ này cũng ảnh hưởng đến

việc sử dụng từ ngữ dùng cho việc xưng và hô.

“Thuộc lĩnh vực lí luận về thể thơ lục bát, do vần điệu của thể thơ này, việc qui định sự phối thanh như sau:

— bằng - trắc - bằng.

— bang - trắc — bằng (— bằng)

“Trong dòng bát có thêm một tiết tấu (- bằng), âm thứ sáu và âm thứ tam (trong câu bát) đêu là vẫn bằng nhưng có sự đối lập giữa âm vực cao và âm vực thấp:

Nếu âm tiết thứ sáu có âm vực cao (thanh không hay còn gọi là thanh ngang) thì âm tiết thứ tám có âm vực thấp (thanh huyền) và ngược lạt” [L1, tr.297]

Đối với thê thơ lục bát, số tiếng trong mỗi dòng thơ ở mỗi câu tương ứng là 6/8. Vi vậy mà rất có thể ngôn ngữ được sử dụng trong thể loại này cũng bị han chế ở một số tình tiết của truyện. Và như vậy, ít nhiều các phương tiện ngôn ngữ (trong đó có các phương tiện xưng hô đang tìm hiểu), nếu rơi vào trường hợp bi hạn chế ở trên cũng bị ảnh hưởng. Tức là bị hạn chế do số chữ, số tiếng trong

dòng thơ qui định. Đặc biệt, việc xác định các phương tiện xưng hô trong những

trường hợp hạn chế này là rất khó. Ở những trường hợp này, chúng ta rất dễ bị nhằm lẫn với lối xưng hô trống (như đã trình bày ở phần trước).

1.2.4. Hoàn cảnh giao tiếp của Truyện Kiều

Như chúng ta đã rõ, Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự, bên cạnh lời kể, lời trần thuật của tác giả, còn có những lời độc thoại, độc thoại nội tâm và đối

thoại của nhân vật...(đó là lời của nhan vat)

Trong Truyện Kiều, “Nguyễn Du với tư cách là một nghệ sĩ ngôn từ, ông đã “đập vỡ” cấu trúc ngôn ngữ hằng ngày để tạo thành ngôn từ nghệ thuật.

Ong đã tránh ngôn từ tác giả thực dụng để sử dụng ngôn từ đa chủ thể”. Vì vậy mà “Nguyễn Du đã “đập vỡ” cú pháp thông thường để tạo ra những câu thơ

“trốn” chủ từ như nhiều người nhận xét và làm cho ý nghĩa của câu thơ trở nên mơ hỗ, mênh mông ” [L7, tr.308]

Mục đích của giao tiếp thông thường là biểu đạt, chỉ cần thỏa mãn sự biểu đạt, con người có thể sử dụng bất cứ phương tiện, cách thức nào: từ ngữ, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, bàn tay, cái nhún vai... Văn học thì khác, nó biểu đạt bằng, bản thân chất liệu và các phương thức của ngôn ngữ, biến ngôn ngữ của văn học thành nghệ thuật biểu đạt bằng ngôn từ. Những ánh mắt, nhún vai, phẩy tay, nụ cười đều tự đi để hòa vào ngôn ngữ, tạo thành sự biểu đạt của bản thân ngôn từ.

Sự biểu đạt đó gọi là chủ ý biểu đạt

Chính vì vậy ma 6 phan sau, thống kê các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể diễn ra trong tác phẩm, luận văn không chỉ thống kê các hoàn cảnh giao tiếp trực tiếp

của các nhân vật mà còn thống kê các hoàn cảnh nhân vật độc thoại, độc thoại

nội tâm với đối tượng được hướng đến. Đối tượng được hướng đến này được xem như người nghe, đối tượng giao tiếp với người nói.

1.2.5. Các nhân vật trong Truyện Kiều

Như đã nói, xưng hô là một vấn đề thuộc giao tiếp ngôn ngữ. Vì vậy, muốn tìm hiểu các từ ngữ được dùng làm phương tiện để xưng hô trong hoạt động giao.

tiếp ngôn ngữ của con người, việc cần thiết là phải xác định chủ thể sử dụng ngôn ngữ, chủ thê của hành động xưng và hô gọi. Với việc tìm hiểu các từ ngữ xưng hô được các nhân vật sử dụng Truyện Kiều, có thể điểm qua một vài nét cơ bản chủ yếu về các nhân vật trong tác phâm tham gia vào các cuộc giao tiếp hay còn gọi là các nhân vật giao tiếp.

1.2.5.1. Sự thể hiện của nhân vật trong mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng và mức độ cá thể hóa trong Truyện Kiều

Trong cách nhìn nhận, đánh giá, giao tiếp với nhau giữa các nhân vật trong

Truyện Kiều, sự thể hiện của nhân vật luôn đặt trong mối quan hệ giữa cái

chung với cái riêng và mức độ cá thể hóa của mỗi nhân vật

Cu thể, Kim Trọng (là một cá thể) xuất thân từ nơi “cửa Khổng, sân

Trình ”, là người có ăn học nên mang những đặc điểm của cái chung, của một con người nho nhã, có học thức... Đó là những đặc điểm của một người quân tử nói chung. Vì vậy mà Kim Trọng được Thúy Kiểu gọi là quân tử. Tương tự, Từ Hải cũng vậy, cũng được mang danh là anh hùng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ xưng hô trong Truyện Kiều (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)