Phương pháp và kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng đến đường đặc tính vỏ tàu.

Một phần của tài liệu phân tích đặc điểm cấu tạo và khai thác kỹ thuật chân vịt biến bước của tàu thủy (Trang 26 - 27)

b. Ảnh hưởng của trạng thái kỹ thuật đến quá trình làm việc của động cơ

2.3.1Phương pháp và kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng đến đường đặc tính vỏ tàu.

Tương tự nhưđối với chân vịt, hai yếu tố sử dụng ảnh hưởng đến quá trình làm việc vỏ tàu cũng như tình trạng kỹ thuật bề mặt vỏ tàu và điều kiện hàng hải trong đĩ quan trọng nhất là quá trình ăn mịn và bám bẩn bề mặt vỏ tàu. Sự thay đổi tình trạng kỹ thuật của bề mặt vỏ tàu thể hiện ở sự gia tăng độ nhám của bề mặt vỏ tàu do quá trình ăn mịn, quá trình bám bẩn do hàu, hà, rong rêu… là quá trình rất phức tạp và phụ thụơc nhiều yếu tố như chất lượng lớp sơn phủ, điều kiện khí hậu vùng biển, mức độ khai thác, nhất là thời gian tàu nằm tại bến, do đĩ mặc dù được nghiên cứu từ rất lâu nhưng kết quả về vấn đề này vẫn cịn rất hạn chế. Trong thực tế, ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng đến quá trình làm việc của vỏ tàu được xác định bằng cách thử nghiệm kéo các tàu thực để xác định sức cản thực tế, do đĩ kết quả nhận được sẽ rất khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thí nghiệm. Ví dụ như theo các nhà nghiên cứu người Anh thì sức cản tăng trung bình khoảng 0,25% trong một ngày đêm ở vùng nước cĩ nhiệt độ trung bình và 0,5% ở vùng biển xích đạo. Trong khi đĩ các nhà khoa học Ý thì cho rằng sau 6 tháng hoạt động thì vận tốc tàu sẽ giảm khoảng 1,5 g 2hl/h, các nhà khoa học Mỹ thì lại cho rằng sau một năm khai thác thì vận tốc tàu mới giảm khoảng 1,5 g 2hl/h, cịn nhà khoa học Đức M.Ragg cho rằng sau một ngày đêm hoạt động thì sức cản vỏ tàu tăng lên khoảng 0,5% và khi độ nhám của vỏ tàu tăng lên khoảng 2mm thì vận tốc tàu sẽ giảm xuống khoảng 3%. Trong khi xác định cơng suất khai thác thực tế trên tàu Sơng Đáy và

Hải Phịng, GS Trần Hữu Nghị cũng đã kết luận là để giữ cho tốc độ quay động cơ khơng đổi chi phí cơng suất trước khi lên đà phải lớn hơn hàng trăm mã lực chi phí cơng suất sau xuống đà và tốc độ quay càng lớn thì độ tăng cơng suất động cơ càng lớn. Ví dụ hình 17 là kết quả thực nghiệm xác định ảnh hưởng của các yếu tố sự dụng đến đường đặc tính vỏ tàu cụ thể theo thời gian khai thác.

Hình 17: Ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng đến đường sức cản tàu

Một phần của tài liệu phân tích đặc điểm cấu tạo và khai thác kỹ thuật chân vịt biến bước của tàu thủy (Trang 26 - 27)