Kết cấu các cụm xoay cánh chân vịt biến bước

Một phần của tài liệu phân tích đặc điểm cấu tạo và khai thác kỹ thuật chân vịt biến bước của tàu thủy (Trang 60 - 64)

CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA LIÊN HỢP MÁY - VỎ - CHÂN VỊT TÀU THỦY

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ KHAI THÁC KỸ THUẬT CHÂN VỊT BIẾN BƯỚC

B. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÂN VỊT BIẾN BƯỚC

3.4 Nguyên lý hoạt động của chân vịt biến bước

3.4.2 Kết cấu các cụm xoay cánh chân vịt biến bước

a. Kết cấu cụm cơ cấu xoay cánh chân vịt biến bước kiểu tay biên

Trờn hỡnh 40 chỉ rừ sơ đồ chõn vịt cú cỏnh xoay với piston và tay biờn. Khi piston chuyển động tịnh tiến, tay biên sẽ kéo xoay gốc cánh chân vịt làm cánh chân vịt xoay quanh tâm của nó.

hình 40: Cấu tạo cơ cấu xoay cánh kiểu tay biên.

hình 41: Kết cấu cụ thể cơ cấu xoay cánh kiểu tay biên.

1- cánh chân vịt; 2- bulong; 3,22- gối trục trượt; 4- then đầu kẹp; 5- đầu kẹp; 6,14- mũ chỉnh lưu;

7- đai ốc; 8- mũ chỉnh lưu; 9- bulông cố định mũ chỉnh lưu; 10,11- vỏ ngoài; 12- vòng lực đẩy; 13- bulông nối; 16- chốt định vị; 17- biên lien kết; 18- áo lót; 21 trục đỡ; 23- chốt vòng lực đẩy; 24- Ốc cố định; 25- Then cố định má khuỷu.

Cơ cấu xoay cánh kiểu tay biên trên hình 41 gồm các bộ phận sau đây: vỏ 11, mũ chỉnh lưu 14 và 6, cơ cấu quay kiểu thanh truyền 17. Cánh chân vịt 1 dùng 8 bulông 2 cố định lên trục đỡ 21; bulông sau khi lắp xong phải vát theo mặt ngoài của chân vịt. Chốt định vị 16 dùng để định vị lúc lắp cánh; trục đẩy được đặt tên gối trục trượt 22 bởi hai van hình trụ tròn, chịu momen uốn của cánh chân vịt và động lực của chất lỏng. Lực ly tâm của cánh chân vịt do vòng lực đẩy 12 trên cơ cấu biên khuỷu thu nhận, má khuỷu được cố định bởi then 25 và ốc 24. Giữa bích của cánh mà mayơ chân vịt đệm kín đầu.

Mayơ chân vịt dung bulông 13 nối với bulông của trục chân vịt. Momen động cơ thong qua vòng lực đẩy 12, chốt 23 truyền cho trục chân vịt. Tại bộ phận giữa của mayơ lắp 2 áo lót 18, thanh truyền xuyên qua áo lót và liên kết với piston thủy lực 21. Một đầu kia của thnah truyền 26 dùng ốc 7 lắp đầu kẹp 5, đầu kẹp lien kết với biên liên kết 17. Đề phòng đầu kẹp xoay quanh, dùng then 4 đỡ lấy đầu kẹp; mũ chỉnh lưu 8 dùng bulông 9 cố

định lên chân vịt. Trong long mayơ của chân vịt nạp đầy dầu nhơn để bôi trơn các gối và biên.

b. Kết cấu cụm cơ cấu xoay cánh chân vịt kiểu con trượt.

Cơ cấu đơn giản hơn cơ cấu kiểu tay biên là cơ cấu con trượt (hình 42) trong đó tay quay được thay bằng một chốt trong rãnh.

hình 42: Cơ cấu xoay cánh kiểu con trượt 1- Con trượt; 2- chốt; 3- vòng lắp then; 4- cánh.

hình 43 Kết cấu cụm cơ cấu xoay kiểu con trượt

Các chi tiến chính của hình 43 là vỏ gốc cánh 30, cánh chân vịt 11, cơ cấu con đội gồm thanh trượt 29, chốt hãm 28 và then 17. Cơ cấu kiểu tay quay thay đổi chuyển động tịnh tiến của thanh trượt thành chuyển động quay tròn của cánh. Các cánh được đặt trên các ổ đỡ trượt; ỗ đỡ chặn và ổ đỡ hướng tâm (vòng đệm trên cánh 15 và vòng đệm chặn lực 5) và ổ đỡ hướng tâm (vòng đệm then 17 và vòng đệm chặn lực 5).

Các cánh định hướng tâm trên vòng đệm 15 bằng các nêm chêm 13. Mỗi một cánh được định vị trên vòng đệm 15 bằng các bulông và các êcu 9, chúng được hãm bằng các chốt hãm 10.

Chân vịt được cố định trên bích trục 23 bởi các bulông. Tại phần trung gian của gối cánh có nhóm kết cấu thanh trượt 29 ở phần đuôi tỳ vào các rãnh của bạc lót 3 còn về phần mũi tỳ vào ổ đỡ chặn 27. Bạc lót có rãnh nhận momen xoắn của thanh trượt và chuyển ra phần vỏ của gốc cánh. Bên trong thanh trượt có then 18 nối với vành chịu lực 25. Thah trượt có 3 rãnh trong đó đặt các chốt 28 nối tiếp các chốt của vòng chốt 17.

Các cơ cấu trên được bôi trơn bằng dầu đến từ két dầu áp lực của hệ thống bôi trơn với áp lực cao hơn áp lực của nước ngoài mạn.Áp lực cao đó không cho nước từ ngoài chảy vào trong mayơ chân vịt. Trong mayơ của chân vịt có bố trí bộ phận dung hoà thể tích 2. Bộ phận dung hòa thể tích bảo đảm trong mayơ chân vịt thể tích dầu không đổi, cho phép ngăn chặn hình thành các vùng chân không và loại trừ khả năng lọt nước qua các vòng đệm kín.

c Kết cấu cụm cơ cấu xoay cánh chân vịt kiểu hệ bánh răng côn.

hình 44 Cơ cấu truyền động bánh răng côn

Hình 44 là cơ cấu xoay cánh kiểu bánh răng côn. Cơ cấu gồm trục điều khiển 1, cánh chân vịt 2, bánh răng chủ động của trục điều khiển 3, bánh răng của gốc cánh chân vịt 4, bích 5, nắp xuyên dòng 6, bulông 7. Ở cơ cấu này các cánh chân vịt được xoay đồng bộ cùng lúc tốt nhất, kích thước nhỏ gọn, khả năng tải lớn, tỷ số truyền không thay đổi, hiệu súât cao, tuổi thọ cao, làm việc tin cậy. Tuy nhiên truyền động bánh răng có nhược điểm là chế tạo tương đối phức tạp, giá thành cao, đòi hỏi độ chính xác cao, có nhiều tiếng ồn khi chuyển động. Cơ cấu truyền động thanh răng bánh răng cũng tương tự như cơ cấu truyền động bánh răng côn nhưng sự xoay đồng bộ giữa các cánh chân vịt gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi việc lắp ghép phải chính xác đồng đều nên ít được sử dụng hơn các cơ cấu khác.

Một phần của tài liệu phân tích đặc điểm cấu tạo và khai thác kỹ thuật chân vịt biến bước của tàu thủy (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)