CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết
4.6.1.Giả định về liên hệ tuyến tính và phương sai thay đổi.
Kiểm tra giả định này bằng cách vẽ đồ thị phân tán Scatterplot với giá trị phần dƣ chuẩn hóa trên trục tung và giá trị phần dƣ dự đoán chuẩn hóa trên trục hoành. Nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn thì sẽ không nhận thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán với phần dƣ, chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên. Đồ thị phân Scatterplot (xem phụ lục 6) cho thấy phần dƣ phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng nào. Như vậy giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau và phương sai của phần dƣ không thay đổi. Nhƣ vậy mô hình hồi quy phù hợp.
4.6.2.Giả định về phân phối chuẩn của phần dƣ.
Phần dƣ có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do nhƣ: sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích.vì vậy chúng ta nên thử nhiều cách khảo sát khác nhau. Một cách
khảo sát đơn giản nhất là xây dựng biểu đồ tần số Histogram của các phần dƣ. Biểu đồ tần số Histogram (Xem phụ lục 6) cho thấy phần dƣ có phân phối chuẩn với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn của nó là 0.993 (gần bằng 1). Do đó, có thể kết luận rằng giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm.
4.6.3.Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường đa cộng tuyến).
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phòng đại phương sai VIF. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011); “Thông thường nếu VIF của một biến độc lập nào đó >10 thì biến này hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của Y trong mô hình hồi quy bội. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu VIF>2, chúng ta cần cẩn thận trong diễn giải các trọng số hồi quy”. Bảng 4.9 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Nhƣ vậy, mô hình hồi quy tuyến tính trong nghiên cứu không vi phạm các giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính.
4.6.4.Phân tích đánh giá của khách hàng về các yếu tố tác động đến quyết định mua căn hộ chung cƣ.
Bảng 4.11: Giá trị trung bình của các yếu tố tác động đến quyết định chọn mua Yếu tố tác động Giá trị trung bình Hệ số đã chuẩn hóa (beta)
Hỗ trợ bán hàng (HTBH) 3.4225 0.194
Yếu tố xã hội (YTXH) 3.6367 0.203
Yếu tố giá (YTG) 3.6964 0.132
Chất lƣợng căn hộ (CLCH) 3.7906 0.227
Yếu tố văn hóa (YTVH) 3.8263 0.112
Dịch vụ căn hộ (DVCH) 3.9066 0.08
Từ kết quả phân tích hồi quy và phân tích giá trị trung bình cho thấy:
Chất lƣợng căn hộ (CLCH) có tác động mạnh nhất đến quyết định mua (beta
=0.227), đồng thời yếu tố này đƣợc khách hàng đánh giá ở mức khá (giá trị trung bình là 3.7906).
Yếu tố xã hội (YTXH) cũng tác động mạnh đến quyết định mua căn hộ chung cƣ (beta = 0.203) đứng sau chất lƣợng căn hộ (CLCH), đồng thời yếu tố này đƣợc khách hàng đánh giá không cao bằng những yếu tố còn lại (giá trị trung bình là 3.6367).
Hỗ trợ bán hàng (HTBH) cũng tác động trung bình đến quyết định mua căn hộ chung cƣ (beta = 0,194). Tuy nhiên khách hàng đánh giá ở mức thấp nhất (giá trị trung bình là 3.4225).
Yếu tố giá (YTG) tác động trung bình đến quyết định mua căn hộ chung cƣ (beta = 0.132) và khách hàng cũng đánh giá với mức điểm trung bình so với những yếu tố còn lại (giá trị trung bình là 3.6964).
Yếu tố văn hóa (YTVH) tác đồng gần thấp nhất đến quyết định mua (beta = 0.112) tuy nhiên khách hàng đánh giá khá cao (giá trị trung bình là 3.8263).
Dịch vụ căn hộ (DVCH) tác động ít nhất đến quyết định mua căn hộ (beta = 0.08) và đƣợc khách hàng đánh giá ở mức điểm trung bình cao nhất (giá trị trung bình là 3.9066).
Kết luận chương 4:
Qua kết quả nghiên cứu trên, việc kiểm định thang đo bằng độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, thang đo từ 28 biến quan sát ban đầu giảm còn lại 25 biến quan sát và 25 biến này vẫn đƣợc chấp nhận sau khi phân tích nhân tố với 6 thang đo là CLCH, DVCH, YTVH, YTXH, YTG, HTKH.
Chương 5 sẽ thể hiện phần kết luận và các hàm ý.