Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng thƣơng mại cổ phần bắc á chi nhánh thanh hóa (Trang 46 - 54)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG

1.3 Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến cho

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Đây là các nhân tố thuộc về bản thân, nội tại của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Chi nhánh Thanh Hóa, liên quan đến sự phát triển của chính Ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, bao gồm:

chính sách tín dụng; quy trình nghiệp vụ cho vay; cán bộ tín dụng; lãi suất cho vay;

sản phẩm, dịch vụ tín dụng; hoạt động marketing tiếp thị; công tác thẩm định dự án đầu tư; công tác tổ chức quản lý, kiểm soát hoạt động của Ngân hàng; khả năng thu thập và xử lý thông tin; công nghệ Ngân hàng và trang thiết bị kỹ thuật; mức độ thâm niên của Ngân hàng.

Chính sách tín dụng: Bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề... tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng. Chính sách tín dụng đảm bảo một quy trình nghiệp vụ cho vay chuẩn từ khâu thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay, công tác kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ đảm bảo cho các khoản vay tạo ra một khoản vay có chất lượng tốt. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được tối đa các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cường hoạt động cho vay dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật...nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời, đảm bảo được chất lượng tín dụng.

Quy trình nghiệp vụ cho vay: Quy trình cho vay là trình tự, giai đoạn, các bước công việc cần làm theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay; bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng.

Hiệu quả của hoạt đông cho vay phụ thuộc vào việc lập ra quy trình cho vay

đảm bảo tính logic khoa học và thực hiện, phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình.

Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, là nguồn lực thiết yếu, quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của Ngân hàng.

Nghiệp vụ hoạt động Ngân hàng càng mở rộng và phát triển đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ngày càng cao để có thể thực hiện tốt sự phối hợp ăn ý và hợp lý, đúng quy trình chuẩn cho vay của Ngân hàng. Điều này góp phần quyết định nên chất lượng khoản vay, khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng.Trình độ của cán bộ tín dụng thể hiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, vi tính, hay khả năng giao tiếp với khách hàng. Một cán bộ tín dụng tốt không chỉ là người có trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải là một người có đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng phải có thái độ nhiệt tình, niềm nở, hướng dẫn khách hàng một cách chu đáo sẽ tạo được thiện cảm đối với khách hàng, giữ chân được khách hàng đó và có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới đến với Ngân hàng.

Nghiệp vụ hoạt động Ngân hàng càng mở rộng và phát triển đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ngày càng cao để có thể thực hiện tốt sự phối hợp ăn ý và hợp lý, đúng quy trình chuẩn cho vay của Ngân hàng. Điều này góp phần quyết định nên chất lượng khoản vay, khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng. Trình độ của cán bộ tín dụng thể hiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, hay khả năng giao tiếp với khách hàng. Một cán bộ tín dụng tốt không chỉ là người có trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải là một người có đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng phải có thái độ nhiệt tình, niềm nở, hướng dẫn khách hàng một cách chu đáo sẽ tạo được thiện cảm đối với khách hàng, giữ chân được khách hàng đó và có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới đến với Ngân hàng.

Sản phẩm, dịch vụ tín dụng: Trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, sản phẩm dịch vụ giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các Ngân hàng trong đó có Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Chi nhánh Thanh Hóa và có sự tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Các Ngân hàng cần phải không ngừng đa dạng các sản phẩm dịch vụ, phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình theo chiều sâu để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, mang lại nhiều tiện ích và an toàn cho khách hàng, đồng thời có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

Hoạt động marketing tiếp thị của Ngân hàng: Hiện nay hoạt động marketing đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các Ngân hàng. Marketing giữ một vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến khách hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng chịu tác động rất nhiều từ hoạt động marketing tiếp thị, thông qua các chương trình khuyến mãi, các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giảm lãi suất... của Ngân hàng sẽ nhận được sự quan tâm chú ý của khách hàng và thu hút họ đến giao dịch nhiều hơn.

Công tác thẩm định dự án đầu tư: Mục đích của việc thẩm định dự án là giúp Ngân hàng có thể rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi của dự án, hiệu quả kinh doanh, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng và những rủi ro có thể xảy ra để từ đó có thể đưa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Công tác thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của Ngân hàng, nếu việc thẩm định được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, trung thực thì sẽ mang lại các quyết định chính xác, hạn chế rủi ro đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cho Ngân hàng.

Công tác tổ chức quản lý, kiểm soát hoạt động của Ngân hàng: Khả năng tổ chức của Ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay. Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong Ngân hàng, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp

thời yêu cầu khách hàng, theo dõi chặt chẽ các khoản vốn vay, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.

Kiểm soát nội bộ giúp lãnh đạo Ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các quy định, chính sách, thủ tục cho vay từ đó giúp lãnh đạo có những đường lối, chủ trương phù hợp. Hoạt động cho vay phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách và mức độ kịp thời phát hiện sai sót cũng như nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay.

Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Đây là yếu tố cơ bản trong công tác quản lý tín dụng. Để hoạt động cho vay ngày càng đạt hiệu quả, chất lượng cao, Ngân hàng phải nắm bắt những thông tin cả bên trong và bên ngoài của Ngân hàng.

Nếu một Ngân hàng nắm bắt kịp thời những thông tin về kinh tế, xã hội, thị trường thì Ngân hàng đó sẽ đưa ra những phương hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợp. Những thông tin chính xác về khách hàng là cơ sở để Ngân hàng ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, tạo thuận lợi cho bản thân Ngân hàng trong quá trình kiểm tra, giám sát khoản vay, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro các khoản vay.

Công nghệ Ngân hàng và trang thiết bị kỹ thuật: Công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật cũng là một trong những nhân tố tác động đến hoạt động cho vay của Ngân hàng nhất là trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay.

Một NH sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật cao, phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu KH với chi phí cả hai bên có thể chấp nhận được sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho KH vay vốn. Đó là tiền đề để NH thu hút thêm KH, mở rộng hoạt động cho vay, tăng cường khả năng cạnh tranh.

Ngoài ra, sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch và xây dựng chính sách cho vay cũng đạt hiệu quả cao hơn.

Mức độ thâm niên của Ngân hàng: Đối với các khách hàng khi cần giao dịch

với một Ngân hàng thì bao giờ họ cũng dành phần ưu ái hơn với một Ngân hàng có thâm niên hơn là một Ngân hàng mới thành lập.

b. Các nhân tố bên ngoài.

Môi trường kinh tế: Nền kinh tế phát triển ổn định, hưng thịnh thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng, giúp cho việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Mặt khác nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân do đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng.

Ngược lại, nền kinh tế trì trệ, lạm phát, thất nghiệp cao đầu tư không mang lại hiệu quả, nhu cầu vốn không có, hoạt động cho vay gặp khó khăn, vốn của Ngân hàng nằm trong tình trạng đóng băng không cho vay được, điều này có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. Tóm lại, sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng:

Môi trường pháp lý: Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật. Các quy định, chế độ, thể lệ cho vay của Ngân hàng đòi hỏi sự tuân thủ pháp luật của Nhà nước.Môi trường pháp lý ổn định, chặt chẽ với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh. Điều đó giúp Ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay, làm hạn chế sự gian lận trong công tác thẩm định và đầu tư vốn, tạo sự lành mạnh trong kinh doanh, nguồn vốn đầu tư đúng hướng, đúng mục đích sẽ tăng khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng được đảm bảo. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều khe hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.

Môi trường cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là tất yếu. Các yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh bao gồm: các loại sản phẩm dịch vụ, hệ thống phân phối, marketing tiếp thị, nguồn nhân lực....

Hiện nay, hoạt động Ngân hàng nói chung cũng như hoạt động cho vay nói

riêng đang gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt và khắc nghiệt. Sự xuất hiện của hàng loạt các Ngân hàng với nhiều sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú đã làm cho hoạt động của ngành Ngân hàng ngày càng trở nên hấp dẫn và quyết liệt.

Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của Ngân hàng, nó đòi hỏi Ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cường các nguồn lực nội tại... nhằm có thể cạnh tranh tốt và phát triển bền vững.

Môi trường chính trị - xã hội: Sự ổn định của môi trường chính trị - xã hội là một tiêu chí quan trọng để ra quyết định của các khách hàng. Nếu môi trường này ổn định thì khách hàng sẽ yên tâm, mạnh dạn thực hiện việc mở rộng kinh doanh và do đó nhu cầu vay vốn cũng tăng lên. Ngược lại, nếu môi trường bất ổn: an ninh trật tự không đảm bảo, an toàn xã hội kém, các tệ nạn xã hội khác sẽ gây ra tâm lý không yên tâm, các khách hàng sẽ thu hẹp sản xuất, kinh doanh để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vốn cũng giảm theo, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Môi trường tự nhiên: Những nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc những thay đổi thuộc tầm vĩ mô vượt quá tầm kiểm soát của người vay làm họ mất khả năng thanh toán cho Ngân hàng. Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay làm khả năng trả nợ của họ bị suy giảm, các khoản cho vay của Ngân hàng rất nhiều nguy cơ không thu hồi được sẽ tạo nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.

c. Nhân tố từ khách hàng

- Tình hình tài chính của khách hàng: Khách hàng là người đi vay nên yêu tố tài chính của người đi vay là rất quan trọng. Họ sẽ đi vay khi nào? Có cần thiết phải đi vay hay không? Vay với mục đích kinh doanh hay tiêu dùng? Họ căn cứ trên tình hình tài chính thực tế của túi tiền để đi đến quyết định có vay hay không? Vì vậy khách hàng có đủ khả năng tài chính đảm bảo được khoản đi vay, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của ngân hàng.

- Mục đích sử dụng vốn vay: Hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng cũng

tác động tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu khách hàng không sử dụng vốn vay đúng mục đích, khách hàng không có khả năng thanh toán chi phí lãi cũng như các chi phí khác có liên quan, điều này làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, khách hàng có khả năng chi trả lãi vay và nợ vay đúng hạn sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt động tín dụng ngân hàng

- Khả năng trả nợ của khách hàng: Khả năng trả nợ của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá món vay an toàn và hiệu quả. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vay của ngân hàng khi những khoản vay đến hạn thanh toán.

Qua đó, đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Tài sản đảm bảo: Đối với các khách hàng cá nhân, việc vay vốn chủ yếu dùng cho sản xuất và tiêu dùng. Do đó, bên cạnh phương án vay vốn, kế hoạch trả

nợ, thu nhập, tài sản đảm bảo cũng là một yếu tố quan trọng song không phải là cốt yếu khi ngân hàng tiến hành ra quyết định cho vay. Đây được coi như nguồn trả nợ dự phòng cho ngân hàng khi nguồn thứ nhất là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đủ để trả nợ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát về hoạt động cho vay và mở rộng cho vay của đối tượng khách hàng cá nhân trong Ngân hàng Thương mại, các tiêu chí để đánh giá kết quả của việc mở rộng, các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN để từ đó thấy được thực trạng của việc mở rộng cho vay KHCN tại Ngân hàng Bắc Á Chi nhánh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng thƣơng mại cổ phần bắc á chi nhánh thanh hóa (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w