R ủi ro phát sinh khi phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo công nghệ ngân hàng hợp kênh (OMNI) tại ngân hàng TMCP phương đông​ (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ, NGÂN HÀNG ĐIỆN

2.2 T ổng quan về ngân hàng điện tử theo công nghệ hợp kênh tại Ngân hàng thương mại

2.2.5 R ủi ro phát sinh khi phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo công nghệ

2.2.5.1. Rủi ro an toàn bảo mật

Theo xu hướng phát triển mạnh mẽ của thương mại, dịch vụ dựa trên sự bùng nổ với những lợi ích vượt trội của công nghệ thông tin thì nhu cầu đối với việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân cũng tăng nhanh chóng. Mặc khác, việc xử lý nhanh chóng, lưu trữ khối lượng rất lớn dữ liệu giao dịch cũng như cung cấp các tiện ích của ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào hệ thống, công nghệ của mình. Từ đó nếu ngân hàng không có các phương án cụ thể và quy trình để quản trị rủi ro bảo mật một cách toàn diện và chặc chẽ sẽ dẫn đến: Bị xâm nhập hệ thống đánh cắp hoặc làm sai lệch cơ sở dữ liệu phục vụ cho các mục đích như mua bán thông tin, chiếm đoạt tiền từ khách hàng, đánh cắp thông tin mật của khách hàng cũng như ngân hàng…; phá hủy hoặc làm gián đoạn vận hành của ngân hàng;…

2.2.5.2. Rủi ro thiết kế, lắp đặt, bảo trì hệ thống

Hệ thống thông tin của ngân hàng thường được phát triển dựa trên sự phối hợp giữa bộ phận có chuyên môn là công nghệ thông tin và bộ phận có chuyên môn là nghiệp vụ liên quan đến nội dung mà hệ thống sẽ được thiết kế để vận hành hoặc được xây dựng từng phần đến toàn phần từ một đối tác bên ngoài theo nhu cầu của ngân hàng. Điều này dẫn đến một số vấn đề phát sinh như: Bộ phận công nghệ thông tin không hiểu hết yêu cầu của bộ phận nghiệp vụ do hạn chế về kiến thức chuyên môn để đảm bảo các tính năng cần có và kết quả giao dịch theo các điều kiện, cả hai bộ phận đều không lường hết các tình huống xảy ra dẫn đến thiết kế thiếu hoàn thiện về khả năng xử lý của hệ thống đối với các yêu cầu đặt ra, hệ thống được thiết kế bởi đối tác bên ngoài khó lắp đặt và vận hành bởi hạn chế về sự tương thích giữa hệ thống mới và hệ thống chính hiện hành, việc bảo trì mất nhiều nguồn lực do thiết kế không tối ưu cũng như phải phụ thuộc và một số nguồn lực hoặc đối tác nhất định, sai lệch kết quả giao dịch (Giao dịch bị từ chối dù thỏa các điều kiện, kết quả giao dịch khác với quy định thật sự,…),… Rủi ro này có thể dẫn đến việc suy giảm hình ảnh, uy tín của ngân hàng với khách, tạo trải nghiệm tiêu cực khi khách hàng sử dụng dịch vụ dẫn đến khách hàng chuyển sang ngân hàng khác.

2.2.5.3. Rủi ro đối tác

Như đã đề cập khi xây dựng và phát triển hệ thống, ngân hàng cần các đối tác cung cấp dịch vụ liên quan. Các đối tác có thể không đảm bảo về năng lực, giải pháp đề ra không tối ưu hoặc hệ thống cung cấp tốn kém, thiếu ổn định hơn so với phần lớn của các đối thủ cạnh tranh. Việc nhà cung cấp chậm trong việc cập nhật công nghệ xử lý trục trặc phát sinh kịp thời, bảo trì hệ thống theo yêu cầu của ngân hàng hoặc xu hướng phát triển của công nghệ thông tin, đối tác thiếu nguồn lực thậm chí ngừng hoạt động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính hoạt động liên tục và an toàn hệ thống của ngân hàng.

2.2.5.4. Rủi ro công nghệ

Đặc tính lớn nhất của công nghệ là thay đổi liên tục và nhanh chóng. Trong lúc ngân hàng giới thiệu và vận hành công nghệ mới thì có thể đã có một công nghệ khác tối ưu hơn đã và đang được phát triển dẫn đến sự lỗi thời công nghệ dù thời gian vận hành ngắn. Đây là rủi ro tác động nhiều nhất đến việc các ngân hàng phải luôn chấp nhận các hao tổn về nguồn lực để đảm bảo khả năng cạnh tranh được với đối thủ. Mặc khác, yếu tố con người là rất quan trọng trong việc cập nhật và vận hành công nghệ mới. Luôn có một tỷ lệ nhân viên không đáp ứng được việc triển khai các dịch vụ theo công nghệ mới do thiếu kiến thức, quen với lối mòn trong công nghệ cũ,… Thậm chí chống lại sự thay đổi công nghệ vì phải mất thời gian, công sức để làm quen và học không chỉ cách sử dụng mà còn quy trình tương ứng mới.

2.2.5.5. Rủi ro nhầm lẫn từ khách hàng

Sự đột phá trong công nghệ của ngân hàng có thể dẫn đến sự từ chối trải nghiệm của khách hàng vì cảm giác thiếu tin tưởng với cái mới hoặc thiếu kiến thức chuyên ngành dẫn đến đánh đồng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng với nhau.

Khách hàng yêu cầu hoàn thao tác hoặc phủ nhận các giao dịch đã thực hiện vì khách hàng nhầm lẫn công dụng của các tính năng và ngân hàng có thể sẽ chịu các tổn thất đó.

2.2.5.6. Rủi ro pháp lý

Đối với ngân hàng thì rủi ro pháp lý bao trùm trong mọi hoạt động đặc biệt là ngân hàng điện tử với cách thức giao dịch và quản lý thông tin mang tính sáng tạo. Rủi ro pháp lý thường phát sinh từ sự thiếu rõ ràng và cụ thể trong quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia vào dịch vụ của ngân hàng điện tử. Nhận thức và hành động của khách hàng và cả nhân viên ngân hàng đối với việc phòng chống rủi ro pháp lý chưa tương xứng với hậu quả có thể xảy ra khi phát sinh. Từ đó hệ thống ngân hàng có thể bị lợi dụng cho các mục đích trái pháp luật, quyền lợi của ngân hàng bị tổn hại khi có tranh cãi pháp lý,… Rủi ro này thể hiện rõ nét hơn đối với các ngân hàng có cung cấp dịch vụ vượt khỏi phạm vi trong nước. Ngân hàng phải đảm bảo tuân thủ các quy định, nguyên tắc khác theo nước sở tại.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo công nghệ ngân hàng hợp kênh (OMNI) tại ngân hàng TMCP phương đông​ (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)