Tình hình sản xuất lúa tại Khu vực Tây Nam Bộ và xuất khẩu gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ​ (Trang 21 - 27)

2.2 Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu vực Tây

2.2.1 Tình hình sản xuất lúa tại Khu vực Tây Nam Bộ và xuất khẩu gạo của Việt Nam

2.2.1 Tình hình sản xuất lúa tại Khu vực Tây Nam Bộ và xuất khẩu gạo của Việt Nam

- Tình hình sản xuất lúa tại Khu vực Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ hay còn gọi là vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về sản xuất gạo và thủy sản, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.

Khu vực này bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. Hàng năm Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 20% GDP, 90% sản lượng gạo xuất khẩu và 52% sản lượng thủy sản xuất khẩu.

Diện tích gieo cấy lúa Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2018 có xu hướng giảm dần, năm 2018 đạt 4.107 nghìn ha, giảm so với năm 2016 (4.241 nghìn ha) và 2017 (4.184 nghìn ha) chủ yếu do nhiều địa phương chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng cho mục đích khác như xây dựng các công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng chuyển sang cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản, hoặc do khó khăn trong khâu tưới tiêu, thiếu lao động, hay do bị ngập úng, sạt lở,.. nên không sản xuất.

Mặc dù diện tích gieo cấy lúa giảm nhưng sản lượng lúa Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2018 tăng, năm 2018 đạt 24.438 nghìn tấn, tăng 783 nghìn tấn so với năm 2017 và chiếm 55% sản lượng lúa cả nước (44,1 triệu tấn), thể hiện qua bảng 2.4:

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2018

Đvt: Diện tích: ngàn ha. Năng suất: tạ/ha. Sản lượng: ngàn tấn Tiêu chí Năm 2016 Năm

2017

Năm 2018

Năm 2017 so với 2016

Năm 2018 so với

2017 Diện tích 4.241,10 4.184,00 4.107,00 (57,10) (77,00) Năng suất 56,20 56,40 59,50 0,20 3,10 Sản lượng 23.831,00 23.655,00 24.438,00 (176,00) 783,00 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016 – 2018)

- Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam

Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2018 cao hơn giá gạo xuất khẩu năm 2016 và 2017, tuy nhiên đến cuối năm 2018 giá gạo xuất khẩu bình quân có xu hướng giảm về mức gần bằng giá gạo xuất khẩu năm 2016, 2017, thể hiện rõ qua biểu đồ 2.1:

Đvt: USD/ kg

Biểu đồ 2.1: Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016 - 2018) Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 có sự thay đổi rõ rệt được thể hiện qua biểu đồ 2.2:

Biểu đồ 2.2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016 – 2018) Biểu đồ trên cho thấy năm 2016 và 2017 Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất với tỷ trọng xuất khẩu lần lượt là 36% - 39% thì đến năm 2018 tỷ trọng

- 000 000 000 000 001 001

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Năm 2016 Nam 2017 Năm 2018

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

Tỷ trọng xuất khẩu 2016 Tỷ trọng xuất khẩu 2017 Tỷ trọng xuất khẩu 2018

xuất khẩu giảm chỉ còn chiếm 22% tổng lượng gạo xuất khẩu trong năm 2018, giảm 42% về sản lượng gạo xuất khẩu và giảm 33% về kim ngạch gạo xuất khẩu so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh lượng nhập khẩu nếp vào nước này do giá xuất khẩu cao, tăng thuế suất nhập khẩu lên 50% đối với mặt hàng gạo nếp và do khách hàng Trung Quốc ép giá.

Qua diễn biến về tình hình sản xuất lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long, về giá cả xuất khẩu cũng như về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2018 cho thấy tình hình xuất khẩu đang gặp khó khăn về thị trường đầu ra.

Và khó khăn của ngành gạo tất yếu sẽ dẫn đến khó khăn trong kinh doanh của các DN thương mại gạo.

2.2.2 Biểu hiện rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu vực Tây Nam Bộ

- Dư nợ cho vay doanh nghiệp thương mại gạo

Do đặc thù của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nên dư nợ cho vay của các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ cũng tập trung vào những ngành là thế mạnh như gạo, thuỷ sản,..

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018

Đvt: Tỷ đồng

Ngành hàng

Dư nợ ngành hàng Tỷ trọng dư nợ ngành hàng/ tổng dư nợ Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018 Thương mại gạo 9.403 7.940 7.061 25,55% 18,97% 13,79%

Chế biến thủy, hải sản 7.436 7.810 6.714 20,21% 18,66% 13,11%

Thương mại xăng dầu, gas 2.137 1.306 1.818 5,81% 3,12% 3,55%

Thương mại hàng tiêu dùng 1.108 1.214 1.448 3,01% 2,90% 2,83%

Sản xuất và chế biến thức ăn

chăn nuôi 1.920 1.494 1.389 5,22% 3,57% 2,71%

Thương mại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, xây dựng

827 879 1.079 2,25% 2,10% 2,11%

Ngành khác 8.242 8.471 9.584 22,40% 20,24% 18,72%

Tổng dư nợ 36.797 41.856 51.208

(Nguồn: Báo cáo của các CN Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2018) Số liệu bảng 2.5 đã phản ảnh khá rõ đặc thù kinh tế tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn 2016 – 2018, ngành thương mại gạo luôn là ngành chiếm tỷ trọng dư nợ lớn tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ. Thương mại gạo có thể được hiểu là hoạt động diễn ra chủ yếu từ khâu xay xát, tách màu, đánh bóng đến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu qua các nước khác, trong đó xuất khẩu là chính.

So với năm 2016 – 2017, năm 2018 tỷ trọng dư nợ ngành thương mại gạo đã giảm, chỉ còn chiếm 14% trong tổng dư nợ, cho thấy các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ đã nhận định được tình hình thị trường gạo sẽ khó khăn trong thời gian sắp tới, nên đã giảm dần dư nợ đối với các doanh nghiệp thương mại gạo, mở rộng danh mục đầu tư sang các ngành khác ít có rủi ro hơn.

- Nợ xấu cho vay doanh nghiệp thương mại gạo

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp thương mại gạo giai đoạn 2016 – 2018 tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ biến động theo xu hướng tăng, trong khi nợ xấu của hệ thống Vietcombank giai đoạn 2016 – 2018 biến động

theo chiều hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do các DN TM gạo gặp khó khăn trong khâu đàm phán hợp đồng xuất khẩu với giá tốt, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, thuế xuất khẩu tăng, nhất là đối với mặt hàng nếp.

Bảng 2.6: Nợ xấu cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018

Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2017 so với 2016

Năm 2018 so với 2017

+/- % +/- %

Nợ xấu ngành TM

gạo 1.255 1.225 1.299 (30) -2% 74 6%

Tỷ lệ nợ xấu ngành

TM gạo 13% 15% 18% 2% 3%

Tổng nợ xấu 1.431 1.443 1.540 12 1% 97 7%

Tỷ lệ nợ xấu ngành

TM gạo/ tổng nợ xấu 88% 85% 84% -3% -1%

(Nguồn: Báo cáo của các CN Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2018) Từ số liệu trên cho thấy trong giai đoạn 2016 – 2018, tỷ lệ nợ xấu của ngành TM gạo có xu hướng tăng, cụ thể năm 2016: 13%, năm 2017: 15% và năm 2018:

18%, tỷ trọng nợ xấu ngành TM gạo/ tổng nợ xấu tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ lần lượt là 88%, 85%, 84%, điều này có nghĩa là trong tổng nợ xấu KV Tây Nam Bộ thì nợ xấu ngành hàng TM gạo là chủ yếu, mặc dù tỷ lệ này có giảm nhưng cho thấy tình hình nợ xấu của ngành TM gạo ở mức cao nên cần phải hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp TM gạo trong thời gian tới.

Qua số liệu về tình hình hoạt động cho vay tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ cho thấy dư nợ cho vay tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ cũng khá phù hợp với đặc trưng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long với dư nợ ngành thương mại gạo luôn là ngành có dư nợ lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay các ngành. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu ngành TM gạo chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nợ xấu Vietcombank - KV Tây Nam Bộ. Hiện nay ngành hàng này lại gặp nhiều khó khăn, rủi ro tiềm ẩn, khả năng nợ xấu ở các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ sẽ tăng cao, do đó việc nghiên cứu để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD

trong cho vay DN TM gạo nhằm hạn chế RRTD tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ là cần thiết.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã giới thiệu các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ, đánh giá tình hình sản xuất lúa tại KV Tây Nam Bộ và xuất khẩu gạo của Việt Nam và biểu hiện RRTD trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ. Trong xu thế ngành thương mại gạo đang gặp nhiều khó khăn cho thấy Vietcombank đã có định hướng giảm dư nợ cho vay đối với các DN kinh doanh lĩnh vực này, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu ngành thương mại gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ lại có xu hướng tăng, đi ngược so với xu hướng giảm tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống Vietcombank.

CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ​ (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)