Tổng quan các nghiên cứu trước đây về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ​ (Trang 32 - 35)

Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, vì vậy trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về rủi ro tín dụng ở các phạm vi, góc độ và khía cạnh khác nhau.

Nghiên cứu của Louis H.Amato và Christie H. Amato (2004) về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu khi kiểm định bằng mô hình linear regression và mô hình cubic đối với 1.274 doanh nghiệp ở Mỹ, gồm từ các doanh nghiệp có quy mô giá trị tài sản dưới $100,000 USD đến doanh nghiệp có quy mô tài sản trên $250,000,000 USD, cho thấy các DN có quy mô càng tăng thì khả năng sinh lời càng tăng và khả năng sinh lời cao giúp giảm rủi ro nợ xấu.

Nghiên cứu của Diana Bonfim (2009) về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD thông qua mô hình hồi quy binary logistic. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 33.084 DN ở Bồ Đào Nha có nợ xấu và không có nợ xấu. Các biến độc lập gồm: tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tăng trưởng về doanh thu, tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng tài sản, đòn bẩy tài chính, tỷ số đầu tư, tỷ số thanh khoản, tuổi doanh nghiệp và số lượng nhân viên của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa RRTD và các biến thuộc về doanh nghiệp như: tăng trưởng về doanh thu nghịch biến với RRTD nghĩa là doanh nghiệp có tăng trưởng về doanh thu thì khả năng xảy ra nợ xấu thấp; Tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản nghịch biến với rủi ro tín dụng nghĩa là doanh nghiệp có điều kiện tài chính khỏe mạnh thì ít có khả năng nợ xấu trong những khoản nợ đã cam kết; Doanh nghiệp có tỷ số đầu tư mạnh thể hiện khả năng nợ xấu thấp hơn; Tỷ lệ tổng tài sản ngắn hạn trên tổng nợ nghịch biến với nợ xấu; Doanh nghiệp có khó khăn về thanh khoản càng lớn thì đối mặt với việc trả các khoản nợ một cách khó khăn hơn.

Nghiên cứu của Alex R. Kira và Zhongzhi He (2012) đã sử dụng mô hình hồi quy logistic regression nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố vị trí địa lý của doanh nghiệp, ngành, quy mô doanh nghiệp, thông tin tài chính kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian thành lập của doanh nghiệp, loại hình kinh doanh và tài sản thế chấp đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay. Kết quả nghiên cứu từ 163 DN ở Tanzania cho

thấy: doanh nghiệp càng gần trung tâm thì khả năng tiếp cận vốn tốt hơn, doanh nghiệp lớn có khả năng tiếp cận vốn vay cho mục đích mở rộng doanh nghiệp cao hơn doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp không có tài sản thế chấp sẽ không có khả năng tiếp cận vay vốn vay và các DN có ít hơn 5 năm hoạt động thì ít có khả năng tiếp cận vốn vay hơn các DN có thâm niên trên 5 năm và thâm niên hoạt động càng cao thì có khả năng vay vốn càng cao do ít có rủi ro hơn.

Nghiên cứu của Norlida Abdul Manab và cộng sự (2015) về những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD khách hàng doanh nghiệp tại Malaysia. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 30 DN trong đó 15 DN đang gặp khó khăn về tài chính và 15 DN có tình hình tài chính khả quan. Bốn biến độc lập được chọn để phân tích bao gồm hệ số thanh khoản, tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản và đòn bẩy tài chính. Thông qua phương pháp logistic regression, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số thanh khoản và tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phá sản của một doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Trần Trọng Phong và cộng sự (2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 15 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014. Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy theo 3 cách: mô hình hồi quy gộp (pooled OLS), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình ảnh hưởng cố định (FEM). Các biến độc lập được chọn là tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ chi phí hoạt động trên quy mô hoạt động của ngân hàng, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các yếu tố vĩ mô thì tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng ngược chiều với nợ xấu, tăng trưởng tín dụng làm tăng các khoản nợ xấu, còn 2 yếu tố tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp thì không ảnh hưởng; Đối với các yếu tố nội tại của ngân hàng nợ xấu kỳ trước, kết quả kinh doanh trong quá khứ (ROE), quy mô của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tích cực đến nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động ngược chiều với nợ xấu.

Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và cộng sự (2017) về rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại các chi nhánh Vietcombank ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn

2009 – 2013. Bằng việc sử dụng mô hình binary logistic, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo tiêu chí quy mô và ngành hàng, số liệu thu thập được từ 165 mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp đang vay vốn tại 6 chi nhánh Vietcombank ở Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng dư nợ bình quân trên 70% gồm TP. Cần Thơ, Tây Đô, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Cà Mau, tác giả đã tìm ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến RRTD như ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), đòn bẩy tài chính và vòng quay tài sản. Có 03 yếu tố tương quan nghịch với RRTD là kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp, ROE và vòng quay tài sản; 02 yếu tố tỷ lệ thuận với RRTD là đòn bẩy tài chính và ngành nghề kinh doanh, trong đó ngành lương thực và thuỷ sản có tác động đến RRTD cao hơn các ngành khác.

Bảng 3.1 Tổng kết các nghiên cứu trước Số

thứ tự

Tác giả và nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng

đến RRTD Phương pháp

nghiên cứu 1 Louis H.Amato và

Christie H. Amato (2004):

Firm size, strategic advantage, and profit rates in US retailing

Quy mô doanh nghiệp Mô hình linear regression và mô hình cubic

2 Diana Bonfim (2009):

Credit risk drivers:

Evaluating the

contribution of firm level information and of macroeconomic dynamics

Tăng trưởng về doanh thu, tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ số đầu tư, tỷ lệ tổng tài sản ngắn hạn trên tổng nợ, tỷ số thanh khoản

Mô hình binary logistic

3 Alex R. Kira và Zhongzhi He (2012): The impact of firm characteristics in access of financing by small and medium-sized enterprises in Tanzania

Vị trí địa lý của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tài sản thế chấp, thời gian thành lập của doanh nghiệp

Mô hình logistic regression

4 Norlida Abdul Manab và cộng sự (2015): The determinants of credit risk in Malaysia

Hệ số thanh khoản, tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản và đòn bẩy tài chính

Mô hình logistic regression

Số thứ

tự

Tác giả và nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD

Phương pháp nghiên cứu 5 Trần Trọng Phong và cộng

sự (2015): Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng tín dụng, nợ xấu kỳ trước, kết quả kinh doanh trong quá khứ (ROE), quy mô của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Mô hình hồi quy gộp (pooled OLS), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình ảnh hưởng cố định (FEM)

6 Lê Khương Ninh và cộng sự (2017): Rủi ro trong cho vay doanh nghiệp:

nghiên cứu tại các chi nhánh Vietcombank ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ khủng hoảng

Ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), đòn bẩy tài chính và vòng quay tài sản

Mô hình binary logistic

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2019

Tóm lại, qua lược khảo tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy đa số các nhà nghiên cứu đều sử dụng mô hình hồi quy binary logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD. Vì vậy, đây là mô hình phù hợp cho việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD và mức độ ảnh hưởng đến RRTD tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ. Các nghiên cứu khoa học trên còn là cơ sở để tác giả phát triển các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu cũng như đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, do giới hạn về khả năng và thời gian, tác giả chỉ nghiên cứu RRTD của các doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ đứng trên giác độ từ phía ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ​ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)