Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ​ (Trang 47 - 53)

4.3 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu vực Tây Nam Bộ

4.3.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Các biến trong mô

hình Đvt Số

quan sát

Giá trị thấp nhất

Giá trị cao nhất

Giá trị trung

bình

Độ lệch chuẩn Quy mô hoạt động của

doanh nghiệp 117 - - - -

Thời gian gia nhập

ngành Năm 117 1,00 40,00 12,91 7,96

Lợi nhuận sau thuế trên

vốn chủ sở hữu % 117 -21,74 12,99 -0,02 2,40

Đòn bẩy tài chính Lần 117 -76,03 358,41 5,42 34,50 Vòng quay tổng tài sản Vòng 117 0,02 9,84 2,84 2,00 Nợ phải trả trên tổng tài

sản % 117 0,01 1,42 0,64 0,26

(Nguồn: Phụ lục 2)

 Quy mô hoạt động của 117 DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ đều có cả ở 4 loại hình quy mô: lớn, trung bình, nhỏ và siêu nhỏ.

 Thời gian gia nhập ngành là số năm hoạt động của 117 DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ tính từ thời điểm có sản phẩm ra thị trường đến năm 2018: số năm hoạt động bình quân là 13 năm, có những doanh nghiệp mới thành lập nên có thời gian thấp nhất là 1 năm và có những doanh nghiệp đã gia nhập ngành lâu năm đến 40 năm.

 Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Kết quả phân tích về tỷ số ROE của mẫu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu trung bình là âm 2%, tỷ lệ cao nhất 1.299%, tỷ lệ thấp nhất là âm 2.174%. Doanh nghiệp có ROE âm là do doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lỗ nên lợi nhuận sau thuế âm hoặc nguồn vốn chủ sở hữu bị âm.

 Đòn bẩy tài chính: Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính càng cao thì RRTD càng cao. Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trung bình 5,4 lần, tỷ lệ cao nhất 358,4 lần, tỷ lệ thấp nhất là âm 76 lần. Tỷ số này có giá trị độ lệch chuẩn khá lớn 34,5%

cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của các DN là khác nhau. Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính âm là do nguồn vốn chủ sở hữu bị âm, nguyên doanh nghiệp hoạt động lỗ nên lợi nhuận giữ lại âm.

 Vòng quay tổng tài sản: Vòng quay tổng tài sản càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và khả năng xảy ra RRTD càng thấp. Số vòng quay tổng tài sản trung bình 2,8 vòng và dao động trong khoảng từ 0,02 vòng đến 9,8 vòng.

 Nợ phải trả trên tổng tài sản: Tỷ số này càng cao cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng thấp nên khả năng xảy ra RRTD càng cao. Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản dao động từ 1% đến 142%, tỷ lệ trung bình là 64%.

- Cơ cấu mẫu theo các biến

 Cơ cấu mẫu theo loại rủi ro

Nhóm rủi ro tín dụng trong mẫu nghiên cứu được phân thành hai nhóm: nhóm không có RRTD là nhóm khách hàng nó nợ nằm trong nhóm 1 và nhóm 2 và nhóm có RRTD là những khách hàng có nợ nằm trong nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.

Bảng 4.9: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo loại rủi ro tín dụng

Đvt: DN Loại rủi ro

Số mẫu nghiên

cứu Tỷ lệ

Không có rủi ro tín dụng 92 79%

Có rủi ro tín dụng 25 21%

Tổng 117 100%

(Nguồn: Phụ lục 1) Từ kết quả trên cho thấy, trong mẫu 117 mẫu nghiên cứu có 79% quan sát không có RRTD và còn lại 21% doanh nghiệp có RRTD. Nhìn chung, tỷ lệ doanh nghiệp không có RRTD vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn sơ với tỷ lệ doanh nghiệp có RRTD nhưng với 21% doanh nghiệp có RRTD là một tỷ lệ khá cao.

 Cơ cấu mẫu theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Quy mô hoạt động của 117 DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ chia thành 2 nhóm gồm nhóm doanh nghiệp quy mô lớn, trung bình và nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ.

Bảng 4.10: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo quy mô DN TM gạo

Đvt: DN Quy mô lớn và

trung bình

Quy mô nhỏ và

siêu nhỏ Tổng

Không có RRTD Tần số 53 39 92

% 57,61 42,39 100,00

Có RRTD Tần số 5 20 25

% 20,00 80,00 100,00

Tổng Tần số 58 59 117

% 49,57 50,43 100,00

(Nguồn: Phụ lục 1) Số liệu trên cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp thương mại gạo có quy mô trung bình và lớn chiếm 49,57% và nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm 50,43%. Đối với nhóm DN không có RRTD, tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm trên 42,39%, nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn và trung bình chiếm trên 57,60%. Riêng đối với nhóm có RRTD thì tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 80% và còn lại là doanh nghiệp lớn và trung bình.

Kết quả trên cho thấy rằng, những doanh nghiệp có quy mô lớn thì tỷ lệ DN có RRTD thấp hơn so với những doanh nghiệp thương mại gạo có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

 Cơ cấu mẫu theo thời gian gia nhập ngành của doanh nghiệp:

Bảng 4.11: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo thời gian gia nhập ngành của các DN TM gạo

Đvt: DN

Dưới 5 năm Trên 5 năm Tổng

Không có RRTD Tần số 12 80 92

% 13,04 86,96 100

Có RRTD Tần số 10 15 25

% 40 60 100

Tổng Tần số 22 95 117

% 18,80 81,19 100

(Nguồn: Phụ lục 1) Kết quả phân tích về thời gian gia nhập ngành của các DN TM gạo cho thấy, đối với nhóm DN không có RRTD thì tỷ lệ DN có thời gian gia nhập ngành trên 5

năm chiếm gần 87%, còn lại là các DN có thời gian gia nhập ngành chiếm từ 1- 5 năm chiếm khoảng 13%. Đối với nhóm có RRTD, tỷ lệ doanh nghiệp có thời gian nhập ngành dưới 5 năm chiếm 40% và 60% doanh nghiệp có thời gian gia nhập ngành trên 5 năm.

Nhìn chung, những doanh nghiệp có thời gian gia nhập ngành càng lâu thì có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận và xử lý các khoản vay. Do đó, doanh nghiệp có thời gian gia nhập ngành càng lâu thì có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thấp hơn so với những doanh nghiệp mới gia nhập ngành.

 Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Bảng 4.12: ROE của DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018

Đvt: % Trung bình Cao nhất Thấp nhất

Không có RRTD 0,27 12,99 -0,49

Có RRTD -1,10 0,11 -21,74

Trung bình mẫu -0,02 12,99 -21,74

(Nguồn: Phụ lục 1) Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt về ROE giữa hai nhóm DN có RRTD và không có RRTD. Đối với nhóm không có RRTD, ROE trung bình là 27%, DN có ROE cao nhất là 1.299% và thấp nhất là âm 49%. Đối với nhóm có RRTD thì ROE trung bình là âm 110% thấp hơn so với nhóm không có RRTD. Doanh nghiệp có ROE cao nhất là 11% và thấp nhất là âm 2.174%.

Kết quả trên cho thấy những doanh nghiệp có ROE càng thấp thì khả năng xảy ra RRTD càng cao và ROE là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các doanh nghiệp thương mại gạo trong mẫu nghiên cứu.

 Đòn bẩy tài chính

Bảng 4.13: Đòn bẩy tài chính của DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018

Đvt: lần Trung bình Cao nhất Thấp nhất

Không có RRTD 1,71 14,65 -16,02

Có RRTD 19,08 358,41 -76,03

Trung bình mẫu 5,42 358,41 -76,03

(Nguồn: Phụ lục 1) Kết quả phân tích cho thấy có sự khác nhau về đòn bẩy tài chính giữa hai nhóm DN có RRTD và không có RRTD trong mẫu nghiên cứu. Nhóm doanh nghiệp có RRTD thì có đòn bẩy tài chính cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp ở nhóm không có RRTD. Cụ thể, đòn bẩy tài chính trung bình của nhóm DN có RRTD trung bình là 19,08 lần và đòn bẩy tài chính của DN không có RRTD trung bình là 1,71 lần.

Điều này cho thấy rằng đòn bẩy tài chính là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản vay của DN đối với ngân hàng.

 Vòng quay tổng tài sản

Bảng 4.14: Vòng quay tổng tài sản của DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018

Đvt: vòng Trung bình Cao nhất Thấp nhất

Không có RRTD 3,22 9,84 0,22

Có RRTD 1,47 4,86 0,02

Trung bình mẫu 2,84 9,84 0,02

(Nguồn: Phụ lục 1) Vòng quay tổng tài sản trung bình của nhóm DN không có RRTD là 3,22 vòng (dao động trong khoảng từ 0,22 vòng đến 9,84 vòng) cao hơn so với những DN có RRTD là 1,47 vòng. Điều này cũng cho thấy rằng, các doanh nghiệp có vòng quay tổng tài sản càng cao thì khả năng xảy ra RRTD càng thấp.

 Nợ phải trả trên tổng tài sản

Bảng 4.15: Nợ phải trả trên tổng tài sản của DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018

Đvt: % Trung bình Cao nhất Thấp nhất

Không có RRTD 0,60 1,19 0,01

Có RRTD 0,80 1,42 0,42

Trung bình mẫu 0,64 1,42 0,01

(Nguồn: Phụ lục 1) Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ nợ phải trả trung bình của nhóm DN có RRTD là 80% cao hơn so với nhóm DN không có RRTD là 60%. Từ đó cho thấy, nhóm DN có tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản càng lớn thì khả năng xảy ra RRTD càng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ​ (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)