3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Mô hình nghiên cứu binary logistic
Mô hình hồi quy binary logistic còn được gọi là mô hình hồi quy nhị phân là mô hình phổ biến thường được dùng nhiều trong nghiên cứu để xem xét mối liên hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Đặc trưng của mô hình là biến phụ thuộc được mã hóa thành hai giá trị 1 và 0.
Dựa vào các nghiên cứu trước đây về rủi ro tín dụng (xem mục 3.2) và có những điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp thương mại gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình nghiên cứu có dạng tổng quát như sau:
𝑌 = 𝛽0+ 𝛽1𝑋1+ 𝛽2𝑋2+ 𝛽3𝑋3+ 𝛽4𝑋4+ 𝛽5𝑋5+ 𝛽6𝑋6 Trong đó:
Y là mức độ rủi ro tín dụng, Y =1 nếu có nợ xấu (nợ nhóm 3 – nhóm 5) và Y = 0 nếu không có nợ xấu.
Biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5, X6, là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, trong đó:
X1: Quy mô hoạt động của doanh nghiệp
X2: Số năm hoạt động của DN trong ngành TM gạo
X3:Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) X4: Đòn bẩy tài chính
X5: Vòng quay tài sản
X6: Nợ phải trả trên tổng tài sản
3.3.1.1 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
- Biến phụ thuộc: nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) - Biến độc lập:
Quy mô hoạt động của doanh nghiệp (QMDN): cho biết quy mô hoạt động của doanh nghiệp, tùy theo khả năng quản lý, tiềm lực tài chính của chủ sở hữu và đặc thù ngành hàng kinh doanh mà quy mô hoạt động có thể từ nhỏ đến lớn, nhu cầu vốn vay cũng khác nhau. Theo Lê Khương Ninh và cs (2017) biến này sẽ được quy đổi với giá trị là 1 đối với DN lớn và trung bình, còn DN nhỏ và siêu nhỏ được quy đổi với giá trị là 0. Theo Louis H.Amoto và Christie H.Amoto (2004) thì quy mô hoạt động của doanh nghiệp có quan hệ đồng biến với khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nghĩa là quy mô càng nhỏ thì khả năng trả nợ càng kém và rủi ro nợ xấu sẽ càng tăng.
Luận văn kỳ vọng quy mô hoạt động của doanh nghiệp và RRTD có mối tương quan ngược chiều.
Thời gian gia nhập ngành thương mại gạo của doanh nghiệp (TGGIANHAP):
được xác định bằng số năm nhập ngành thương mại gạo của doanh nghiệp. Theo Alex
R. Kira và Zhongzhi He (2012) các DN hoạt động ít hơn 5 năm thì ít có khả năng tiếp cận vốn vay. Vì vậy luận văn kỳ vọng doanh nghiệp được thành lập càng lâu năm thì càng tương quan ngược chiều với RRTD.
Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE): tỷ số này dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của DN, tỷ số càng cao, nghĩa là vốn chủ sở hữu của DN được quản lý, sử dụng có hiệu quả sẽ tạo ra lợi nhuận. Theo Lê Khương Ninh và cs (2017) thì các DN có ROE cao càng dễ tiếp cận với tín dụng ngân hàng hơn, điều này đồng nghĩa RRTD cho các DN này sẽ ít hơn. Luận văn kỳ vọng ROE và RRTD có mối tương quan ngược chiều.
Đòn bẩy tài chính (ĐBTC): được đo lường bằng tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, tỷ số này đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Theo Norlida Abdul Manab và cs (2015), Lê Khương Ninh và cs (2017), Trần Trọng Phong và cs (2015) DN sử dụng đòn bẩy tài chính càng cao tức là vay nợ càng nhiều thì RRTD cũng càng nhiều. Vì vậy luận văn kỳ vọng đòn bẩy tài chính và RRTD có mối tương quan cùng chiều.
Vòng quay tài sản (VONGQUAYTS): được đo lường bằng tỷ lệ giữa doanh thu thuần trên tổng tài sản bình quân. Tỷ lệ này đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Theo Lê Khương Ninh và cs (2017) thì DN kinh doanh càng hiệu quả thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng sẽ càng giảm. Vì vậy luận văn kỳ vọng vòng quay tài sản RRTD có mối tương quan cùng chiều.
Tỷ số nợ trên tài sản (NPT/TTS): được đo lường bằng tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả trên tổng tài sản. Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Theo Diana Bonfim (2009) thì doanh nghiệp có điều kiện tài chính kém thì khả năng xảy ra nợ xấu tăng. Vì vậy luận văn kỳ vọng tỷ số nợ trên tài sản tác động cùng chiều với RRTD.
Bảng 3.2: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến Ý nghĩa Diễn giải Dấu kỳ
vọng Y Rủi ro tín dụng Có giá trị là 1 nếu có nợ xấu (nợ
nhóm 3 – nhóm 5) và giá trị là 0 nếu không có nợ xấu
X1 QMDN
Quy mô hoạt động của DN, nhận giá trị 1 nếu là DN lớn và trung bình, nhận giá trị 0 nếu là nhóm DN nhỏ và siêu nhỏ
-
X2 TGGIANHAP
Số năm hoạt động của DN trong ngành (tính từ thời điểm có sản phẩm ra thị trường)
- X3 ROE Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ
sở hữu bình quân -
X4 DBTC Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu +
X5 VONGQUAYTS Doanh thu thuần trên tổng tài sản
bình quân -
X6 NPT/TTS Nợ phải trả trên tổng tài sản +
3.3.1.2 Dữ liệu nghiên cứu
Số lượng mẫu nghiên cứu: Để đảm bảo mẫu nghiên cứu mang tính đại diện, tác giả chọn 100% các DN TM gạo đang có quan hệ tín dụng với các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ với tổng số lượng là 117 DN.
Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 117 hồ sơ tín dụng của DN TM gạo thuộc các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ. Các mẫu được thu thập còn dư nợ đến ngày 31/12/2018.