Đặc điểm cơ bản của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh hòa bình (Trang 32 - 38)

2.1.3.1.Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

a) Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình Cục thuế tỉnh Hòa Bình bao gồm các phòng:

- Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;

- Phòng Kê khai và Kế toán thuế;

- Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;

- Phòng Kiểm tra thuế;

- Phòng Thanh tra thuế;

- Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân;

- Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;

- Phòng Kiểm tra nội bộ;

- Phòng Tổ chức cán bộ;

- Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ;

- Phòng Tin học.

b) Chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Hòa Bình - Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

Tổ chức thực hiện tuyền truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ NNT, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền - hỗ trợ, phổ biến chính sách pháp luật về thuế cho NNT, người dân và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Phòng Kê khai và Kế toán thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý. Xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế thu nợ thuế trên địa bàn. Trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách đối tượng nợ thuế và thực hiện phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng NNT trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

- Phòng Kiểm tra thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.

Kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu hồi đối với NNT thuộc phạm vi quản lý. Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý.

- Phòng Thanh tra thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

- Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán:

Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế quản lý.

- Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế.

- Phòng Kiểm tra nội bộ:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công

chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

- Phòng Tin học:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.

- Phòng Tổ chức cán bộ:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.

- Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.

2.1.2.2. Kết quả thu ngân sách của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

Bảng 2. 1. Kết quả thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình (năm 2017 so với năm 2019)

(ĐVT: Tỷ đồng)

STT Loại hình thu

Năm 2017 Năm 2019 So sánh (%)

2019/2017 Dự toán Thực hiện Tỉ lệ (%) Dự toán Thực hiện Tỉ lệ (%)

1 Thu DNNN trung ương 1400 1461,48 104,392 1850 1965,36 106,236 134,478

2 Thu DNNN địa phương 18 18,007 100,039 25 20,54 82,16 114,067

3 Thu DN có vốn ĐTNN 55 55,933 101,696 60 37,728 62,88 67,4521

4 Thuế thu nhập cá nhân 65 69,567 107,026 83 111,22 134 159,875

5 Thu tiền sử dụng đất 110 253,698 230,635 262 364,35 139,065 143,616

6 Thuế sử dụng đất phi NN 7 5,664 80,9143 11 11,803 107,3 208,386

7 Thu cho thuê mặt đất mặt nước 30 68,515 228,383 39 40,248 103,2 58,7433

8 Thuế bảo vệ môi trường 230 235,357 102,329 410 684,54 166,961 290,852

9 Lệ phí trước bạ 70 102,07 145,814 88 126,016 143,2 123,46

10 Phí, lệ phí tính cân đối NS 46 44,734 97,2478 60 73,32 122,2 163,902

11 Thu cố định tại xã 1,93 2,578 133,575 2 2,638 131,9 102,327

12 Thu khác tính cân đối NS 42,07 70,942 168,628 65 80 123,077 112,768

Tổng 2510 2831,54 112,81 3635 4249,11 116,894 150,064

(Nguồn Cục Thuế tỉnh Hòa Bình)

Qua biểu 2.1 cho thấy, thu ngân sách giai đoạn 2017 - 2019 trong điều kiện chính sách thu ngày càng hoàn thiện, các khoản thu lớn như giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, chính sách thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. Cùng với công tác hoàn thiện bộ máy của ngành theo hướng hiện đại hóa đã phát huy hiệu quả tạo thuận lợi cho công tác thu thuế trên địa bàn thành phố.Tổng thu ngân sách được giữ mức ổn định và có xu hướng tăng. Trong năm 2019 tổng thu ngân sách thực hiện 4249,1 tỷ đồng đạt 116,894% so với dự toán và đạt 150,064% so với năm 2017.

Trong đó có một số nguồn thu chính chiếm tổng số thu ngân sách lớn như sau: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước trung ương năm 2017 đạt 1461,48 tỷ đồng đạt 104,392% dự toán, năm 2019 số thu đạt 1965,36 tỷ đồng đạt 106,236% dự toán. Từ đó ta thấy số thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước trung ương luôn đạt tỉ lệ cao so với doanh thu pháp lệnh và giữ ở mức ổn định. Mặc dù trong giai đoạn từ năm 2017-2019 số doanh nghiệp khu vực nhà nước cổ phần hóa cao cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ lớn nhưng vẫn đảm bảo số thu cho Ngân sách nhà nước.

Thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn 2017 đến 2019 lần lượt thu được 69,567 tỷ đồng với tỉ lệ đạt được 107,026% dự toán, năm 2019 thu được 111,22 tỷ đồng với tỉ lệ đạt được 134% dự toán. Cho thấy mức thu nhập cá nhân của tỉnh Hòa Bình là tương đối cao và ổn định tương ứng với sự phát triển của kinh tế, đảm bảo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Thuế sử dụng đất trong giai đoạn 2017 đến 2019 lần lượt thu được 253,698 tỷ đồng đạt được tỉ lệ 230,635% dự toán, năm 2019 thu được 364,35 tỷ đồng đạt được 139,065% dự toán. Qua đó số thu hàng năm từ thuế sử dụng đất tăng đều cho thấy sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp được thành lập mới trên địa bàn tỉnh, số thu lớn luôn giữ được mức ổn định và tỉ lệ tăng cao góp phần đảm bảo tổng thu ngân sách của tỉnh.

Điều này cho thấy ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế là tương đối cao, và số lượng lớn các doanh nghiệp được thành lập mới trong năm 2019. Và cũng là sự nỗ lực rất lớn của Cục thuế tỉnh Hòa Bình trong việc chỉ đạo thực hiện thu ngân sách năm 2019. Số thu trong các năm từ 2017 đến 2019 đều tăng, nguyên nhân do tình hình kinh tế tăng trưởng ổn định, số doanh nghiệp mới được thành lập cũng gia tăng theo từng năm. Nhìn chung các doanh nghiệp đều chấp hành tốt các Luật thuế, kê khai nộp thuế kịp thời vào Ngân sách Nhà nước. Mặc dù các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn khi áp dụng Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp số 14/2008/QH 12 và Thông tư sửa đổi số 96/2015/TT-BTC trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh hòa bình (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)