Quản lý kiểm tra thuế GTGT

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh hòa bình (Trang 51 - 54)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

3.1.5. Quản lý kiểm tra thuế GTGT

Việc DN tự tính, tự khai thuế của mình đã tạo điều kiện cho CQT tập trung nguồn lực để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nâng cao công tác quản lý và tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chông thất thu ngân sách, nhằm đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh.

Hoạt động kiểm tra thuế nhằm giúp cho NNT và CQT thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý ngân sách nhằm thu

đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu NNSN. Thông qua công tác kiểm tra đã phát huy nhân tố tích cực và phòng ngừa những mặt tiêu cực.

Căn cứ vào kiến nghị của kết quả kiểm tra CQT có thể kiến nghị các giải pháp cụ thể để đưa Luật thuế và cuộc sống đồng thời cải cách các quy trình quản lý thuế của ngành ngày càng hợp lý hơn.

Trong quản lý thuế, Cục thuế tỉnh Hòa Bình luôn coi trọng công tác kiểm tra, công tác kiểm tra từ năm 2017 - 2019 được xây dựng kế hoạch cụ thể dựa trên cơ sở đánh giá các tiêu chí rủi ro về thuế, bao gồm kiểm tra tại trụ sở CQT và kiểm tra tại DN.

Bảng 3. 4. Số liệu kiểm tra, thanh tra thuế giai đoạn 2017 - 2019 (ĐVT: tỷ đồng)

Năm

Số lượt kiểm tra tại CQT

Số cuộc kiểm tra tại trụ sở

NNT

Số tiền thuế truy thu và xử

phạt

Số tiền đã nộp vào

NSNN

Tỷ lệ % đã nộp so

với số truy thu

2017 1.736 244 7.416 5.727 77

2018 1.997 270 11.288 7.334 65

2019 2.362 286 14.320 6.548 62

Tổng 6.095 800 33.024 21.995 67

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hòa Bình) Số liệu bảng 3.4 cho thấy công tác kiểm tra luôn được coi trọng, số cuộc kiểm tra tăng ở các năm sau, cả về kiểm tra tại CQT cũng như tại trụ sở NNT, xu hướng truy thu cũng tăng lên tương ứng cho thấy sự chấp hành chính sách thuế của NNT có chiều hướng giảm.

Công tác kiểm tra hồ sơ tại CQT cũng như tại trụ sở NNT càng ngày được quan tâm, tuy nhiên chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa thực hiện được việc ấn định thuế đối với các doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ khai thuế.

Cán bộ kiểm tra chủ yếu mới kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế về các chỉ tiêu chính trên hồ sơ khai thuế, chưa phân tích tính hợp lý, tính logic của số liệu trên hồ sơ khai thuế; đối với các đơn vị mới thành lập phát sinh doanh số lớn, cán bộ đã thực hiện đọc kỹ bảng kê hóa đơn đầu vào đầu ra, tiến hành xác minh hóa đơn, ra thông báo yêu cầu đơn vị giải trình để phát hiện ngăn chặn ngay việc các đơn vị thành lập để mua bán hóa đơn.

Số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng, số cán bộ làm công tác kiểm tra không đảm bảo kiểm tra 100% các hồ sơ khai thuế cũng như sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn đầu ra, đầu vào… Do đó, vẫn còn tình trạng DN trốn thuế, lách luật mà chưa bị phát hiện xử lý. Có thể thấy, số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra DN chưa nhiều, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật kiểm tra còn hạn chế.

Chức năng nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra quá nặng nề, kiểm tra giám sát kê khai, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế, kiểm tra quản lý sử dụng hóa đơn, xác minh hóa đơn, nhận dự toán thu, đôn đốc các khoản nợ dưới 90 ngày. Bởi vậy, dẫn tới tình trạng không làm hết quy trình, không hết chức trách nhiệm vụ được giao.

Chưa thực hiện đánh giá, phân loại rủi ro trong công tác lập kế hoạch kiểm tra nhằm phát hiện đối tượng có nhiều khả năng trốn thuế, lậu thuế để tiến hành kiểm tra. Do đó, có tình trạng kiểm tra không đúng đối tượng đồng thời gây lãng phí nguồn nhân lực của CQT và phiền hà cho những DN tuân thủ luật thuế.

Ngoài ra, công tác kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của CQT chưa được đặt đúng tầm. Chức năng và quyền hạn kiểm tra thuế còn hạn chế, chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Mọi vi phạm hình sự về thuế đều phải chuyển qua cơ quan pháp luật để điều tra khởi tố vụ án. CQT thiếu chức năng điều tra cưỡng chế nợ thuế. Chế tài xử lý phi phạm về thuế chưa được quy

định rõ ràng, các hình thức xử phạt về thuế còn nhẹ chưa đủ mức răn đe, ngăn chặn các hành vi gian lận thuế.

Qua phân tích ở phần khảo sát đánh giá của DN về công tác kiểm tra thuế còn có nhiều hạn chế. Vì vậy, Cục thuế cần phải có cải tiến đánh giá điều chỉnh để sự phối hợp đồng thuận của DN ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh hòa bình (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)