Quản lý đăng ký, kê khai thuế GTGT

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh hòa bình (Trang 41 - 46)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

3.1.2. Quản lý đăng ký, kê khai thuế GTGT

Công tác cấp MST cho hộ, cá nhân kinh doanh và MST thu nhập cá nhân được Chi cục triển khai đúng quy định: thường xuyên đối chiếu, rà soát MST, bổ sung thông tin đăng ký thuế với NNT có thông tin thay đổi đảm bảo 100% NNT được cấp MST.

Thời điểm từ tháng 7/2007 cấp MST thực hiện theo Thông tư số 85/2007/TT - BTC 18/07/2007 của Bộ Tài chính. Từ 01/07/2012 thực hiện Thông tư số 80/2012/TT - BTC, ngày 22/05/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật quản lý thuế về đăng ký thuế. Thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 29/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công an và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ nên đã có sự kết nối giữa các cơ quan thông qua hệ thống điện tử đã đảm bảo theo dõi chính xác những biến động về MST.

Cục thuế tỉnh Hòa Bình đã thực hiện việc đăng ký MST đối với NNT theo quy trình đăng ký thuế. NNT lập hồ sơ theo quy định gửi Bộ phận một cửa của Cục thuế. Toàn bộ thông tin được truyền tải lên Tổng cục thuế. Khi Tổng cục thuế trả về, Cục thuế in và cấp chứng nhận đăng ký MST cho NNT.

Sau khi cấp MST, thông tin hồ sơ NNT được chuyển vào danh bạ của chương trình ứng dụng quản lý thuế để theo dõi tình hình thực hiện kê khai nộp thuế của từng NNT. Tại Tổng cục thuế, thông tin đăng ký thuế của tất cả NNT toàn quốc được lưu trữ và được truyền trực tiếp cho Tổng cục Hải quan để sử dụng MST chung.

Tất cả các NNT ngừng hoạt động đều được chuyển thủ tục hồ sơ về cấp Cục thuế để xử lý việc ngừng và đóng MST.

Trong quá trình thực hiện, cán bộ xử lý đã có nhiều biện pháp xử lý nhanh, chính xác, lập phiếu xử lý hồ sơ để giám sát. Vì vậy, thời gian cấp MST, trả cho NNT luôn sớm hơn so với quy định. Một số kết quả đăng ký cấp MST tại Cục thuế tỉnh Hòa Bình đến nay được thể hiện như sau.

Kết quả đăng ký, cấp MST tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đến ngày 31/12/2019.

Bảng 3. 1. Tình hình đăng ký, cấp MST đến 31/12/2019

(ĐVT: MST)

Loại hình NNT MST đã cấp

MST ngừng hoạt động

MST đang hoạt động

1. Doanh nghiệp 2.558 563 1.995

- Công ty TNHH 1241 142 1099

- Công ty cổ phần 893 297 596

- DNTN 354 109 245

- HTX 55 10 45

- Cơ sở KD khác 15 5 10

2. Tổ chức kinh tế của đoàn thể 22 3 19

3. Đơn vị sự nghiệp 116 9 107

4. Loại hình tổ chức khác 5 0 5

5. Hộ kinh doanh cá thể 15.779 6.793 8.986

6. Cá nhân có thu nhập cao 1.026 24 1.022

Tổng 19.506 24 12.114

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hòa Bình)

Qua bảng 3.1 cho thấy, công tác cấp MST cho hộ, cá nhân kinh doanh và MST thu nhập cá nhận được Cục thuế triển khai đúng quy định, thường xuyên đối chiếu, rà soát MST, được cấp MST, thay đổi thông tin đăng ký cấp kịp thời. Kết quả là tính đến ngày 31/12/2019, Cục thuế đã cấp tổng cộng 19.506 MST trong đó có 1.995 MST cho DN, cấp 19 MST cho tổ chức kinh tế đoàn thể, cấp 107 MST cho các đơn vị sự nghiệp vũ trang, cấp 9.986 MST hộ kinh doanh cá thể và 1.022 MST cho cá nhân có thu nhập cao, 5 MST cho các tổ chức khác, thực hiện thủ tục đóng cửa tổng số 7.392 MST trong đó đóng cửa 306 DN giải thể, bỏ trốn, mất tích. Những con số này cho thấy còn một lượng lớn DN được cấp giấy chứng nhận kinh doanh nhưng không đăng ký, kê khai nộp thuế. Theo số liệu thống kê thì có trên 10% số doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không thực hiện đăng ký kê khai với CQT.

Theo quy định hiện nay việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp, cho nên gây khó khăn trong công tác quản lý của DN mới thành lập. Bên cạnh đó, công tác phối kết hợp giữa CQT và cơ quan cấp đăng ký kinh doanh chưa chặt chẽ cho nên dẫn đến việc chưa nắm bắt kịp thời số DN thành lập để đôn đốc đăng ký kê khai thuế. Bên cạnh đó, quy định hiện nay về thành lập đã quá thời hạn nhưng vẫn không hoạt động, hoặc hoạt động nhưng không đăng ký thuế. Trong khi đó, chế tài xử lý về vấn đề này chưa được quy định rõ ràng do đó tạo nên kẽ hở cho các DN vi phạm.

3.1.2.2. Quản lý kê khai thuế GTGT

Theo Luật quản lý số 78 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2007 được Quốc Hội khóa XI, kì họp thứ 10 thông qua ngày 22/11/2006, NNT thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, căn cứ vào chính sách thuế, các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD để xác định số thuế phải nộp, các ưu đãi miễn, giảm thuế, để kê khai vào hồ sơ khai thuế gửi về CQT quản lý trực tiếp. Cơ quan quản lý thuế chuyển sang thực hiện các chức năng chủ yếu là: tuyên truyền hỗ trợ NNT, giúp NNT thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Để giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc nộp hồ sơ khai thuế, từ năm 2017 Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã thực hiện cơ chế “một cửa” để tiếp nhận hồ sơ khai thuế, niêm yết công khai các thủ tục hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ, tạo điều kiện cho các DN thực hiện đúng quy định. Bên cạnh đó Cục Thuế đã cung cấp phần mềm ứng dụng công nghệ kê khai thuế bằng mã vạch 2 chiều để hỗ trợ miễn phí cho các DN kê khai thuế đảm bảo nhanh chóng, chính xác, tránh được nhiều sai sót nhầm lẫn.

Nhờ sự trợ giúp của máy tính mà các quy định trong chính sách thuế được thực hiện một cách có hiệu quả, tăng cường tính khả thi của từng sắc thuế như: kiểm tra tính toán lại tất cả thuế đầu ra theo từng thuế suất thuế GTGT, phân biệt được sai số nhỏ do làm tròn số với sai số cố ý, phát hiện các trường hợp thuế phát sinh bất thường, có dấu hiệu sai lệch, xác định lại thuế phải nộp, theo dõi nợ chuyển sang hệ thống quản lý thu nợ, kết xuất ra các số liệu báo cáo, thống kê phục vụ phân tích và kiểm tra thuế. Các trường hợp không nộp hồ sơ khai thuế thì Đội kê khai kết xuất từ hệ thống và ra thông báo yêu cầu NNT nộp hồ sơ khai thuế.

Trong quá trình triển khai ứng dụng, Cục Thuế đã tích cực khai thác các chức năng của chương trình. Cán bộ tin học đã chủ động sáng tạo xây dựng nhiều công cụ bổ trợ nhằm tăng mức độ tin học hóa quản lý thuế như: in danh bạ NNT kèm cấp chương, loại, khoản; in thông tin cho một DN; rà soát

MST hộ không quản lý; in thông báo đôn đốc nộp tờ khai, nộp quyết toán thuế; in quyết định phạt vi phạm hành chính về kê khai thuế; lập chứng từ hoàn thuế. Bằng sự trợ giúp của máy tính, tất cả các đối tượng nộp tờ khai chậm đều được thông báo đôn đốc. Do vậy, số lượng tờ khai bị lỗi và số NNT nộp chậm tờ khai thuế giảm dần. Việc áp dụng công nghệ mã vạch hai chiều trong kê khai nộp thuế, nhập tờ khai thuế đạt kết quả tốt. Đến năm 2014 Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã triển khai 100% tới các DN toàn tỉnh về việc sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (cung cấp phần mềm và hỗ trợ cài đặt miễn phí). Đối với DN khi sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai có nhiều tiện ích:

phần mềm được tích hợp với các phần mềm kế toán nên số liệu trên các hồ sơ khai thuế khi gửi đến CQT là hoàn toàn chính xác và DN tự chịu trách nhiệm đối với số liệu đã kê khai. Với CQT đã giảm được khối lượng công việc nhập dữ liệu rất lớn bằng việc sử dụng mã vạch để nhận dữ liệu kê khai của DN, tránh được việc sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu trước đây.

Cục Thuế tỉnh Hòa Bình luôn chấp hành chế độ kế toán, thống kê theo quy định của Bộ Tài Chính, ngành thuế. Việc nhận chứng từ của Kho bạc và chuyển vào ứng dụng quản lý thuế đã được kết nối qua hệ thống mạng máy tính giữa CQT và Kho bạc. Vì vậy, số liệu thu ngân sách được phản ánh kịp thời, chính xác góp phần tham mưu cho lãnh đạo trong công tác chỉ đạo thu của cục.

Công tác thực hiện quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế thông qua tờ khai thuế tại Cục thuế tỉnh Hòa Bình được thực hiện khá tốt, cụ thể qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 3. 2. Tổng hợp nộp tờ khai thuế giai đoạn 2017 - 2019

(ĐVT: tờ khai)

Năm

Tờ khai phải

nộp

Tờ khai đã nộp Tờ khai nộp đúng hạn

Tờ khai lỗi, sai sót

Số lượng

Tỷ lệ TK đã nộp/phải

nộp (%)

Số lượng

Tỷ lệ TK nộp đúng/

TK phải nộp

Số lượng

Tỷ lệ lỗi, sai sót/TK đã nộp

(%) 2017 37.886 37.864 99,47 31.293 83,64 0 0 2018 28.054 28.023 99,89 26.164 93,37 0 0 2019 42.684 40.689 95,33 47.685 111,72 0 0 Tổng 108.624 106.576 98,11 105.142 96,79 0 0

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hòa Bình)

Qua công tác hỗ trợ của CQT thì việc kê khai thuế của NNT đã chủ động hơn, trong giai đoạn 2017 - 2019 tỷ lệ tờ khai lỗi gần như không có. Số lượt từ khai thuế GTGT phải nộp là 108.624 tờ khai, số tờ khai đã nộp là 106.576 đạt 98,11%, trong đó có 105.142 tờ khai nộp đúng hạn chiếm 96,79%, số tờ khai sai sót là 0 chiếm 0%.

Từ tháng 10/2019 tiếp tục mục tiêu cải cách thủ tục hành chính thuế, Cục thuế tỉnh Hòa Bình đã tiến hành nâng cấp phần mềm quản lý thuế đáp ứng nhu cầu khai thuế điện tử cho các DN trong toàn tỉnh, tính đến hết năm 2019 đã có 97% DN thực hiện khai thuế qua hình thức này. Mục tiêu đến hết năm 2020 có 100% số DN sẽ khai thuế điện tử.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh hòa bình (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)