Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho các nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên lập phú thọ (Trang 46 - 57)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO NÔNG HỘ

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Lập

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70 km, có toạ độ địa lý từ 21o13’ đến 21o33’ vĩ độ Bắc và từ 104o52’ đến 105o10’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 43.824,66 ha, với 17 đơn vị hành chính (Gồm 16 xã, 01 thị trấn).

Trung tâm của huyện là thị Trấn Yên Lập. Địa giới hành chính giáp các tỉnh, huyện: Phía Đông giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nông (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà (Phú Thọ).

2.1.1.2. Địa hình

Yên Lập là huyện miền núi, địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc lại phân bố không đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh. Địa bàn huyện có thể phân thành 3 tiểu vùng chính.

Tiểu vùng 1: các xã vùng hạ huyện (vùng thấp): Là vùng địa hình núi thấp, đồi cao gồm các xã Minh Hoà, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc Khánh.

Tiểu vùng 2: Các xã vùng Trung huyện (vùng giữa) gồm các xã Xuân Viên, Xuân Thuỷ, Hƣng Long, Đồng Thịnh, Thƣợng Long, Thị trấn Yên Lập.

Tiểu vùng 3: Các xã vùng Thƣợng huyện, gồm các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Nga Hoàng và Trung Sơn.

2.1.1.3. Khí hậu và thủy văn

Yên Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,5°C, cao nhất 39°C và thấp nhất 4-5°C. Có hai mùa chính:

Mùa đông lạnh và khô hạn, mùa hè nóng và mƣa nhiều. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.570 mm. Độ ẩm trung bình trong năm là 86-89%, cao nhất lên đến 90% vào tháng 7,8 và thấp nhất xuống đến 62% thường vào tháng 12 hàng năm.

Chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình. Mực nước trong các suối, khe, ngòi, hồ chứa nước trong địa bàn huyện lên xuống thất thường, đột ngột phụ thuộc vào các trận mƣa lớn trong mùa mƣa.

Trên địa bàn Huyện không có sông chảy qua, chủ yếu có các suối nhỏ đổ ra ngòi (Ngòi Lao, Ngòi Giành). Ngòi Lao bắt nguồn từ Mũi Kim (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương. Ngòi Giành bắt nguồn từ Nghĩa Tâm (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Trung Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Lương Sơn, sang xã Phượng Vĩ (huyện Cẩm Khê) rồi đổ ra sông Thao.

Nhìn chung, chế độ khí hậu và thuỷ văn trên địa bàn tương đối khắc nghiệt, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và cho đời sống của người dân trong Huyện.

2.1.1.4. Nguồn khoáng sản

Theo số liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện thì Yên Lập có tổng số 18 điểm mỏ và điểm quặng nằm rải rác ở các xã trong huyện, trong đó có 9 mỏ đá (ở xã Phúc Khánh, Ngọc Lập, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Trung sơn); 2 mỏ than bùn (ở Thị trấn Yên Lập và xã Nga Hoàng); 3 mỏ quặng sắt (ở Lương Sơn, Xuân Thuỷ và Thị trấn Yên Lập); 3 mỏ chì kẽm (ở Đồng Thịnh, Phúc Khánh); 1 mỏ chì bạc (ở Thƣợng Long).

Nguồn tài nguyên nước huyện Yên Lập không lớn kể cả nước mặt và nước ngầm, nguồn nước ít bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm có chất lượng tốt cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

2.1.1.5. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai

Qua số liệu thống kê năm 2018 của Chi cục thống kê huyện Yên Lập ta thấy tình hình đất đai đƣợc thể hiện qua Bảng 2.1. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 43.824,66 ha. Trong đó, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng qua 3 năm 2016 - 2018 có xu hướng giảm nhẹ. Đất nông nghiệp giảm với tốc độ 0,16%/năm do phần lớn đƣợc chuyển mục đích sử dụng thành đất thổ cƣ. Một số diện tích đất lâm nghiệp đƣợc cải tạo để trồng cây ăn quả nên diện tích này trung bình giảm 0,03%/năm. Tốc độ giảm của đất chƣa sử dụng là 0,03%/năm, đất nuôi trồng thuỷ sản giảm 0,13%/ năm, diện tích đất giảm xuống này đƣợc khai thác và đƣa vào trồng cây lâu năm và làm đất ở.

Đất thổ cƣ và đất chuyên dùng tăng lên qua 3 năm. Tốc độ phát triển bình quân của đất chuyên dùng và đất thổ cƣ tăng 0,79%/năm và 0,66%/năm do nhu cầu về đất ở trên địa bàn huyện gia tăng.

Từ thực tế, chúng tôi thấy đất đai của huyện ngày càng bị thu hẹp nên các nông hộ cần nhận thức đúng đặc điểm, vai trò và giá trị của đất. Các ngành chức năng của huyện cần đẩy mạnh cộng tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, ổn định phát triển dân số để đảm bảo phát triển kinh tế của huyện ổn định và bền vững.

Nhìn chung, sự biến động về đất đai theo xu hướng thuận. Đất nông nghiệp giảm, đất phi nông nghiệp tăng và đất chƣa sử dụng giảm dần là dấu hiệu tốt trong vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên đất đai của huyện. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các loại đất trong thời gian qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Vì thế, trong thời gian tới huyện cần có đầu tƣ nhiều hơn nữa để khai thác và sử dụng đất hợp lý hơn góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện. Với quỹ đất nhƣ trên, huyện Yên Lập có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm.

Bảng 2. 1. Cơ cấu đất đai của huyện Yên Lập năm 2016 - 2018

ĐVT: % & ha

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

PTBQ Diện tích (%)

cấu (%)

Diện tích cấu (%)

Diện tích cấu (%) Diện tích đất

tự nhiên 43.824,66 100 43.824,66 100 43.824,66 100 100 1. Đất nông nghiệp 11.160,46 25,47 11.146,94 25,44 11.123,96 25,38 99,84 2. Đất lâm nghiệp 27.073,69 61,78 27.070,82 61,77 27.056,09 61,74 99,97 3. Đất nuôi trồng

thủy sản 1.009,79 2,3 1009,52 2,3 1.007,19 2,3 99,87 4. Đất chuyên dùng 2.908,35 6,64 2.922,7 6,67 2.954,75 6,74 100,79 5. Đất thổ cƣ 786,12 1,79 788,44 1,81 796,5 1,82 100,66 6. Đất khác 684,75 1,56 684,75 1,56 684,8 1,56 100 7. Đất chƣa sử dụng 201,5 0,46 201,49 0,46 201,37 0,46 99,97 (Nguồn: hi cục Thống kê huyện Yên Lập) 2.1.2. ác đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm về dân số và lao động

Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Lập đƣợc thể hiện trong số liệu Bảng 2.2. Tổng dân số toàn huyện năm 2016 là 86.778 người, với tốc độ tăng 1,17% đến năm 2018 là 88.823 người. Phân bố ở 223 khu dân cƣ của 17 xã, thị trấn trong toàn huyện, với 13 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 70%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao và các dân tộc khác.

Theo số liệu thống kê của chi cục thống kê huyện Yên Lập, dân số của huyện Yên Lập năm 2018 so với năm 2016 tăng 2.045 người, với tốc độ tăng bình quân một năm là 1,17%. Yên Lập là một huyện thuần nông, nên số khẩu nông lâm nghiệp của Yên Lập chiếm tỷ lệ khá lớn.

Bảng 2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Lập (2016 -2018)

ĐVT: Số lượng: người; ơ cấu: %

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

TĐPT BQ (%) Số

lƣợng

cấu Số

lƣợng

cấu Số

lƣợng cấu

1. Tổng dân số 86.778 100 87.800 100 88.823 100 101,17 - Nam 43.330 49,93 43.585 49,64 44.093 49,64 100,88 - Nữ 43.448 50,07 44.215 50,36 44.730 50,36 101,47 2. Tổng số lao động 46.638 100 48.154 100 48.521 100 100 a. Theo ngành nghề 46.638 100 48.154 100 48.521 100 100 - Hộ thuần nông 35.758 76,67 36.920 76,67 34.610 71,33 74,89 - Hộ kiêm CN- TTCN 5.195 11,21 5.364 11,14 7.805 16,09 12,79 - Hộ kiêm TM-DV 5.685 12,19 5.870 12,19 6.106 12,58 12,32 b. Theo độ tuổi 46.638 100 48.154 100 48.521 100 100 - Trong độ tuổi LĐ 41.275 88,5 42.068 87,36 42.972 88,56 88,14 - Ngoài độ tuổi LĐ 5.363 11,5 6.086 12,64 5.549 11,44 11,86 (Nguồn: hi cục Thống kê huyện Yên Lập) Qua điều tra chúng tôi thấy số khẩu nông nghiệp của huyện có giảm nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nhân khẩu của huyện.

Nguyên nhân của sự giảm này là do đã có một số hộ thuần nông đã chuyển sang ngành nghề hay dịch vụ. Cụ thể, năm 2016 số lao động nông nghiệp của huyện là 35.758 người, chiếm 76,67% tổng số lao động của huyện, đến năm 2018 số lao động nông nghiệp của huyện chỉ còn 34.610 người, giảm 1.148 người và chỉ chiếm 71,33% tổng số lao động của huyện. Số lao động buôn bán dịch vụ tăng từ 5.685 người năm 2016 lên 6.106 người năm 2018.

Nhƣ vậy, bình quân mỗi năm số hộ thuần nông của huyện giảm 1,5% và số hộ nông nghiệp - buôn bán dịch vụ tăng bình quân mỗi năm là xấp xỉ 3,64% và số hộ nông nghiệp - ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 24,38%.

Điều này chứng tỏ rằng các hộ thuần nông muốn tăng thu nhập cho gia đình mình thì phải phát triển thêm ngành nghề phụ, vì nếu chỉ hoạt động trong

nông nghiệp thì năng suất lao động sẽ không cao và năng suất lao động cận biên có xu hướng giảm dần, ngoài ra vấn đề rủi ro cao là rất rõ.

2.1.2.2. Đặc điểm y t , văn hóa, giáo dục

* Y t

Trong những năm qua, huyện Yên Lập luôn chú trọng đến việc củng cố mạng lưới y tế cơ sở, cơ sở vật chất và lực lượng cán bộ. Đến nay, ngành y tế đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ và chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Toàn huyện có 01 Trung tâm y tế ở trung tâm huyện khá đầy đủ giường bệnh, máy móc và y bác sỹ có tr nh đô chuyên môn phục vu khám sức khoẻ cho toàn người dân toàn huyện.

* Văn hóa

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ của huyện phát triển khá, chất lƣợng văn hoá, văn nghệ quần chúng đƣợc nâng lên rõ rệt, nội dung phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

Công tác thông tin tuyên truyền luôn kịp thời và hiệu quả. Các chủ trương, chính sách của Đảng đã tới được người dân.

* Giáo dục

Công tác giáo dục - đào tạo của huyện Yên Lập ngày càng phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng. Ngoài việc tăng cường ở các bậc học Mầm non, Tiểu học và Phổ thông trung học, huyện còn chú trọng xây dựng Trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp dạy nghề, thực hiện tốt việc xoá mù chữ và phổ biến kiến thức cho nhân dân.

Đến nay toàn huyện có 19 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 17 trường trung học cơ sở, 03 trường phổ thông trung học.

2.1.2.3. Hiện trạng cơ s hạ tầng

* Hệ thống giao thông

Trên địa bàn huyện có 55 km đường quốc lộ 70B đi qua; 06 tuyến đường tỉnh lộ, toàn bộ các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện Yên Lập có

chiều dài là 54 km. Ngoài ra làm mới và nâng cấp nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã và các công trình phúc lợi khác… làm cho bộ mặt nông thôn Yên Lập có nhiều biến đổi. Giao thông nông thôn được cải thiện một bước, 100% số xã trong huyện có đường ô tô.

* Điện, nước sinh hoạt

Đã có 17/17 xã, thị trấn trong huyện có điện lưới quốc gia, 5/17 xã được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt.

* Về hệ thống thủy lợi:

Nguồn cấp nước phục vụ sản xuất của huyện Yên Lập phụ thuộc chủ yếu vào các ngòi nhỏ: Ngòi Lao, Ngòi Giành và các con suối nhỏ. Trên hệ thống sông suối là hệ thống các hồ, đập và bãi dâng nước. Đây là nguồn nước mặt dồi dào cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ đời sống nhân dân.

Nhìn chung, qua Bảng 2.3 ta thấy hệ thống thuỷ lợi của huyện Yên Lập còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, hệ thống hồ đập tích trữ nước dù rất nhiều về số lượng song vẫn chưa đủ để đảm bảo chủ động nước tưới, hệ thống kênh mương dẫn nước chất lượng chưa đảm bảo, phần lớn chưa được kiên cố hoá.

Bảng 2. 3. Thực trạng diện tích được tưới tiêu trên địa bàn huyện Yên Lập

Chỉ tiêu DT (ha) Tỷ lệ

(%) 1. Diện tích đất NN được tưới tiêu chủ động 3.146 28,23 2. Đất trồng cây hàng năm được tưới tiêu chủ động 2.544 22,82 3. Đất lúa được tưới tiêu chủ động 3.172 28,46

(Nguồn: Phòng NNPTNT huyện Yên Lập) 2.1.3. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Yên Lập

2.1.3.1. Về sản xuất trồng trọt

Với hệ số sử dụng đất trong trồng trọt là 2,23 và đƣợc chia thành 3 vụ chiêm xuân, vụ mùa và vụ đông.

Năng suất trung bình các loại cây trồng trên địa bàn năm 2018 phần lớn đều cao hơn năm 2016, 2017. Vì thế làm cho tổng sản lƣợng năm 2016 đạt 72.339,10 tấn tăng lên 77.746,34 tấn năm 2018 (Tăng lên 5.407,24 tấn).

Số lƣợng cây trồng và sản lƣợng nhƣ hiện tại vẫn là nguồn thức ăn phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.

Bảng 2.4. Năng suất, sản lƣợng một sô loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Yên Lập (2016 - 2018)

ĐVT: Năng suất: tạ/ha; Sản lượng: tấn

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Sản lƣợng

bình quân Năng

suất Sản

lƣợng Năng

suất Sản

lƣợng Năng

suất Sản lƣợng

1. Cây lúa 52,43 33.784 52,61 34.027,3 54,15 34.612,9 101,22 2. Cây ngô 40,7 6.630,5 41,8 6.634,5 43,14 7.017,6 102,92 3. Cây khoai lang 51,7 1.674 52,64 1.521,9 53,73 1.336,8 89,38 4. Cây sắn 123,41 10.487,4 129,05 10.586,9 134,5 11.068,14 102,75

5. Cây lạc 18,57 934,6 19,36 945,6 20,16 851 95,59

6. Rau các loại 109,65 11.198,9 111,81 12.528,4 114,98 14.426,9 113,51 7. Cây ăn quả 35,5 7620,5 36,07 8.055,2 38,8 8433 105,20 8. Cây chè 90.53 15.459,5 110.9 15.880,6 119,87 15.921,1 101,49

(Nguồn: hi cục thống kê huyện Yên Lập) Giá trị sản xuất hàng năm tăng bình quân trên 5%, giá trị sản phẩm bình quân trên một héc ta đất canh tác đạt 60 triệu đồng/ha; đã có sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu gián tiếp là sản phẩm chè, giá trị xuất khẩu năm 2018 đạt 257.000 USD.

Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển dịch vụ trong nông nghiệp, chủ động tiếp nhận giống mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật, đầu tƣ thâm canh, tăng vụ, nâng hệ số sử dụng đất, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi nên diện tích, năng suất và sản lƣợng các loại cây trồng chủ yếu đều tăng, diện tích cấy lúa hàng năm bình quân đạt trên 6.390,81 ha, năng suất lúa năm 2017 đạt 52,61 tạ/ha, năm 2018 đạt 54,15 tạ/ha, năng suất ngô năm đạt 43,14 tạ/ha. Sản lượng lương thực đã đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra; sản lượng chè búp tươi tăng bình quân trên 4,75%/ năm.

2.1.3.2. Về sản xuất chăn nuôi

Trong những năm qua ngành chăn nuôi ở Yên Lập có những bước phát triển nhất định, đƣợc thể hiện ở số liệu thống kê về số lƣợng gia súc, gia cầm trong Bảng 2.5.

Bảng 2. 5. Số liệu thống kê chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Lập

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tốc độ phát triển (%) 2017/

2016

2018/

2017 BQ 1. Tổng đàn trâu con 9.937 9.385 9.280 94,45 98,88 96,66 - SL thịt trâu hơi Tấn 417,9 487,4 495,6 116,63 101,68 109,16 2. Tổng đàn bò con 6.755 9.753 8.165 144,38 83,72 114,05 - SL thịt bò hơi tấn 224 298,2 362,4 133,13 121,53 127,33 3. Tổng đàn lợn con 87.946 82.905 84.050 94,27 101,38 97,82 - SL xuất chuồng tấn 10.838,5 11.200,5 11.435 103,34 102,09 102,72 4. Tổng đàn gia cầm con 878.900 932.300 1.012.900 106,08 108,65 107,36 - SL xuất chuồng tấn 1.977 2075,9 2.247,9 105,0 108,29 106,64 - SL trứng Nghìn

quả 4.738,4 4.216,1 4.136 88,98 98,10 93,54 5. Tổng đàn dê con 2.227 2.963 3.052 133,05 103,0 118,03 6. SL mật ong kg 43.960 49.700 50.500 113,06 101,61 107,33 (Nguồn: hi cục Thống kê huyện Yên Lập)

Về số lƣợng gia súc trong năm 3 năm 2016 - 2018 có sự tăng giảm thất thường. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi của huyện, đó là thời tiết rét đậm kéo dài, mƣa, số lƣợng trâu, bò chết nhiều do không chịu được rét, do ảnh hưởng của dịch nên đàn trâu , bò có xu hướng giảm. Ngoài ra do giá cả thị trường bấp bênh, đặc biệt là giá lợn hơi giảm mạnh năm 2017 khiến cho người chăn nuôi gặp khó khăn trong việc tái đàn gia súc.

Năm 2018 số lƣợng trâu giảm so với năm 2016 là 657 con. Số lƣợng đàn bò năm 2017 tăng so với năm 2016 là 2.998 con tốc độ tăng 44,38% tăng nhất trong số những năm gần đây, do huyện có những chính sách phát triển chăn nuôi bò, đồng thời có những chương trình tăng bò hỗ trợ hộ nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn, nên số lƣợng đàn bò tăng nhanh. Song đến năm 2018 số đàn bò lại có xu hướng giảm.

Cuối năm 2016, đầu năm 2017 do biến động thị trường, giá lợn hơi giảm mạnh, khiến cho việc chăn nuôi lợn không có lãi, các nông hộ nhanh chóng chuyển đổi sang chăn nuôi những gia súc khác và gia cầm. Đàn lợn năm 2017 giảm so với năm 2016 là 5.041 con. Đàn gia cầm tăng, và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với tốc độ tăng bình quân là 7,36% trong 3 năm 2016 - 2018.

Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của người dân trên địa bàn huyện. Trong những năm qua ngành chăn nuôi ở Yên Lập có những bước phát triển nhất định, được thể hiện ở số liệu thống kê về số lượng gia súc.

Trong những năm qua, huyện đã có nhiều chương trình phát triển chăn nuôi, tập trung quan tâm chỉ đạo đƣa các giống có chất lƣợng, có giá trị kinh tế vào chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, nhƣ dự án phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu bò), phát triển đàn lợn hướng nạc, gà thả vườn, bò lai sind, nuôi lợn rừng lai…

Tăng cường công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm. Quy hoạch vùng chăn nuôi đại gia súc, lợn thịt tập trung xa nơi dân cƣ, kết hợp các biện pháp xử lý chất thải, xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung.

Nhờ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi, tuy số lƣợng một số gia súc giảm nhƣng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi vẫn tăng qua 3 năm, điều này đƣợc chứng minh qua số liệu Bảng 2.6.

Giá trị sản xuất của toàn bộ ngành chăn nuôi năm 2017 là 988.787 triệu đồng tăng so với năm 2016 là 55.983 triệu đồng và năm 2018 tăng so với năm 2017 là 39.269 triệu đồng. Mức độ tăng ít đi nhƣng nhìn chung ít nhiều ảnh hưởng đến thu nhập cũng như đời sống của người dân khi mà nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng.

Bảng 2.6. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Lập ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tốc độ phát triển (%)

2017/

2016

2018/

2017

Bình quân

1. Nuôi trâu, bò 132.258 160.904 174.264 121,7 108,3 114,9

2. Nuôi lợn 650.310 672.030 686.100 103,3 102,1 102,7

3. Nuôi gia cầm 150.236 155.853 167.963 103,7 107,6 105,7

(Nguồn: hi cục Thống kê huyện Yên Lập)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho các nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên lập phú thọ (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)