3.2. Thực trạng thu nhập của nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã khảo sát
3.2.5. Đánh giá chung thực trạng thu nhập nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Yên Lập
3.2.5.1. Những k t quả đạt được.
Qua điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế của 150 hộ điển hình của huyện Yên Lập chúng tôi có những nhận xét nhƣ sau:
- Kể từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị khoá VI, hộ nông dân
đƣợc coi là đơn vị kinh tế tự chủ, các nông hộ của huyện đã thực sự quan tâm đầu tƣ cho sản xuất, kinh tế nông hộ đang chuyển dần từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, đã có nhiều hộ vươn lên giàu có từ nông nghiệp, họ trở thành những người sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương và bộ mặt nông thôn Yên Lập đã có rất nhiều thay đổi. Tuy nhiên, tình trạng độc canh trong quá trình sản xuất kinh doanh của một bộ phận nông hộ Yên Lập vẫn mang đậm các phương thức truyền thống, sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, hiệu quả chƣa cao, chất lƣợng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh của hàng hoá chƣa cao, hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm còn chưa ổn định, xuất hiện không thường xuyên.
- Ruộng đất bình quân của các nhóm hộ điều tra còn ít và quy mô này nó còn có xu hướng thu nhỏ do quá trình tách hộ, xây dựng cơ bản. Mặt khác, ruộng đất lại rất manh mún, trong mỗi hộ đều có ruộng gần, ruộng xa, ruộng cao, ruộng thấp vì vậy quá trình tích tụ ruộng đất là rất khó. Tất cả những điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của hộ, mà đặc biệt là quá trình phát triển sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập.
- Mặc dù quy mô sản xuất nhỏ bé, và vẫn mang lại tính tự cung, tự cấp song quá trình tích luỹ vốn của các nông hộ trong huyện đã rất khá. Nhìn chung, các hộ vẫn còn thiếu vốn, chủ yếu tập chung vào hộ trung bình và hộ nghèo. Tuy nhiên, mức độ cần vốn của các nhóm hộ là khác nhau, nhóm hộ khá thì cần vốn để mở rộng hơn nữa ngành nghề - dịch vụ, nhóm hộ nghèo thì rất cần vốn để phát triển sản xuất ngay trên mảnh đất đƣợc giao của mình, thậm chí cho cả tiêu dùng.
- Do quá trình tổ chức sản xuất chƣa cao nên vấn đề tập trung tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật của các nhóm nông hộ trong huyện còn rất thấp, điều này nó đã hạn chế rất nhiều đến xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá của huyện.
3.2.5.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quy t trong việc nâng cao thu nhập cho nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Yên Lập.
Một là, phát triển kinh tế hộ, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao thu nhập và mức sống cho người nông dân là một vấn đề quan trọng, các địa phương ở huyện Yên Lập cần quan tâm, tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách để người dân chủ động phát triển kinh tế hộ gia đình lên một bước mới.
Hai là, bên cạnh những thuận lợi thì việc duy trì và phát triển các hộ nông nghiệp nhƣ một đơn vị kinh tế hộ đang gặp nhiều khó khăn. Các hộ nông nghiệp có xu hướng thừa lao động vì diện tích đất đai canh tác giảm.
Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới phải gắn với phát triển kinh tế hộ, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao thu nhập, mức sống là trọng tâm.
Ba là, xu hướng chuyển dịch nghề nghiệp của các hộ nông dân ở huyện từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề phi nông nghiệp khác mang tính chủ đạo. Trong quá trình chuyển dịch nghề nghiệp này, yếu tố cá nhân người lao động giữ vai trò quan trọng. Những lao động thuộc thế hệ trẻ (dưới 35 tuổi) và có trình độ học vấn lớp 10 trở lên ở nông thôn có xu hướng thoát ly ngày càng nhiều. Tuy nhiên, kinh tế hộ chỉ đƣợc phát huy và phát triển bền vững trong điều kiện chính sách phù hợp, kịp thời. Các hộ gia đình có thể tự phát triển kinh tế một cách độc lập, nhƣng không thể phát triển trên diện rộng và mang tính bền vững nếu không có chính sách phù hợp của Nhà nước.
Bốn là, dịch chuyển phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng làm tiểu thủ công nghiệp hay buôn bán, dịch vụ là một quá trình tất yếu ở nông thôn hiện nay. Trong điều kiện đất đai canh tác ngày càng hạn chế, thu nhập lao động nông nghiệp thấp, không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đời sống ngày càng cao, việc thoát ly sản xuất nông nghiệp là không thể tránh khỏi đối với một bộ phận lớn lao động nông thôn. Tuy nhiên, để có thể chuyển đổi nghề của một
hộ gia đình sang các lĩnh vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp hay buôn bán, dịch vụ ngay trên quê hương đều cần một lượng vốn lớn. Điều này cho thấy để phát huy tính hiệu quả của quá trình xây dựng nông thôn mới, Nhà nước cần quan tâm giải quyết vấn đề tín dụng cho phát triển kinh tế hộ gia đình.
Năm là, đầu tƣ mạnh cho giáo dục và đào tạo là một chiến lƣợc của đa số các hộ gia đình nhằm tạo điều kiện cho lực lƣợng lao động trẻ có thể thoát ly tìm việc làm mới. Đây là vấn đề nền tảng và then chốt nhất để nâng cao thu nhập hộ gia đình, chuyển đổi mô hình sản xuất từ kinh tế hộ lên một hình thức cao hơn.
Chính vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ phát triển năng lực, ngành nghề theo hướng bền vững. Đặc biệt là hướng nghiệp dạy nghề cho lao động nông thôn.
Sáu là, đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng đối với kinh tế hộ gia đình, không chỉ đối với sản xuất nông nghiệp, mà còn đối với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Do vậy, cần tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh quá trình dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cần xây dựng chính sách cho phép và khuyến khích tích tụ ruộng đất một cách hợp pháp đối với các hộ gia đình có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu xây dựng chính sách trao quyền sử dụng đất đai lâu dài từ 50 năm trở lên cho các hộ gia đình sản xuất phi nông nghiệp...
Bảy là, Thường xuyên tập huấn cho nhân dân về những loại giống mới, những vật tƣ nông nghiệp tốt. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nhằm nâng cao thu nhập, tạo khí thế phấn khởi cho người dân thêm hăng say lao động.