Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường trung học cơ sở tại huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 54 - 64)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tiến hành khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu.

Chọn khảo sát đội ngũ giáo viên 4 trường đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2015 và tái công nhận chuẩn quốc gia 2015-2020.

TT Địa điểm Tên trường Số lượng khảo sát 1 THCS Hùng Vương T.T Trảng Bom 30 / 106 Giáo Viên 2 THCS Lý Tự Trọng Xã Quảng Tiến 30 /51 Giáo Viên 3 THCS Huỳnh Văn Nghệ Xã Bắc Sơn 30 / 70 Giáo Viên 4 THCS Phan Chu Trinh Xã Đông Hòa 30 / 50 Giáo Viên

Chọn khảo sát đội ngũ giáo viên 4 trường được công nhận chuẩn quốc gia 2015-2020

TT Địa điểm Tên trường Số lượng khảo sát 1 THCS Nguyễn Thượng Hiền Xã Hưng Thịnh 25/27 Giáo Viên 2 THCS Nguyễn Công Trứ Xã Trung Hòa 25/37 Giáo Viên 3 THCS Đinh Tiên Hoàng Xã Bình Minh 25/57 Giáo Viên 4 THCS Huỳnh Thúc Kháng Xã Tây Hòa 25/43 Giáo Viên

Chọn khảo sát đội ngũ giáo viên 4 trường vùng sâu vùng xa, xã đặc biệt khó khăn và có nhiều học sinh dân tộc trong toàn huyện Trảng Bom.

TT Địa điểm Tên trường Số lượng khảo sát 1 THCS Nguyễn Bá Ngọc Xã Đồi 61 20 / 30 Giáo Viên 2 THCS Quang Vinh Xã Thanh Bình 20 / 43 Giáo Viên 3 THCS Võ Thị Sáu Xã Sông Trầu 20 / 50 Giáo Viên 4 THCS Trịnh Hoài Đức Xã An Viễn 20 / 29 Giáo Viên

Các tài liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về chất lượng đội ngũ giáo viên cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp thực tiễn. Các tài liệu thu được bằng điều tra được phân loại bằng phương pháp thủ công và xử lý bằng công thức toán học thống kê và máy tính cho ta kết quả khách quan.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Dựa vào các cơ sở lý thuyết, khái niệm… có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm căn cứ để khảo sát, thảo luận, phỏng vấn trực tiếp trực tiếp đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, ý kiến người hướng dẫn khoa học. Từ đó làm cơ sở xây dựng thang đo, thiết kế các câu hỏi phỏng vấn cho bước hai khảo sát và thu thập dữ liệu, ý kiến dành cho việc nghiên cứu đề tài. Kết quả bước này được ghi nhận, tổng hợp lại và bảng câu hỏi được xây dựng chính

thức tại (Phụ lục 1), cụ thể các thang đo được tổng hợp xây dựng trên 11 nhóm nhân tố, yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cụ thể thiết lập 11 thang đo như sau:

 Trình độ năng lực chuyên môn của GV

 Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

 Môi trường, điều kiện làm việc

 Lãnh đạo

 Lương, thưởng và phúc lợi

 Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp

 Quan hệ đồng nghiệp

 Trao quyền

 Sự ổn định trong công việc

 Đánh giá thành tích

 Đánh giá chung về chất lượng.

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp được được thu thập cho đề tài này bao gồm:

- Thu thập từ các tài liệu do Phòng Giáo dục huyện Trảng Bom công bố.

Thu thập các số liệu, thông tin cung cấp những lý luận có liên quan đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo trong kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố, các sách báo, tài liệu, giáo trình đã xuất bản.

- Thu thập các văn bản luật, quyết định, nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực giáo dục đào tạo.

- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Trảng Bom. Các văn bản, chính sách, các báo cáo, số liệu có liên quan đến hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên THCS của Phòng giáo dục- đào tạo huyện Trảng Bom từ năm 2015 - 2017 cung cấp dưới dạng các bảng báo cáo.

- Tài liệu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức chung, số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai từ năm 2015 - 2017.

- Thông tin được truy cập từ mạng Internet và các tạp chí có liên quan.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Tài liệu sơ cấp của đề tài được thu thập qua việc điều tra mẫu là đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Quá trình điều tra được thực hiện thông qua phỏng vấn đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai thông qua công cụ phiếu điều tra. Tất cả những câu hỏi được đặt ra trong phiếu điều tra in sẵn, nhằm tóm gọn các nội dung chính yếu sẽ làm căn cứ có cơ sở để tiến hành phân tích và đánh giá.

2.2.2.3. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Dung lượng mẫu: Theo các nhà nghiên cứu Hair và cộng sự năm 1998, thì để chọn kích thước mẫu nghiên cứu phù hợp đối với phân tích nhân tố khám phá EFA cỡ mẫu tối thiểu N>5*x (x: là tổng số biến quan sát). Theo Tabachnick và Fideel (1996) để tiến hành phân tích hồi quy của một cách tốt nhất thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức N> 50+8m (trong đó m là biến độc lập). Như vậy trong nghiên cứu này tác giả sử dụng số mẫu ứng với 32 biến quan sát và 11 thành phần là: N> max (5x 32 ; 50+ 11x11) = (160, 170) = 170 mẫu. Các thang đo trong luận văn có số biến là 11 biến, như vậy mẫu nghiên cứu cần có ít nhất khoảng 160 người. Để đảm bảo độ tin cậy hơn và cũng dựa vào khả năng tài chính và thời gian nên trong nghiên cứu này sử dụng cỡ mẫu là 300.

Phương pháp chọn mẫu do Phòng GD-ĐT huyện có 20 trường THCS, để thuận tiện về thời gian và chi phí, tác giả dự đoán quá trình thu thập dữ liệu thì có những bảng câu hỏi không hợp lệ vì thế tác giả sẽ lấy số lượng là 300

mẫu theo lấy mẫu xác suất thuận tiện. Kích thước mẫu phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng thì mẫu nghiên cứu càng lớn hay mẫu nghiên cứu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao.

Bảng 2.1: Phương pháp chọn mẫu khảo sát

STT Tiêu chí Số lượng

Giáo viên THCS

Cán bộ quản lí trực tiếp

280 20

Tổng cộng 300

(Nguồn: Thống kê chọn mẫu khảo sát của tác giả) Như đã đề cập ở các phần trên, vấn đề chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường THCS là một trong các đề tài rất rộng và nhiều khía cạnh nghiên cứu và được các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm nhiều nhất trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, về tài và lực đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian cũng như về kinh nghiệm thực tiễn của người nghiên cứu mà thời gian, điều kiện nghiên cứu có hạn và còn nhiều hạn chế khác. Do vậy, đề tài chỉ với mục đích tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai nhằm xác định những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường THCS trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai vì thế nghiên cứu thông qua việc thu thập và khảo sát ý kiến của đội ngũ giáo viên trong các trường THCS trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai không đi sâu nghiên cứu mở rộng các lĩnh vực, khía cạnh khác. Đề tài nghiên cứu là một dạng đề tài nghiên cứu định tính và cũng là một dạng nghiên cứu khám phá, do đó có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA).

- Phương pháp chọn mẫu: Dự đoán quá trình phát bảng ̣ câu hỏi ra để thu thập dữ liệu thì có những bảng câu hỏi không hợp lệ vì để dự phòng tác giả sẽ lấy số lượng quan sát là 300 quan sát, gửi đến đội ngũ giáo viên trong các trường THCS trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở này, tác giả chọn cỡ mẫu để tiến hành thu thập khảo sát: 300 mẫu. Sử dụng công cụ phần mềm IBM SPSS Statistics 23 để thống kê phân tích dữ liệu mẫu khảo sát thu thập trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Việc khảo sát phục vụ cho công tác nghiên cứu được thực hiện ở 12 trường THCS trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai bằng bảng câu hỏi đánh giá cho điểm theo thang điểm 5.

Theo kế hoạch mẫu khảo sát cần thu về là 300 mẫu và thực tế tổng số bảng câu hỏi trong quá trình khảo sát đến thời điểm 3/2018.

- Phát ra: 300 phiếu

- Thu về: 290 phiếu (tương ứng với tỷ lệ hồi đáp 96,67%)

Trong số 290 bảng câu hỏi thu về có 04 mẫu không hợp lệ do thiếu thông tin hoặc cho cùng mức điểm với tất cả câu hỏi. Và kết quả là có 286 mẫu hợp lệ được sử dụng trong nghiên cứu. Trên cơ sở tập dữ liệu mẫu khảo sát. Tác giả sử dụng dạng bảng tần số thống kê mô tả để xác định tần suất xuất hiện của 5 điểm thang đo của các mẫu trả lời phỏng vấn chiếm tỷ trọng phần trăm so với tổng số mẫu khảo sát.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm cơ sở để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu:

- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp, thống kê kết quả từ năm 2014 tới năm 2017 để lấy dữ liệu so sánh.

- Dựa trên kết quả nghiên cứu tổng quan, hệ thống các lý thuyết, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đồng thời tham khảo ý kiến của các cán

bộ đã từng tham gia công tác tuyển sinh cho nhà trường, tổng hợp và thiết kế bảng hỏi (thừa kế từ nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong, 2013), sau đó bổ sung hoàn thiện phù hợp với thực tế nghiên cứu.

Trong nghiên cứu các biến quan sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và chi tiết được mô tả trong Bảng 2.2 với 11 nhóm yếu tố (32 biến quan sát) ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên của các trường THCS ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Bảng 2.2: Các biến quan sát trong mô hình phân tích nhân tố khám phá

STT Nhóm các yếu tố

hiệu

I. Trình độ năng lực chuyên môn của GV TD

1. Giáo viên được đào tạo đầy đủ các các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trong công tác giảng dạy ở trường THCS

TD1 2. Kỹ năng mềm của giáo viên và phương pháp đột phá,

sáng kiến, sáng tạo trong công việc giảng dạy

TD2 3. Năng lực ngoại ngữ, tin học và sử dụng thành thạo công

nghệ ứng dụng thông tin trong giảng dạy.

TD3 4. Năng lực sáng tạo, tự học tập kinh nghiệm và làm việc

tập thể đáp ứng mục tiêu cải cách giáo dục trong từng thời kỳ.

TD4

II. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp PC

5. Đam mê nghề nghiệp, yêu thương học sinh và có tinh thần trách nhiệm trong giáo dục nhân cách học sinh.

PC1 6. Tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm, tinh thần dân chủ,

hợp tác

PC2 7. Giáo viên có lối sống lành mạnh, được PHHS và học sinh

tin tưởng, quý mến.

PC3

III. Môi trường, điều kiện làm việc MT

8. Tính an toàn của nơi làm việc MT1 9. Được trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho công việc

giảng dạy

MT2 10. Phân phối tiết dạy, ngày dạy hợp lí. MT3

IV. Lãnh đạo LD

11. Dễ dàng giao tiếp với lãnh đạo LD1

12. Hiệu trưởng có cách đối xử công bằng không thiên vị và lắng nghe góp ý của giáo viên

LD2 13. Hiệu trưởng xử lý công việc có tính thuyết phục và quan

tâm nhiều đến nhu cầu đời sống của giáo viên

LD3

V. Lương, thưởng và phúc lợi PL

14. Các chính sách và chế độ đãi ngộ cho giáo viên. PL1 15. Có các chế độ bảo hiểm thai sản cho nhân viên nghỉ

ốm/thai sản/biến cố gia đình

PL2 16. Công đoàn bảo vệ các quyền lợi chính đáng của giáo

viên theo quy định của nhà nước. Giáo viên đi học tập kinh nghiệm và tham quan du lịch hằng năm.

PL3

VI. Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp CH 17. Giáo viên được đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết

trong giảng dạy và học tập lý luận chính trị.

CH1 18. Cơ hội được học tập nâng cao trình độ chuyên môn và

thăng tiến trong nghề nghiệp

CH2 19. Sự ghi nhận của Hiệu trưởng và tập thể về các đóng góp

của cá nhân

CH3

VII. Quan hệ đồng nghiệp DN

20. Đồng nghiệp sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ làm việc khi cần thiết

DN1

21. Đồng nghiệp đáng tin cậy, tận tâm, thân thiện và nhiệt tình với công việc

DN2 22. Sự tôn trọng của đồng nghiệp và PHHS DN3

VIII. Trao quyền TQ

23. Giáo viên tự chủ tiết dạy và phân phối chương trình dạy theo đối tượng học của từng lớp học

TQ1 24. Ý kiến của giáo viên có tác động đến quyết định của

hiệu trưởng

TQ2 25. Chương trình dạy học và các chính sách có liên quan TQ3

IX. Sự ổn định trong công việc SO

26. Thể lực của giáo viên trong công tác giảng dạy SO1 27. Công việc ổn định lâu dài, mức lương đáp ứng được nhu

cầu của cuộc sống

SO2 28. Giờ làm việc ổn định phù hợp với sức khỏe của giáo

viên

SO3

X. Đánh giá thành tích ĐG

29. Các tiêu chuẩn đánh giá công việc rõ ràng, cụ thể ĐG1 30. Có cơ chế nâng lương trước thời hạn cho những giáo

viên đạt thành tích trong giảng dạy

ĐG2

XI. Đánh giá chung về chất lượng CL

31. Đánh giá chung về chất lượng tri thức CL1 32. Đánh giá chung về chất lượng đạo đức CL2 Sau khi xây dựng được bảng hỏi và thu thập dữ liệu, tiến hành xem xét lại các phiếu khảo sát và loại những phiếu không đạt yêu cầu, tiếp đó tiến hành nhập liệu và làm sạch dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê IBM SPSS 23.0 cho việc phân tích thống kê mô tả, xác định các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ giáo viên của các trường THCS ở huyện Trảng

Bom, tỉnh Đồng Nai thông qua mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của các trường THCS ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

2.2.4. Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong luận văn

Chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng để đánh giá trong luận văn là số lượng giáo viên và chất lượng giáo dục của các trường THCS qua các năm học 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017. Qua số liệu đó đánh giá mức độ chất lượng giáo dục trong từng năm học cũng như chất lượng học sinh tham gia đạt các thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi, từ đó làm cơ sở để đánh giá hiệu quả chất lượng giáo viên đã đạt được trong những năm qua và thông qua định hướng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và tự học để đáp ứng với những khoa học tiên tiến đang tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường trung học cơ sở tại huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)