Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
3.4.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát
Nghiên cứu này sử dụng số liệu điều tra 300 giáo viên của các trường được chọn mẫu. Qua kết quả điều tra, thu về 286 mẫu hợp lệ đưa vào phân tích.
Từ Bảng 3.14 cho thấy giới tính của mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch nhất định, với 62 giáo viên nam chiếm 21,7% và 224 giáo viên nữ chiếm 78,3%. Số giáo viên nữ tham gia khảo sát nhiều hơn số giáo viên nam là 182 giáo viên.Hạn chế cơ cấu GV chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng là do nguyên nhân nhận thức về vai trò của một số môn học của một bộ phận CBQL và giáo viên chưa theo kịp với tư tưởng đối mới GD nói chung và đổi mới chương trình GD nói riêng; tỉ lệ nam, nữ trong cơ cấu giáo viên cũng có phần ảnh hưởng của vấn đề giới trong nghề giáo.
Bảng 3.14: Kết quả thống kê ban đầu về mẫu điều tra
TT Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Phân theo giới tính 286 100
Nam 62 21,7
Nữ 224 78,3
2 Phân theo độ tuổi 286 100
Từ 21-25 17 5,9
Từ 26-35 89 31,1
Từ 36-40 101 35,3
Trên 40 79 27,6
3 Phân theo trình độ đào tạo 286 100
Trung cấp 0 0
Cao Đẳng 162 56,6
Đại học 112 39,2
Trên đại học 12 4,2
Nguồn: Số liệu điều tra và Xử lý của tác giả Từ Bảng 3.14 cho thấy trình độ giáo viên trên đại học chưa cao nên khả năng nghiên cứu khoa học và tiếp thu những công nghệ mới dùng trong giảng dạy cũng đã ảnh hưởng một phần chất lượng dạy học.
Kinh nghiệm làm việc của giáo viên trong mẫu điều tra. Từ Bảng 3.15 cho thấy giáo viên tham gia khảo sát trong các trường THCS Huyện Trảng Bom có kinh nghiệm trong giảng dạy nhiều năm chiếm tỉ lệ cao nên phần nào cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên THCS.
Bảng 3.15: Kinh nghiệm làm việc của giáo viên trong mẫu nghiên cứu Kinh nghiệm làm việc Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Dưới 5 năm 22 7,7
Từ 6-10 năm 115 40,2
Từ 11-20 năm 102 35,7
Trên 20 năm 47 16,4
Tổng 286 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra và Xử lý của tác giả 3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
3.4.2.1 Kết quả thống kê mô tả
Nghiên cứu sử dụng số liệu của 286 mẫu điều tra hợp lệ. Mẫu điều tra được thiết kế với 11 thang đo và 30 biến quan sát. Nghiên cứu sử dụng thang đo likert 5 độ, kết quả thống kê mô tả kết quả điều tra về đánh giá thực trạng chất lượng của giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Trảng Bom cho trong Bảng 3.16.
Bảng 3.16: Thống kê mô tả các biến số trong nghiên cứu EFA Biến số N Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
TD1 286 1 5 3,67 1,156
TD2 286 1 5 3,96 1,069
TD3 286 1 5 3,98 1,100
TD4 286 1 5 4,03 0,978
PC1 286 1 5 2,98 0,986
PC2 286 1 5 3,12 0,919
PC3 286 1 5 3,38 0,837
MT1 286 1 5 3,29 0,880
MT2 286 1 5 3,45 0,818
MT3 286 1 5 2,72 1,083
LD1 286 1 5 3,48 0,873
LD2 286 1 5 3,38 0,897
LD3 286 1 5 3,44 0,887
PL1 286 1 5 2,91 1,134
PL2 286 1 5 2,88 1,075
PL3 286 1 5 2,95 1,076
CH1 286 1 5 3,50 0,874
CH2 286 1 5 3,48 0,924
CH3 286 1 5 3,41 0,916
DN1 286 1 5 3,50 0,924
DN2 286 1 5 3,62 0,912
DN3 286 1 5 3,58 0,767
TQ1 286 1 5 4,14 0,819
TQ2 286 1 5 3,99 0,795
TQ3 286 1 5 3,47 0,780
SO1 286 1 5 3,71 0,823
SO2 286 1 5 3,60 0,896
SO3 286 1 5 3,88 0,737
DG1 286 1 5 3,65 0,916
DG2 286 1 5 3,58 0,798
CL1 286 1 5 3,67 0,928
CL2 286 1 5 3,61 0,804
Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả 3.4.2.2. Kiểm định chất lượng thang đo
Trong phân tích EFA, trước khi tiến hành phân tích, các thang đo cần được kiểm định tiêu chuẩn phù hợp với kiểm định Cronbach’s Alpha. Yêu cầu để thang đo được chấp nhận là các biến quan sát phải có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item - total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0,6
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo
STT Tên thang đo Ký
hiệu Số biến Cronbach Alpha
1 Sự tin cậy TD 4 0,789
2 Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp PC 3 0,754
3 Môi trường làm việc MT 3 0,657
4 Lãnh đạo LD 3 0,777
5 Lương, thưởng và phúc lợi PL 3 0,861
6 Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
CH 3 0,859
7 Quan hệ đồng nghiệp DN 3 0,790
8 Trao quyền TQ 3 0,604
9 Sự ổn định trong công việc QO 3 0,766
10 Đánh giá thành tích DG 2 0,792
11 Đánh giá chung về chất lượng CL 2 0,815
(Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát bằng SPSS) Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở Bảng 3.17 ta thấy hệ số Cronbach Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0,6. Thang đo lường đạt chuẩn và mô hình có 30 biến đưa vào phân tích.
3.4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá - EFA
(1) Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình: Chỉ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích nhân tố. Từ kết quả kiểm định thang đo trên, ta có 30 nhân tố được đưa vào mô hình phân tích.
Bảng 3.18: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test Kiểm định KMO và Bartlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,768 Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 3175,933
df 351
Sig. 0,000
(Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát bằng SPSS)
Trong Bảng 3.18 ta có KMO = 0,768 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, như vậy phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
(2) Mức độ giải thích của các biến độc lập trong mô hình
Kết qủa tính tổng phương sai trích của các biến độc lập cho trong mô hình sau:
Bảng 3.19: Tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained)
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation Sums of Squared Loadings
Tổng % of Variance Cumulative % Tổng % of Variance Cumulative % Tổng % of Variance Cumulative %
1 4,741 17,559 17,559 4,741 17,559 17,559 2,807 10,397 10,397 2 4,120 15,258 32,817 4,120 15,258 32,817 2,513 9,307 19,704 3 2,541 9,410 42,227 2,541 9,410 42,227 2,444 9,052 28,756 4 1,874 6,942 49,168 1,874 6,942 49,168 2,349 8,699 37,455 5 1,587 5,879 55,047 1,587 5,879 55,047 2,322 8,599 46,054 6 1,307 4,842 59,889 1,307 4,842 59,889 2,233 8,272 54,326 7 1,217 4,507 64,396 1,217 4,507 64,396 2,203 8,158 62,484 8 1,067 3,951 68,347 1,067 3,951 68,347 1,583 5,863 68,347 9 0,929 3,440 71,787
… … … …
27 0,168 0,623 100.000
(Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát bằng SPSS) Ở Bảng 3.19, cột Cumulative cho biết trị số phương sai trích là 68,347%.
Điều này có nghĩa là 68,347 % thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập.
Trong phân tích nhân tố khám phá, để xác định các nhân tố đại diện ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, ta tiến hành thủ tục sắp xếp nhân tố thông qua ma trận xoay (Rotated Component Matrix)
Bảng 3.20: Ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrix) Component
1 2 3 4 5 6 7 8
LD2 0,766 LD3 0,714 MT2 0,706 LD1 0,702 MT1 0,674
TD1 0,842
TD2 0,826
TD4 0,771
TD3 0,668
PL2 0,895
PL1 0,847
PL3 0,808
SO1 0,789
SO3 0,783
SO2 0,736
TQ1 0,570
CH3 0,855
CH2 0,824
CH1 0,816
DN2 0,808
DN3 0,755
DN1 0,737
PC2 0,822
PC1 0,769
PC3 0,718
DG2 0,773
DG1 0,742
Nguồn: Số liệu điều tra và Xử lý của tác giả Sau khi sắp xếp lại các nhóm nhân tố, từ 11 nhóm ban đầu, ta có bảng sắp xếp lại thành 8 nhóm nhân tố mới thể hiện ở Bảng 3.21 như sau:
Bảng 3.21: Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Crobach Alpha và phân tích nhân tố khám phá
STT Thang đo Biến đặc trưng Giải thích thang đo
1 F1 LD1, LD2, LD3,
MT1, MT2
Lãnh đạo, Môi trường điều kiện làm việc
2 F2 TD1, TD2, TD3,
TD4
Trình độ năng lực chuyên môn của giáo viên
3 F3 PL1, PL2, PL3 Lương, thưởng và phúc lợi 4 F4 SO1, SO2, SO3,
TQ1 Sự ổn định trong công việc, trao quyền 5 F5 CH1, CH2, CH3 Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề
nghiệp
6 F6 DN1, DN2, DN3 Quan hệ đồng nghiệp
7 F7 PC1, PC2, PC3 Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp 8 F8 DG1, DG2 Đánh giá thành tích
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả) 3.4.2.4. Phân tích hồi quy đa biến
Sau khi xác định được các nhóm nhân tố ảnh hưởng, ta tiến hành phân tích hồi quy để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến phụ thuộc. Ta có mô hình tổng thể có dạng:
CL = f(F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8)
CL= β0 + β1F1 + β2F2 + β3F3 + β4F4+ β5F5 + β6F6 + β7F7 + β8F8
Trong đó: CL: Biến phụ thuộc: Chất lượng giảng viên THCS
F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8: Biến độc lập được giải thích trong Bảng 3.21 ở trên.
βi: Là các hệ số hồi quy
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, ta tiến hành các kiểm định các khuyết tật của mô hình.
Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư: Trong phân tích hồi quy tuyến tính, phần dư phải là phân phối chuẩn.
Trong nghiên cứu này, kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư được thể hiện qua mô hình Histogram (Hình 3.2)
Hình 3.2: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
Kết quả Hình 3.2 cho thấy phần dư tuân theo theo phân phối chuẩn thỏa mãn giả thiết đặt ra của mô hình.
Theo kết quả từ Bảng 3.22 cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 10. Như vậy các biến độc lập không có tương quan với nhau và mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập.
Bảng 3.22: Tóm tắt mô hình (Model Summary)
Biến độc lập
Hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa
(B)
Giá trị t (t-value)
Mức ý nghĩa thống kê
(Sig.)
VIF
Hệ số hồi qui
chuẩn hóa (Beta)
Giá trị tuyệt đối của
Beta (Constant) -3.295E-16 0,000 1,000 1,000
F1 -0,056 -1,592 0,113 1,000 -0,056 0,056 F2 -0,064 -1,817 0,070 1,000 -0,064 0,064
F3 0,085 2,398 0,017 1,000 0,085 0,085
F4 0,259 7,314 0,000 1,000 0,259 0,259
F5 -0,073 -2,056 0,041 1,000 -0,073 0,073
F6 0,241 6,801 0,000 1,000 0,241 0,241
F7 0,250 7,057 0,000 1,000 0,250 0,250
F8 0,668 18,867 0,000 1,000 0,668 0,668
Tổng
Biến số phụ thuộc: CL - Chất lượng giáo viên
Dung lượng mẫu quan sát 286
F 65,164
Hệ số R2 0,653
Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,643
Durbin Watson 1,502
(Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát bằng SPSS) Hệ số Durbin Watson (1<d=1,502<3), như vậy mô hình hồi qui không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Kết quả phân tích hồi quy thể hiện ở Bảng 3.22.
Qua kết quả Bảng 3.22 cho thấy R2 hiệu chỉnh của mô hình là 0,643 và Sig. = 0,000 < α = 0,05 vậy có thể kết luận rằng các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được 64,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc (Chất lượng giáo viên THCS) với mức tin cậy 95%.
Qua kết quả tính toán giá trị các hệ số hồi quy trong Bảng 3.22 cho thấy, ngoại trừ biến F1 không có ý nghĩa (Sig. = 0,113), còn lại 7 biến F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8 đều có ý nghĩa thống kê.
Dựa vào kết quả ở Bảng 3.22, phương trình hồi qui đa biến được viết như sau:
CL=-3,295E-16 - 0,064*F2 + 0,085*F3 + 0,259*F4 - 0,073*F5 + 0,241*F6 + 0,25*F7 + 0,668*F8
3.4.2.5. Thảo luận kết quả hồi qui
Để xác định mức độ quan trọng của các biến số độc lập trong mô hình, ta xác định hệ số hồi qui chuẩn hóa. Các hệ số hồi qui chuẩn hóa có thể chuyển đổi dưới dạng phần trăm được thể hiện mức độ quan trọng của các biến trong mô hình (Bảng 3.23).
Cũng qua kết quả ở Bảng 3.23 đã kiểm chứng được mức độ ảnh hưởng của 6 nhân tố đến chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai như sau: Cao nhất là F8 “Đánh giá thành tích” 42,38%; tiếp đến là F4 “Sự ổn định trong công việc, trao quyền”
14,64%; F7 “Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp” 15,79%; F6 “Quan hệ đồng nghiệp”; 15,3%; F3 “Lương, thưởng và phúc lợi” 5,39%; F5 “Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 4,63%.
Bảng 3.23: Mức độ quan trọng của các biến trong mô hình Biến độc lập Giá trị tuyệt đối
của Beta
Mức độ đóng góp (%)
Thứ tự tầm quan trọng của
các biến
F2 0,064 3,90 7
F3 0,085 5,18 5
F4 0,259 15,79 2
F5 0,073 4,45 6
F6 0,241 14,70 4
F7 0,25 15,24 3
F8 0,668 40,73 1
Tổng số 1,64 100
(Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát bằng SPSS) 3.4.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên THCS
3.4.3.1. Ưu điểm
Những năm trước đây việc bố trí GV ở các môn học tỷ lệ không đồng đều theo quy định. Gần đây việc bố trí giáo viên cho các trường THCS đã được ưu tiên, song vẫn còn những bất cập do bố trí quá định mức so với quy định, hoặc phân bổ không hợp ly giữa các bộ môn gây khó khăn trong công tác quản ly, điều hành của các nhà trường. Đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán, giáo viên có trình độ chuyên môn cao ở các trường không đồng đều.
Hầu hết các trường chưa có quy hoạch cụ thể xây dựng đội ngũ GV cho trường mình. Số lượng GV trên chuẩn có tỷ lệ còn thấp so với yêu cầu. Số lượng GV là Đảng viên chiếm tỷ lệ: 40%. Giáo viên nữ chiếm tỷ lệ trên 80%.
Hầu hết giáo viên còn trong trong độ tuổi sinh đẻ nuôi con nhỏ, điều đó cũng có những mặt thuận lợi như xông xáo, nhiệt tình trong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có kiến thức cơ bản, song kinh nghiệm chuyên môn và nghiệp vụ còn hạn chế. Nhiều GV còn lúng túng khi lên lớp, nhất là những
bài giảng có thực hành thí nghiệm. Đội ngũ giáo viên các trường THCS là lực lượng còn rất trẻ. Số giáo viên có tuổi đời cao, sắp nghỉ chế độ Bảo hiểm xã hội chiếm tỷ lệ thấp. Đây là điều kiện rất thuận lợi để tiến hành các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Trảng Bom
3.4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thực tế cơ cấu giáo viên THCS hiện nay không đồng đều giữa các bộ môn, tổng số giáo viên trên lớp thì đủ nhưng có môn thiếu, môn thừa (những môn thừa giáo viên: Toán, Văn, Ngoại ngữ; Những môn thiếu giáo viên: Sinh, Địa, GDCD, Kỹ thuật). Tỷ lệ giáo viên nữ hiện tại chiếm khoảng 80% và trong các năm gần đây có xu hướng tăng, điều này cũng cho thấy giáo viên nam trong các nhà trường chiếm tỷ lệ thấp.
- Về năng lực dạy học, ĐNGV vẫn còn có những bất cập: chưa đồng đều về chất lượng, số giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi còn ít, một số giáo viên chưa chủ động nghiên cứu đổi mới, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, trình độ nắm bắt và ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.
Chưa xây dựng được quy hoạch mang tính chiếu
- Công tác bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS chưa có kế hoạch chiến lược, còn yếu trong khâu biên soạn tài liệu tại chỗ và giám sát công tác tự bồi dưỡng của giáo viên. Năng lực giáo viên chưa đáp ứng những yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học, sử dụng thiết bị dạy học, khả năng phân tích, đánh giá kinh tế, xã hội hiện nay.
- Công tác thanh, kiểm tra chưa có sự cải tiến để thích hợp với yêu cầu mới theo Chuẩn nghề nghiệp như đánh giá giáo viên trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động xã hội. Việc đánh giá hiệu quả giáo dục, đặc biệt là hiệu quả ngoài chưa được triển khai để nâng cao năng lực giáo viên đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Cơ cấu theo ngành học (môn học) Đội ngũ giáo viên dạy ở các ngành học (môn học) đang còn có sự mất cân đối lớn, tình trạng thừa giáo viên ở ngành học, môn học này (Văn, Anh Văn, Toán, Lý..), nhưng lại thiếu hụt giáo viên ở các ngành học, môn học khác (Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ
Thuật, Công Nghệ,..) vẫn còn tồn tại.
- Cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông theo dân tộc, theo giới tính cũng còn nhiều bất cập. Tỷ trọng người dân tộc thiểu số, tỷ trọng nam giới trong đội ngũ giáo viên còn quá thấp (tỷ trọng giáo viên người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 11,09% và tỷ trọng giáo viên nam giới cũng chỉ chiếm 29,66%
đội ngũ giáo viên).
- Cơ cấu theo nhóm tuối: Độ tuổi đội ngũ giáo viên trong toàn huyện tương đối trẻ, nên rất năng động, nhiệt tình và dễ nâng cao trình độ, nhưng kinh nghiệm, kiến thức còn có mặt hạn chế.
- Đối với công tác quản lý của các cán bộ quản lý: Theo đánh giá của cán bộ quản lý các nhà trường, giáo viên khi sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học thường lúng túng, hiệu quả sử dụng trong các giờ dạy chưa cao. Việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, các công việc được phân công khác còn có sự phân hoá trong đội ngũ giáo viên các nhà trường.