Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Trảng Bom THCS tại huyện Trảng Bom
3.5.1. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường THCS huyện Trảng Bom đến năm 2025
Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công
dân. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tùy thuộc vào trình độ phát triển nhân cách tạo thành những bộ phận hợp thành cấu trúc nguồn nhân lực. Do vậy, giáo dục nhân cách phải được thực hiện trong bất cứ quá trình nào của chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Những suy thoái nhân cách bao giờ cũng làm tổn thương đến sự phát triển nguồn nhân lực (một tập đoàn doanh nghiệp có thể phá sản nhiều khi chỉ do một nhóm cán bộ lãnh đạo sa vào tình trạng tham nhũng). “Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại”.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhiều cách tiếp cận và diễn đạt về vấn đề này, vì vậy cách làm, cách đào tạo cũng khác nhau. Từ những vấn đề nêu trên, đòi hỏi ngành giáo dục huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai nói chung, ngành giáo dục - Đào tạo nói riêng phải có những giải pháp tích cực, hữu hiệu trong việc đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên THCS tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao để có thể thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH tiếp cận nền kinh tế tri thức của nhân loại.
(1) Với các đơn vị trường học:
- Kiểm định chất lượng giáo dục - đánh giá chất lượng đào tạo, mỗi nhà trường trong quá trình tiến hành giáo dục, mà chất lượng giáo dục phổ thông chúng ta hướng tới là chất lượng người học đã thay đổi, đã phát triển về năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu mục tiêu của từng cấp học như thế nào?
Hiện nay chúng ta mới thông qua các kỳ thi để đánh giá kết quả học sinh nắm được kiến thức phổ thông đến đâu, còn mục tiêu đánh giá sự phát triển về phẩm chất năng lực lại chưa có cách nào đánh giá được.
- Nhà trường phổ thông phải đạt được mục tiêu từng cấp học là quan trọng thì phải đề cao phương pháp quản lý chất lượng theo chuẩn mực quốc tế là yêu cầu bắt buộc của mỗi nhà trường ở tất cả các vùng miền, tuyệt đối không được nhân nhượng, hạ thấp yêu cầu. Mặt khác giáo dục phổ thông không chỉ đáp ứng yêu cầu chất lượng mà còn phải đáp ứng yêu cầu giáo dục chất lượng cao của người dân. Nhà trường phải chỉ rõ những phẩm chất, năng lực của học sinh được rèn luyện và có sự tiến bộ từng học kỳ như thế nào.
- Bố trí các nguồn nhân lực, tài chính để không ngừng xây dựng, chuẩn hóa nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, tạo những điều kiện then chốt cho giáo viên tiếp cận và áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tiên tiến.
(2) Đối với đội ngũ giáo viên:
- Giáo viên có tâm huyết tài năng và dám chịu trách nhiệm, dám vượt khó sáng tạo mới có thể tạo ra những nhà trường “giáo dục chất lượng cao” có thể hội nhập quốc tế. Một số trường tư thục được đầu tư ở thành phố Biên Hòa,Thị xã Long Khánh đã và đang đáp ứng yêu cầu chất lượng cao này.
- Đội ngũ giáo viên tâm huyết với sự nghiệp giáo dục họ luôn là người
“Tự tin, thân thiện, thẳng thắn, thấu hiểu” với mọi học sinh. Hình thành đội ngũ giáo viên cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học, qua đó thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên. Các phương pháp dạy học tích cực sẽ xây dựng mô hình nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương, thực hiện có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cùng với đó là việc tổ chức chỉ đạo tốt phong trào thi đua, kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích, tổng kết để phổ biến kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
3.5.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Trảng Bom trong thời gian tới
Tạo lập hệ thống động lực cho việc nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THCS. Những giá trị động lực ấy được hình thành từ xã hội và trực tiếp gắn với con người. Đó là tổng hợp những nhu cầu, lợi ích, khát vọng chính đáng của con người. Hệ thống động lực để nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo bao gồm nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là động lực lý tưởng - tình cảm, động lực trí tuệ - tinh thần và động lực kinh tế - vật chất. Như vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cần chú trọng cải thiện và nâng cao hơn nữa các yếu tố sau:
a. Về đánh giá thành tích
Cần quan tâm, chú trọng xây dựng văn hóa trường học thân thiện, học sinh tích cực; tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo; tạo ra sự gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau của các giáo viên nhằm phát triển chuyên môn; có sự ghi nhận, đánh giá công bằng, công khai, dân chủ với thành tích của giáo viên.
b. Về sự ổn định trong công việc, trao quyền
Tạo môi trường làm việc tích cực còn thể hiện qua tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, được trao đổi, bàn bạc công khai các hoạt động của trường học; hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sắp xếp thời gian giảng dạy hợp lí, tạo môi trường cảnh quan sư phạm thân thiện...
c. Về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Không phải do đặc thù nghề nghiệp nên xã hội thường có cái nhìn “khắt khe” hơn đối với mỗi hành vi, ứng xử của người giáo viên cả ở bên trong và bên ngoài nhà trường, mà bởi đạo đức nghề nghiệp luôn là phẩm chất quan trọng hàng đầu đối với “người thầy”. Nó là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình xứng danh với nghề cao quý trong xã hội, với nhiệm vụ cao cả là
“dạy chữ” và “dạy người”.
d. Về quan hệ đồng nghiệp
Trong quan hệ đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên phải chân thành, thân thiện, nhiệt tình, bảo đảm sự đồng thuận, đoàn kết vì sự nghiệp giáo dục và danh dự nhà trường. Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống với đồng nghiệp. Sống hoà đồng, thân thiện, sẵn sàng hợp tác trong công việc; giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống.
Ứng xử văn minh, lịch sự trước đồng nghiệp, bình tĩnh khi trình bày ý kiến, phát ngôn có văn hóa. Không xúc phạm danh dự và thân thể đồng nghiệp.
e. Về lương, thưởng và phúc lợi
Ngoài lương, phụ cấp, cần quan tâm đến phúc lợi cho giáo viên để họ không phải ái ngại mỗi khi các ngày lễ, tết đến. Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giáo viên với công việc cho thấy, chế độ tiền lương và phúc lợi là yếu tố thứ 5 tác động đến chất lượng của giáo viên đối với công việc. Bên cạnh chăm lo đời sống vật chất thì cũng cần chú ý tới đời sống tinh thần cho giáo viên thông qua những hoạt động tham quan, giao lưu để làm giàu thêm vốn sống, tri thức cho các kĩ sư tâm hồn.
f. Về cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
Họ sẽ được tiếp cận nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp ở trường - nơi mà họ sẽ tham gia vào các sinh hoạt chuyên môn mang tính xây dựng và đối thoại chứ không tập trung vào đánh giá, phân loại nhằm giúp họ học hỏi và phát triển nghề nghiệp cá nhân một cách tích cực.
Theo các kết quả điều tra mới nhất, một tỷ lệ khá lớn đội ngũ giáo viên đang không đủ sức đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục hiện hành.
Sắp tới đây, chất lượng giáo viên mới vào nghề còn thấp hơn nữa vì phần lớn học sinh/sinh viên đang học tại các trường sư phạm và cơ sở đào tạo giáo viên của các trường đa ngành (sau đây gọi chung là trường sư phạm) vốn chỉ là những học sinh phổ thông trung bình, mà nội dung và phương pháp đào tạo thì quá lạc hậu, còn công tác bồi dưỡng được tổ chức hằng năm cho giáo viên phổ thông lại mang nặng tính hình thức, kém hiệu quả. Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên tồn tại dai dẳng hàng chục năm qua không giải quyết được cũng khiến công tác đào tạo và sử dụng giáo viên gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là thầy, cô giáo ở các trường phổ thông công lập gần như không còn động lực hoạt động nghề nghiệp vì thu nhập từ lương và phụ cấp Nhà nước trả không đủ bảo đảm cho họ có một cuộc sống tươm tất. Để tự cứu, nhiều giáo viên
trường công ở các đô thị phải dạy thêm dẫn đến việc dạy thêm tràn lan. Trong khi đó, tình trạng xuống cấp về đạo đức và văn hóa trong xã hội gây nhiều tác động tiêu cực đến trường học mà ngay cả giáo viên cũng bị lây nhiễm.
Do vậy, vị thế xã hội của nghề thầy và người thầy bị hạ thấp trong thang giá trị xã hội. Trong cuộc điều tra gần đây, 40-60% giáo viên phổ thông đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến nếu được chọn lại nghề sẽ không làm nghề dạy học.
Còn học sinh khá, giỏi không thi vào trường sư phạm.
Bảng 3.24: Thống kê số lượng học sinh lớp 12 Trường THPT chọn trường sư phạm (năm học 2017-2018)
Trường
Số HS tham gia
khảo sát
Số HS chọn nghề GV
Số HS chọn nghề
khác
Tỉ lệ % chọn của
HS
THPT Ngô Sĩ Liên 120 26 94 27,65
THPT Thống Nhất A 320 87 233 26,7
THPT Trần Đại Nghĩa 140 32 108 29,62
THPT Trần Quốc Tuấn 50 21 29 72,41
THPT Trịnh Hoài Đức 50 13 37 35,13
(Nguồn: Thống kê số liệu khảo sát của tác giả) Qua khảo sát, điều tra và nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giáo viên (Số lượng, cơ cấu, chất lượng; Năng lực sư phạm; Thái độ nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức,...) và thực trạng công tác nâng cao chất lượng ĐNGV của Huyện Trảng Bom trong thời gian vừa qua, những việc đã làm được và những việc chưa làm được, dùng phiếu hỏi để khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên đồng thời phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Trảng Bom và tôi xin phép được nêu lên một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở của Huyện Trảng Bom theo luận giải của cá nhân như sau:
3.5.2.1. Giải pháp về đổi mới công tác đánh giá thành tích, đãi ngộ đội ngũ giáo viên THCS
Nguồn lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là vốn quý nhất, là động lực, là nhân tố đảm bảo cho lợi thế giáo dục nước ta phát triển và cạnh tranh được với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Nhà giáo giỏi là chìa khóa, là nhân tố trung tâm cho sự nghiệp giáo dục phát triển.
Suy đến cùng, chất lượng nền giáo dục nước ta cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ thầy, cô giáo. Do vậy, phải đặt trọng tâm vào tạo bước chuyển biến chất lượng đội ngũ nhà giáo. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo trong toàn ngành là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài bởi vì sự nghiệp giáo dục nước ta luôn phát triển đặt ra yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về trình độ, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của nhà giáo.
Trách nhiệm của nhà giáo không chỉ là trách nhiệm với hiện trạng giáo dục nước ta hôm nay mà còn là trách nhiệm với quá khứ và tương lai. Ngành Giáo dục phải là nơi thu hút được những người giỏi nhất, thông minh nhất và yêu nghề nhất để thực sự là đòn bẩy để nâng con người lên vị trí hàng đầu tạo bước chuyển mình trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển ngày càng giàu mạnh sánh vai với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, phải được xã hội tôn vinh, vì thế giáo viên có đủ đức, đủ tài. Muốn nâng cao chất lượng dạy và học trước hết phải nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Sư phạm (trong khi nước ta vẫn cứ theo đuổi việc thay sách, vẫn đổi mới SGK ở trường và thay đổi chương trình dạy học liên tục hằng năm làm xáo trộn giáo viên, học sinh và cả gia đình cũng như toàn xã hội phải gánh chịu). Tạo vị thế cho họ khẳng định trách nhiệm của họ là phụ trách tập thể hành chính. Tạo tính chủ động để họ kết hợp mọi yếu tố nhằm tổ chức xây dựng tập thể, nhóm mà họ phụ trách thành một tập thể mạnh trong toàn hội đồng giáo dục. Trên cơ sở đó đưa ra
các khuyến nghị cho giáo viên được đánh giá và các cấp quản lý giáo dục nhằm không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp đồng thời khắc phục những yếu kém và động viên các mặt mạnh mà giáo viên đã làm được.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, xem giáo viên thực hiện như thế nào để từ đó có biện pháp giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà giáo viên đang mắc phải để thấy được việc thực hiện chương trình có đầy đủ, kịp thời, có bị cắt xén chương trình không. Qua đó giúp đội ngũ giáo viên trong các trường THCS thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hơn.
3.5.2.2. Giải pháp về nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thông qua việc bố trí sử dụng, điều động, luân chuyển nhân lực
Một bác sỹ sai sót có thể gây ra cái chết cho một người, nhưng một giáo viên tồi có thể tạo ra cái “chết” cho cả hàng chục, thậm chí hàng trăm học sinh, sinh viên. Cái “chết” về mặt nhận thức trong một số trường hợp còn nguy hiểm hơn cả cái chết về mặt sinh học. Mặc dù gần đây một số địa phương đã đổi mới cách tuyển chọn cán bộ. Nhưng các kỳ thi công chức chưa hẳn đã thực sự khách quan. Đã đến lúc chúng ta cần siết chặt việc thi tuyển công chức, có cơ chế thi tuyển minh bạch hơn. Thanh tra ngành GD đi sâu vào đánh giá chất lượng giờ giảng của từng ứng viên thay vì thông qua các bài viết kiểm tra kiến thức chung chung. Kẽ hở trong thi tuyển công chức sẽ tạo ra cơ hội để những thầy, cô giáo không đủ năng lực lại làm nhiệm vụ
“trồng người”. Xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực giáo dục, dạy học, hoạt động chính trị, xã hội và phát triển nghề nghiệp. Gắn việc nâng cao chất lượng ĐNGV THCS với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV. Thông qua hoạt động lãnh đạo và quản lý nhà trường, góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ GV.