Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 36 - 39)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.2. Cơ sở thực tiễn về giảm nghèo bền vững

1.2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan

Các tổ chức, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn thuộc các cơ quan, đơn vị ở nhiều cấp, ngành và địa phương khác nhau đã có nhiều nghiên cứu về xoá đói, giảm nghèo ở các góc độ khác nhau.

Trên thế giới có một số hội nghị bàn về vấn đề đói nghèo nhƣ:

- Hội nghị về chống đói nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do tổ chức ESCAP (Uỷ ban kinh tế - xã hội Châu Á - Thái Bình Dương) tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan, tháng 9 năm 1993, đã đƣa ra khái niệm chung về đói nghèo, thực trạng của đói nghèo và những giải pháp chống đói nghèo trong khu vực.

- Hội nghị về phát triển xã hội do Liên Hợp Quốc chủ trì, tại Côpenhaghen - Đan Mạch, tháng 3 năm 1995, gồm các nguyên thủ quốc gia, đã tập trung thảo luận vấn đề giảm đói nghèo, hoà hợp xã hội và nêu lên trách nhiệm của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa những nước giàu và nước nghèo.

Trong nước đã có một số hội nghị, công trình nghiên cứu và bài viết đƣợc công bố:

- Trần Tiến Khai & Nguyễn Ngọc Danh (2012), với “Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Mã số: CS-2012-02 đã khẳng định: Tình trạng nghèo không chỉ được đo lường bằng chi tiêu hay thu nhập, mà còn bằng các chỉ báo về mức sống chỉ ra phúc lợi kinh tế - xã hội mà hộ gia đình có đƣợc. Nghiên cứu đã nhằm đến việc khám phá các quan hệ qua lại

giữa tình trạng nghèo về tiền và các đặc trƣng kinh tế - xã hội khác của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam dựa trên cách tiếp cận sinh kế và tìm kiếm các chỉ báo kinh tế - xã hội phù hợp cho đo lường nghèo đa chiều. Kết quả nghiên cứu xác nhận rằng có tối thiểu 10 chiều đo lường cho tình trạng nghèo đa chiều và đại diện cho bốn nhóm tài sản sinh kế. Một số biến định lƣợng và phân loại được trích ra và sử dụng như là các chỉ báo phù hợp cho đo lường nghèo đa chiều. Phân loại hộ dựa trên tình trạng nghèo đa chiều tỏ ra có hiệu quả thống kê tốt hơn khi tính đồng nhất trong từng nhóm đƣợc cải thiện rõ ràng so với phân loại hộ dựa trên chi tiêu bình quân đầu người.

Nguyễn Đức Nhật và nhóm chuyên gia (2013) đã có công trình “Nghiên cứu mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tế ở Việt Nam“, Báo cáo trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững (2011-2020) và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững (2012-2015)”, do Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội, Tổ chức UNDP, Tổ chức Iris Aid đã tài trợ. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định:

tình trạng đói nghèo ở mỗi vùng miền có đặc tính khác nhau và cần các phương pháp tiếp cận khác nhau; trong thực thi cần chú trọng tính tự chủ của địa phương, sự tham gia của người dân và lựa chọn đối tác triển khai phù hợp. Quá trình phân tích chỉ ra rằng, mô hình của các tổ chức quốc tế thành công hơn bởi họ tuân thủ các nguyên tắc của lý thuyết kinh tế, xây dựng động lực tham gia của các bên và trao quyền tự quyết cho người dân. Các mô hình quốc tế cũng triển khai theo hướng nhỏ, chậm chắc và chú trọng về nâng cao năng lực so với các chương trình đại trà nhanh và thiếu kiểm tra đánh giá của nhà nước.

- Phạm Ngọc Dũng (2015), Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về nghèo, giảm nghèo bền bững, cơ sở thực tiễn của một số vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.

Luận văn đã khái quát về thực trạng nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đi sâu

phân tích các chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Lê Xuân Hợp (2016), Nghiên cứu giải pháp giảm nghèo bền vững ở huyện Si Ma Lai, tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội. Hệ thống hoá đƣợc những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói, đánh giá đƣợc thực trạng nghèo đói của huyện Si Ma Lai, tỉnh Lào Cai. Tác giả chỉ ra đƣợc những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của hộ nông dân của huyện Si Ma Lai và đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Si Ma Lai, tỉnh Lào Cai.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở các địa bàn, phạm vi và dưới nhiều giác độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Nhƣng chƣa có công trình nào đề cập đến vấn đề giảm nghèo bền vững đối với huyện Quản Bạ - một địa bàn đặc trƣng của vùng cao núi đá, biên giới, nhiều dân tộc thiểu số, điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiếu những điều kiện thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống…

Vì vậy, việc tiếp tục hướng nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo bền vững huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)